Lạm phát sẽ kéo dài bao lâu?

Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác đang đối mặt với tình hình lạm phát leo thang.
TRỌNG ĐẠI
11, Tháng 05, 2022 | 08:30

Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác đang đối mặt với tình hình lạm phát leo thang.

Tính từ ưa thích mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ từng sử dụng để miêu tả lạm phát chính là “tạm thời”: “Lạm phát là tạm thời và đà tăng giá hàng hóa chỉ mang tính thời điểm”. 

Mọi chuyện đã thay đổi. Lạm phát đang tăng từ tháng 8/2021. Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% trong tháng 3, cao nhất từ tháng 12/1981. 

Do đó, cụm từ “tạm thời” đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó, cơ quan này bắt đầu sử dụng một thuật ngữ mới: "cố kết" (entrenched).

“Sứ mệnh của chúng tôi là đảm bảo lạm phát tăng cao không cố kết vào nền kinh tế”, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu trong ngày 4/5, ngay sau khi ông công bố mức tăng lãi suất 0,5%.  

Trên thực tế, sự "cố kết" của lạm phát vẫn là một khái niệm mơ hồ, và bằng cách nào chúng ta có thể nhận ra tình trạng này là một dấu hỏi. Fed không cung cấp nhiều thông tin về khung thời gian cơ quan này tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát. “Tình hình hiện tại rất khó để đưa ra những con số cụ thể. Có quá nhiều điều có thể xảy đến với nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung”, ông Powell chia sẻ. 

Bất ổn chính là điều nhà đầu tư “ghét cay, ghét đắng”. Và khi lãi suất tăng khiến thị trường rung lắc, nhà đầu tư muốn những chỉ dẫn rõ ràng. Người dân Mỹ, đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng giá nhiên liệu và thực phẩm, cũng muốn biết khi nào có thể "thở phào", trong bối cảnh các đợt tăng lãi suất của Fed có thể kéo nền kinh tế số một thế giới vào suy thoái.  

50766-5409-1652169241

Lạm phát tại Mỹ đã chuyển từ "tạm thời" thành "ăn sâu". Ảnh: Michael Reynolds/EPA.

Nhìn lại lịch sử

Lịch sử có thể cho chúng ta đôi chút thông tin: Dù giá cả tương đối ổn định trong suốt 4 thập kỷ qua, những giai đoạn biến động mạnh xuất hiện không quá thường xuyên trước những năm 80 của thế kỷ trước. 

Lịch sử và dữ liệu của Fed cho thấy nguyên nhân gây ra lạm phát đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo khi nào tình trạng này “hạ nhiệt”. Giá cả đã tăng trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng sau đó ngay lập tức giảm khi hòa bình lặp lại. 

Trong những năm 70, Mỹ trải qua một giai đoạn lạm phát kéo dài. Tổng thống Richard Nixon đã buộc phải tách đồng USD ra khỏi chế độ bản vị vàng. Hai giai đoạn dầu thô đi lên đã khiến lạm phát tăng 12,3% vào cuối năm 1974. Fed bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ luân phiên bằng cách tăng lãi suất lên 16%, và sau đó đột ngột kéo tụt xuống. Động thái này hình thành một chu kỳ chính sách mà lãi suất không được duy trì ổn định ở mức cao, trước khi lạm phát giảm và nền kinh tế tăng trưởng trở lại. 

Cuối thập niên 70, Paul Volcker tiếp quản Fed và chấm dứt chiến lược đó. Ông cho tăng và giữ lãi suất ở ngưỡng cao cho tới khi lạm phát giảm, nhưng lại kéo nền kinh tế Mỹ vào suy thoái (lần thứ hai trong vòng một thập kỷ). Lãi suất giảm và duy trì ở ngưỡng thấp trong 40 năm sau. 

“Tôi thực sự ngưỡng mộ Volcker”, Powell chia sẻ tuần trước. “Ông ấy dám làm những điều mà ông ấy cho là đúng”, ông nói. 

Lạm phát sẽ sớm tàn?

Liệu chúng ta có mất tới gần 20 năm và trải qua hai cuộc suy thoái để bước vào giai đoạn ổn định kéo dài? Powell chắc chắn không nghĩ như vậy. Nền kinh tế đang tương đối “mạnh khỏe” trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng khác hoàn toàn so với những năm 70, Powell cho biết. Nhiều người tin rằng lạm phát đã chạm đỉnh và tình hình sẽ bắt đầu lắng xuống. 

Các chuyên gia phân tích thường e ngại khi nhìn về tình trạng lạm phát những năm 70 và so sánh với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, lạm phát ngày nay bắt nguồn từ một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu, sự đứt gãy chuỗi cung ứng và tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng sau một giai đoạn phong tỏa kéo dài. 

“Giai đoạn lạm phát sau thế chiến thứ II có nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh hiện tại hơn, qua đó ám chỉ lạm phát sẽ nhanh chóng giảm xuống một khi các chuỗi cung ứng quay trở lại trạng thái bình thường và nhu cầu hàng hóa giảm xuống”, theo Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng. 

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát tại Mỹ sẽ dần chậm lại trong hai năm tới, nhưng quá trình này không bằng phẳng”, theo các chuyên gia phân tích tới từ Bank of America. “Đã xuất hiện bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng đang dần được giải quyết và chúng tôi dự báo lạm phát sẽ ‘tiến hai bước, lùi một bước’ trong năm 2023”. Đây không phải là một vấn đề kéo dài cả thập kỷ, họ cho biết. Giá cả sẽ bắt đầu hạ nhiệt trong năm tới.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ