Làn sóng Fintech, nhân viên ngân hàng sẽ lo mất việc?

Nhàđầutư
Fintech đang trở thành làn sóng, xu thế chung của thế giới mà buộc các nước đang phát triển như Việt Nam phải thích ứng, lựa chọn hoặc đối đầu hoặc hợp tác, đưa ra phương án phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
NGUYỄN THOAN
10, Tháng 11, 2017 | 11:01

Nhàđầutư
Fintech đang trở thành làn sóng, xu thế chung của thế giới mà buộc các nước đang phát triển như Việt Nam phải thích ứng, lựa chọn hoặc đối đầu hoặc hợp tác, đưa ra phương án phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

fintech-nh

 Làn sóng Fintech, nhân viên ngân hàng sẽ lo mất việc?

Fintech đang tạo ra những thay đổi chóng mặt trên thị trường tài chính toàn cầu. Tại Mỹ, với đòn bảy Fintech, khối lượng vay trực tuyến sẽ chạm mốc 120 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, so với 20 tỷ USD năm 2015.

Theo Bloomberg, tại châu Âu, theo sau Fintech, 8 ngân hàng hàng đầu đã sa thải khoảng 100.000 nhân viên vào đầu năm 2016; Các ngân hàng như Barclays, Credit Suisse, Deatche Bank và Standard Chartered đã mất khoảng 420 tỷ USD giá trị thị trường bởi sự lên ngôi của Fintech.

Các công ty Fintech tối đa lợi thế công nghệ, cung cấp dịch vụ tài chính thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn rõ ràng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống: về mô hình kinh doanh, mô hình quản trị; về thị phần/ doanh thu và khách hàng; về kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ mới.

Vậy, trước làn sóng Fintech các ngân hàng có nên lo ngại sẽ mất phần chiếc bánh, các nhân viên ngân hàng sẽ lo mất việc?

Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Fintech đang là một chủ đề gây tranh cãi ở cả Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy Fintech là một xu thế chung, ngân hàng Việt Nam muốn tồn tại trước làn sóng công nghệ, không còn cách nào hơn là nên hợp tác chứ không phải đối đầu.

Tại buổi hội thảo Ngân hàng và Fintech - Cơ hội và thách thức, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay có 70 công ty Fintech hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn người sử dụng. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội yêu cầu các ngân hàng buộc phải cải tiến, thay đổi nghiệp vụ truyền thống, từ thanh toán, tới xác nhận, mở tài khoản cho vay, tới huy động vốn.

Việc phổ biến Fintech, đảm bảo phát triển hài hoà giữa ngân hàng và Fintech đang là vấn đề lớn đặt ra và được NHNN lưu ý. Cụ thể, NHNN sắp tới sẽ bổ sung những quy định, hoàn thiện hành lang pháp lý để đưa hoạt động Fintech vào trong quản lý. Trước hết, có thể là đưa ra  những quy định pháp lý thử nghiệm để áp dụng.

Cũng theo Phó Thống đốc, hiện các công ty Fintech thường là những công ty mới, ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, còn những hạn chế trong việc hiểu biết các quy định của pháp luật, trong khi đó các ngân hàng truyền thống lại nhiều kinh nghiệm, có hạ tầng công nghệ thông tin dược đầu tư lớn nên việc kết hợp giữa 2 mô hình này sẽ rất có lợi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Phó Thống đốc khuyến nghị các ngân hàng trong thời gian tới nên nhìn lại kế hoạch kinh doanh của mình để có những cải tiến trong quy trình dịch vụ, áp dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và không nên coi Fintech như một đối thủ cạnh tranh. "Hợp tác tài chính ngân hàng với Fintech là xu thế chung của thế giới, giúp phổ cập tài chính sâu rộng hơn. Các công ty Fintech nên hướng tới những vùng sâu, vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng chưa kịp phủ sóng, giúp tạo sức mạnh cổng hưởng, tăng trưởng năng động cho thị trường", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia tại buổi hội thảo cùng chung quan điểm cho rằng, Fintech không chỉ tạo ra thách thức, khó khăn cho ngân hàng, mà nó còn mang lại những cơ hội mới để ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, loại hình dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, toàn diện hơn. Đây có lẽ là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam thay đổi và hội nhập, tạo một mối quan hệ "win-win" giữa công ty khởi nghiệp Fintech, ngân hàng và khách hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ