Làm sao để tránh chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung?
Hiện tại, Trung Quốc sử dụng các công cụ để giữ cho đồng nhân dân tệ khỏi rơi giá nhanh hơn so với vài tuần trước. Đồng nhân dân tệ có thể giảm giá tiếp 3 đến 5 cent (USD) nếu Trung Quốc không quản lý giá trị của nó.
Chính quyền Tổng thống Mỹ các đời trước đã đưa ra quyết định chính trị rằng không quy cho Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ. Bởi những pháp chế liên quan không quy định cụ thể bất cứ hình phạt thực tế nào với việc thao túng tiền tệ, các quan chức hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama nói rằng việc chỉ định thao túng này chung quy chỉ là vấn đề gọi tên mà không có hậu quả thực chất này.
(Xem lại bài: Trung Quốc liệu có thực sự phá giá đồng nhân dân tệ, thao túng tiền tệ?)
Họ cũng lo ngại, sự quy chụp này sẽ chỉ dẫn tới việc Nghị viện nắm lấy vấn đề về tay mình và áp thuế vào Trung Quốc, hủy hoại những gì chính quyền tin tưởng là Mỹ có lợi ích rộng lớn hơn khi gắn kết Bắc Kinh vào nền kinh tế thế giới.
Quyết định của chính quyền Tổng thống Trump quy cho Trung Quốc là thao túng tiền tệ cũng là một quyết định chính trị tương đương: ông Trump không muốn đồng nhân dân tệ trượt giá so với đồng USD, điều mà ông lo ngại sẽ gây hại tới các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.
Sai mục tiêu, sử dụng các vũ khí vô dụng
Có những lý do chính đáng để Mỹ phải quan ngại về sự thao túng tiền tệ: những kẻ thao túng tiền tệ sẽ gây khó khăn hơn cho các đối tác kinh tế của họ để phát triển nền kinh tế của mình, đặc biệt dưới hoàn cảnh kinh tế hiện tại, khi mức cầu yếu, quá nhiều khoản gửi tiết kiệm và lãi suất tiền gửi thấp.

Mỹ chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về thao túng tiền tệ, cũng như những biện pháp trừng phạt đối với nước vi phạm.
Nhưng một chính sách hệ trọng cần dựa trên nền tảng là một quá trình được xác định rõ, đưa ra được tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá những hành động của một nước trên thị trường ngoại hối. Mục đích là để ngăn chặn các nước thao túng tiền tệ và chỉ chỉ rõ họ nếu họ phớt lờ những cảnh báo rõ ràng. Điều này khác biệt hoàn toàn so với việc quy chụp Trung Quốc là thao túng tiền tệ một cách thất bại.
Việc xác định một tiêu chuẩn tốt hơn để đánh giá ai là kẻ thao túng tiền tệ cần có điểm bắt đầu từ một bộ phận khác của Đạo luật Thương mại liên ngành và Cạnh tranh năm 1988 hơn là tiêu chuẩn về sự "lợi thế không công bằng" mà chính quyền Trump đang nắm lấy: một bộ phận nhấn mạnh các hành động gây "cản trở tính hiệu quả của cán cân điều chỉnh thanh toán", mà các chính sách được thiết kế để duy trì thặng dư thương mại lớn.
Tiêu chuẩn này cũng không chỉ xem xét tới cán cân thương mại song phương của một đất nước với nước Mỹ như trong Đạo luật Thuận lợi và Thực thi Thương mại năm 2015, mà cần phải tính tới cán cân tổng thể về thương mại của đất nước này cùng với những hành động trực tiếp của nước này trên thị trường ngoại hối.
Trong thế giới của chuỗi giá trị toàn cầu, việc dựa vào cán cân thương mại của một đất nước đối với Mỹ không phải là chỉ dẫn tốt để xem liệu đất nước đó có đang thao túng tiền tệ của mình hay không. Hiện tại, Singapore hay Đài Loan có một lịch sử lâu dài việc áp dụng những chính sách tiền tệ không công bằng.
Nhưng bởi họ xuất khẩu các bộ phận điện tử cao cấp sang các nước khác như Trung Quốc cho khâu lắp ráp cuối cùng, thay vì bán trực tiếp cho Mỹ, những tiêu chuẩn xác định yếu kém hiện nay khiến họ tránh được rủi ro. Vì thế, Washington cũng cần nghiêm khắc hơn trong việc đánh giá hành động của các nước khác trên thị trường ngoại hối.
Hiện tại, Mỹ vẫn chỉ có cái nhìn hạn hẹp vào những hoạt động của ngân hàng trung ương trong một đất nước. Họ cần mở rộng sử đánh giá bao gồm ước tính xem các ngân hàng thuộc sở hữu của một đất nước hay các quỹ đầu tư có đang giúp đất nước đó làm yếu đi đồng tiền của mình.
Việc đặt bất cứ tuyên bố về sự thao túng nào với một định nghĩa rõ ràng sẽ đặc biệt quan trọng nếu việc tìm ra sự thao túng gắn chặt với những hình phạt thực tế. Hiện tại, điều này vẫn chưa được thực hiện.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Steven Mnuchin cho rằng một đồng USD yếu hơn sẽ tốt với nước Mỹ.
Luật năm 1988 của Mỹ chỉ đòi hỏi 1 năm đàm phán. Còn luật năm 2015 mặc dù kêu gọi một vài hành động trừng phạt, như tăng sự giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, hay mất đi bảo hiểm rủi ro của Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài Mỹ. Các biện pháp hầu như vẫn rất qua loa.
Hình phạt chính xác sẽ là biện pháp "chống can thiệp" của Mỹ - mua đồng tiền của nước thao túng để đẩy giá trị về lại như cũ. Washington đã có quyền hợp pháp để làm điều này thông qua Quỹ Bình ổn Ngoại hối của Bộ Tài chính Mỹ, đây là quỹ cho phép Mỹ xử lý các vấn đề về tỷ giá hối đoái.
Nhưng hiện tại, quỹ này chỉ có khoảng 100 tỷ USD và chỉ đủ đối đầu trong cuộc chiến tiền tệ với một quyền lực nhỏ chứ không phải một nước lớn như Trung Quốc. Nghị viện Mỹ cần dành nhiều tiền hơn cho quỹ nhằm thiết lập một biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
Quyết định của ông Trump quy Trung Quốc túng tiền tệ trong thời điểm chưa có bất cứ một định nghĩa hợp lý của việc thao túng là một sai lầm, kể cả khi điều này tạo ra một vài hiệu quả thích đáng. Nhưng điều đó cũng nêu bật chính sách tiền tệ của Mỹ chung quy đã đi sai mục tiêu và đã sử dụng một thứ vũ khí vô dụng.
Một chính sách tốt hơn sẽ đảm bảo cho Mỹ không những xác định đúng những mục tiêu - Những ai thực tế đang mua một lượng lớn ngoại hối trên thị trường để giữ giá trị đồng tiền thấp, mà còn đảm bảo có những hình phạt thực tế với những đất nước vi phạm nếu họ không thay đổi hành vi của mình.
- Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng
Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.
Sự kiện - 23/03/2025 12:41
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago