Libra - Chiến lược kiểm soát thế giới của Facebook - Bài 3: Lý lẽ cuối cùng của những vị vua

Nhàđầutư
Libra với những đối tác và tập đoàn mạnh mẽ ủng hộ cùng với tài sản thật đảm bảo cho đồng tiền này, có thể nó sẽ trở thành đồng tiền mã hóa đầu tiên rất quan trọng và không thể coi thường với tất cả các chính phủ trên thế giới.
TIỆP NGUYỄN
27, Tháng 06, 2019 | 06:45

Nhàđầutư
Libra với những đối tác và tập đoàn mạnh mẽ ủng hộ cùng với tài sản thật đảm bảo cho đồng tiền này, có thể nó sẽ trở thành đồng tiền mã hóa đầu tiên rất quan trọng và không thể coi thường với tất cả các chính phủ trên thế giới.

Phá vỡ hệ thống ngân hàng

Liệu Facebook và Hiệp hội Libra với tất cả sự táo bạo của mình có thể thật sự kéo sập hệ thống ngân hàng? Có thể, nhưng sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn.

Một là ngành công nghiệp ngân hàng sẽ không thể tự kiềm chế với sự táo bạo của Facebook và Hiệp hội Libra. Kế hoạch tiền mã hóa ngang với sự tuyên chuyến. Họ sẽ tranh luận rằng, trong một vài khía cạnh, Hiệp hội Libra (và ý định mở rộng sang lĩnh vực các sản phẩm tài chính) là một đối thủ trực tiếp với các dòng sản phẩm truyền thống của mình, đặc biệt là phương thức thanh toán.

Liệu Hiệp hội Libra có nên bị đưa vào dưới những quy định ngân hàng đã hiện hữu? Liệu họ cũng cần phải tuân theo quy định của ngân hàng trung ương, các đạo luật công ty ngân hàng, các quy tắc thuế, bảo hiểm tiền gửi? Liệu Hiệp hội Libra có phải chịu trách nhiệm trước FINRA, CFTC, FDIC, Văn phòng kiểm tra tiền tệ Anh quốc, Cơ quan giám sát các thị trường tài chính của Pháp, Cơ quan giám sát tài chính liên bang của Đức...?

Thêm một điểm nữa là liệu ngành công nghiệp ngân hàng đã bao giờ thua (cả về kinh doanh hay chính trị) một cuộc chiến sống còn như vậy chưa?

10-banking-union

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB.

Và còn có rất nhiều vấn đề thực tế hơn cần suy xét. Như, liệu Facebook có năng lực để nhận biết gần 2,8 tỷ người dùng của họ và đưa vào hệ sinh thái Libra trong khi vẫn đáp ứng được những đòi hỏi quy định "Phải biết về khách hàng của bạn" - thường được các cơ quan tài chính trông mong với mục đích tránh rửa tiền và chống khủng bố?

Liệu Hiệp hội Libra có thành thực đảm bảo khả năng đồng tiền của mình sẽ đứng vững mà không phải công khai đưa ra một chính sách tiền tệ riêng biệt nhằm đảm bảo giá trị ổn định tương đối với sản phẩm và dịch vụ liên quan?

Những vấn đề về thuế mà Hiệp hội Libra và những người dùng tiền Libra phải đối mặt khi sử dụng đồng tiền mã hóa này? Liệu một khối lượng blockchain như vậy có tuân theo rất nhiều điều kiện tất yếu cần thiết như Quyền được Xóa (quyền xóa dữ liệu cá nhân) trong Điều 17 thuộc Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh Châu Âu mà bất kỳ công dân Châu Âu nào cũng có thể yêu cầu thực thi? Những câu hỏi loại này sẽ tồn tại mãi mãi và Hiệp hội Libra sẽ phải trả lời tất cả chúng.

Thách thức lớn nhất và rõ ràng nhất với Libra là thực tế việc tạo ra đồng tiền này là sự đối đầu trực tiếp với các quốc gia, thường độc quyền trong việc tạo ra, đúc và quản lý đồng tiền trong đất nước mình. Thực tế, trong quyển sách Suy ngẫm về tiền tệ không quốc gia [tên gốc: The Denationalisation of Money: The Argument Refined] do Fridrich Hayek viết năm 1976 đã chỉ rõ điểm này. Trong đó:

Vào lúc bắt đầu của kỷ nguyên hiện đại, Jean Bodin đã phát triển khái niệm về chủ quyền, ông coi quyền đúc tiền là một trong những khía cạnh quan trọng và cốt yếu nhất của nó. Biểu trưng của vương quyền (đặc quyền của hoàng gia trong tiếng Latin) trong đó có quyền đúc tiền, khai mỏ và các bổn phận với pháp luật là quan trọng nhất.

Đây là những nguồn thu chủ yếu của các công tước trong thời kỳ Trung cổ và được coi là độc nhất từ quan điểm trên. Điều hiển nhiên là khi tiền tệ mở rộng, các chính phủ mọi nơi sẽ nhanh chóng phát hiện ra đặc quyền về việc đưa ra tiền tệ sẽ là phương tiện quyền lực quan trọng nhất cũng như một nguồn thu hấp dẫn.

Từ đầu, đặc quyền này đã không được tuyên bố hay công nhận công khai rằng nó dành cho cộng đồng, nhưng đơn giản đó là một yếu tố có yếu cho quyền lực của chính phủ.

Khả năng sản xuất tiền là một trong những yếu tố mà các nhà nước quyết liệt bảo vệ. Ngoài việc là một phương tiện chính về quyền lực, nó còn sinh lợi rất lớn. Ví dụ, Mỹ đã kiếm lời bao nhiêu từ khoản chênh giữa việc sản xuất tiền với giá trị thực tế. Hiện nay, chính phủ Mỹ mất khoảng 11,5 cent để sản xuất tờ 20 USD và 14,2 cent để sản xuất 100 USD. Với lượng 1,7 nghìn tỷ USD đang lưu thông và lạm phát tăng hàng năm ở con số 2%, thì chính phủ Mỹ đang kiếm hàng tỷ USD mỗi năm chỉ dựa trên việc in tiền.

11-100USD

Để in một tờ tiền mệnh giá 100 USD chỉ mất 14,2 cent.

Cũng đã từng có những nỗ lực phát hành tiền tư nhân trong quá khứ. Nhưng qua thời gian, nó đã thất bại bởi những động cơ thực thi việc gian lận, và mở đường cho đồng tiền pháp định. Như trong ví dụ mà Augustin Carstens, Tổng giám đốc của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS đưa ra:

Từ 1837 tới 1863, thời điểm được gọi là Thời Tự do Ngân hàng tại Mỹ, rất nhiều ngân hàng đã xuất hiện và phát hành tiền mà không có bất kỳ sự giám thị dưới bất cứ hình thức nào của chính phủ liên bang.

Những đồng tiền ngân hàng tự do này không hoạt động tốt như một phương tiện trao đổi (mang tính tiền tệ). Với việc có rất nhiều ngân hàng với các đồng tiền được phát hành có uy tín khác nhau, chúng được bán với giá khác nhau ở các địa điểm khác nhau, làm cho giao dịch trở nên rất phức tạp.

Hầu hết không bị giám sát, các ngân hàng đã không hạn chế việc phát hành tiền giấy và không đảm bảo nó bằng kim loại (vàng hoặc bạc), vì thế đã làm mất đi giá trị của đồng tiền. Kỷ nguyên "ngân hàng mạo hiểm" kết thúc và tạo ra một thời kỳ bất ổn định cho ngân hàng trong lịch sử nước Mỹ, với tình trạng khủng hoảng ngân hàng và đổ vỡ lớn trong các hoạt động kinh tế. Sau đó, đã diễn ra việc thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang FED năm 1913.

Dù đã có những thành công vang dội chung của những ngân hàng trung ương đầu thế kỷ 20, vẫn có những người tiếp tục lên tiếng bảo vệ đồng tiền tư nhân. Như đã kể trên, Hayek tranh luận rằng các nhà kinh doanh có quyền ban hành kiểu tiền riêng của họ. Hayek cho biết giải pháp lý tưởng là một đồng tiền dựa trên một "rổ hàng hóa".

Tuy nhiên, những lý lẽ trên chưa bao giờ được coi trọng và ý kiến rằng những đồng tiền tư nhân nên góp mặt trên thế giới một lần nữa lại bị quên lãng cho tới khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin.

13-Bruno-Le-Maire-stock

FED ra đời năm 1913, chấm dứt cơn ác mộng ngân hàng của Mỹ.

Sự xuất hiện công nghệ blockchain tạo ra hiệu ứng giống như việc phát minh ra máy in vào thế kỷ 15 tại Châu Âu. Máy in đã cướp đi quyền bất khả xâm phạm của giới tăng lữ khi độc quyền kiểm soát thông qua phạm vi ảnh hưởng về tôn giáo và đời sống công cộng. Thời kỳ đó, các nhà thờ Thiên Chúa nắm chặt quyền kiểm soát tôn giáo và xã hội.

Các lễ kỷ niệm được thực hiện bằng tiếng Latin, Kinh Thánh bằng tiếng Latin, các thầy tu và những nhà sao chép Kinh Thánh sẽ không dám cả gan đưa ra một phiên bản bằng tiếng mẹ đẻ. Ngay cả khi có một ai dám làm vậy, họ chỉ sản xuất được một vài bản sao chép trước khi bị phát hiện, rút phép thông công, bắt giữ và có thể bị kết án và hỏa thiêu như phù thủy.

Nhưng với máy in, việc sản xuất hàng loạt Kinh Thánh theo tiếng địa phương là khả thi. Gần một thế kỷ sau, Nhà Thờ bị phân chia bởi những người theo Công Giáo và những người theo Tin Lành, sau đó lại chia ra thành rất nhiều giáo phái khác nhau.

Công nghệ blockchain có thể đạt được một hiệu ứng tương tự: nó cung cấp cho bất cứ ai có năng lực trong khoa học máy tính các phương tiện để tạo ra một đồng tiền được lập trình riêng cho họ từ tiện nghi trong chính ngôi nhà mình.

Tất nhiên, không phải ai cũng có thể làm tốt điều đó. Các đồng tiền mã hóa đã thất bại trong việc trở thành một phương tiện trao đổi (như tiền tệ phổ thông) với rất nhiều lý do, trong đó dễ biến động về giá là yếu tố lớn nhất.

Libra với tập đoàn mạnh mẽ ủng hộ cùng với tài sản đảm bảo cho đồng tiền này, có thể là đồng tiền mã hóa đầu tiên rất quan trọng và không thể coi thường. Giống như những giáo sĩ Công giáo, các ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính các nước cần đưa ra thông báo - triều đại của họ đang chính thức bị vây hãm.

Lý lẽ cuối cùng của những vị vua

Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Câu trả lời ngắn gọn là Facebook và các đối tác của mình hiện đang phải đối mặt với một cơn bão về luật, quy định và quy chế chưa từng thấy. Thay vì tháo dây cho con bò chạy ra đồng cỏ, có vẻ họ đã làm con gấu tỉnh dậy.

Từ bờ bên kia Đại Tây Dương thuộc Châu Âu, chỉ vài giờ sau khi Facebook công bố về Libra, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã tuyên bố mạnh mẽ trong một cuộc phỏng vấn với đài Europe1 rằng "Không có cách nào (Libra) trở thành một đồng tiền có chủ quyền. Điều đó không thể và không được phép xảy ra".

Ngài bộ trưởng tuyến bố một cách dứt khoát hơn rằng khả năng phát hành tiền là một "đặc tính chủ quyền tối cao của các đất nước" và nó phải "nằm trong tay của các đất nước chứ không phải các công ty tư nhân đảm bảo cho những lợi ích tư nhân".

13-Bruno-Le-Maire-stock

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã mạnh mẽ phê phán Libra.

Ông Le Maire sau đó nói thêm rằng ông đã yêu cầu thống đốc các ngân hàng trung ương G7 đưa ra một bản báo cáo về Libra vào giữa tháng 7 (khi các bộ trưởng tài chính của các nước G7 gặp gỡ), với việc nhấn mạnh những rủi ro có thể xảy ra, như tài trợ cho khủng bố hay các hình thức hoạt động trái pháp luật khác.

Thống đốc Ngân hàng Anh quốc Mark Carney thì có cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn, ông nói rằng ông không có thành kiến với Libra, và đồng tình với việc khiến cho việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn, rẻ hơn.

Nhưng, ông cũng làm rõ rằng Libra sẽ "không có cửa" để được đưa ra và nói rằng nếu Libra thành công trong việc lôi cuốn mọi người ủng hộ "nó sẽ lập tức trở thành một hệ thống là mục tiêu của những tiêu chuẩn quy định khắt khe nhất".

Tại Mỹ, Patrick McHenry đảng viên Cộng hòa thuộc Ủy ban Tài chính Hạ viện đã đòi hỏi phải thực hiện một phiên điều trần về Libra trong lá thư gửi tới chủ tịch Ủy ban này là bà Maxine Waters. Về phần mình, bà Waters đã kêu gọi Facebook dừng phát triển Libra.

Trong khi viện dẫn tới những chính sách dữ liệu của Facebook, bà nói rằng sự công bố về Libra cho thấy "Facebook tiếp tục mở rộng và bành trướng việc tiếp cận cuộc sống của những người dùng mà không bị kìm hãm".

Trong khi đó, ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown một thành viên cao cấp trong Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tuyên bố "Facebook đã quá lớn và quá quyền lực, và đã sử dụng quyền lực để khai thác dữ liệu của người sử dụng mà không bảo vệ quyền riêng tư của họ. Chúng ta không thể cho phép Facebook đưa ra một đồng tiền mã hóa rủi ro mới ngoài một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ mà không bị giám thị".

Ủy ban Ngân hàng Thượng viện đã lên lịch cho một phiên điều trần về vấn đề này vào ngày 16/7, nhưng chưa gọi ra một nhân chứng cụ thể. Cùng lúc, Chủ tịch FED Jerome Powell tiết lộ rằng Facebook "đã đi một vòng rộng quanh thế giới với các nhà quản lý, giám sát và rất nhiều nhân vật khác nhau để bàn thảo về kế hoạch của họ, và dĩ nhiên bao gồm cả chúng ta".

14-ThuongvienMy

Thượng viện Mỹ đã lên lịch cho một phiên điều trần về vấn đề Libra vào ngày 16/7 tới.

Nhìn chung, ông cũng lặp lại quan điểm của thống đốc ngân hàng Mark Carney rằng "chúng ta sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cao về sự an toàn, tính chính đáng và lập trường về luật nếu họ quyết định tiến xa hơn với điều gì đó".

Các chính phủ không thuộc phương Tây cũng có những phản ứng tương tự, nếu không hoàn toàn phủ nhận cơ hội cho Libra. Năm ngoái, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) đã quyết định "các thực thể được quy định bởi RBI sẽ không thỏa thuận hay cung cấp dịch vụ cho bất cứ một cá nhân hay thực thể kinh doanh nào thanh toán hay giao dịch (bằng tiền mã hóa).

Chứng kiến điều đó, Facebook đã không yêu cầu RBI đưa ra bất cứ một biện pháp miễn trừ nào, và khả năng cao Libra sẽ không xuất hiện tại Ấn Độ. Về phần mình, Trung Quốc và Nga cũng sẽ không chào đón một đồng tiền mã hóa mới được tạo ra bởi người khổng lồ công nghệ của Mỹ. Facebook cũng bị cấm ở mọi cấp độ tại Trung Quốc.

Rất khó để nói điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Có thể áp lực về quy định và pháp lý sẽ khiến Facebook phải hủy bỏ dự án. Cũng có thể, công ty này sẽ lựa chọn neo đồng Libra với giá trị của đồng USD, điều về cơ bản sẽ là một sự mở rộng của đồng USD (nhưng để thực hiện điều này cũng sẽ phải đối mặt với hàng nghìn thách thức, bao gồm cả những cuộc tấn công của ngành công nghiệp ngân hàng).

15-Private

Facebook chắc chắn sẽ gặp những rào cản khổng lồ của các quốc gia khi tung ra Libra khi họ tin rằng tương lai là của các cá nhân.

Ngay cả khi Facebook quyết định làm điều thiếu suy nghĩ như tung ra Libra mà không để tâm đến những mối quan ngại, họ vẫn phải đối mặt với điều mà Louis XIV của nước Pháp gọi là Lý lẽ cuối cùng của những vị vua - sử dụng vũ lực.

Ngay cả khi người dân không còn tin tưởng vào chính phủ và nền chính trị, điều làm cơ sở cho những đồng tiền pháp định là niềm tin rằng chỉ có các đất nước mới có tính hợp pháp để vận dụng vũ lực như một phương thức nhằm củng cố pháp luật và chỉnh đốn trật tự trong một xã hội.

Ít nhất, Facebook đã thành công trong việc thúc ép phải có một cuộc đối thoại giữa những quy định trong lĩnh vực công nghệ, ngành công nghiệp thanh toán, những đồng tiền mã hóa và quan trọng nhất là tính độc quyền mà các chính phủ vẫn được hưởng trong việc tạo ra tiền và phân phối chúng - cho tới nay.

Chiếc hộp Pandora đã được mở ra, và khả năng cao các tập đoàn lớn hay các thực thể phi tập đoàn có thể mượn phương pháp của Facebook và nghĩ tới khả năng phát hành những loại tiền mã hóa ít định chế hơn cho riêng họ. Dù tốt hay xấu, kỷ nguyên mới về tiền tệ trên thế giới đã bắt đầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ