Làm gì để GDP 5 năm tới đạt 6,5-7%/năm?

VIỆT LINH
07:44 15/01/2022

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2025 như Quốc Hội đề ra, năm 2022 được xem như bản lề quan trọng của quá trình này. Quốc hội đã ra nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nếu thực hiện có hiệu quả, đây là một trong những yếu tố giúp kinh tế Việt Nam bật mạnh trong năm 2022.

Năm 2021, bức tranh kinh tế bao phủ nhiều gam trầm, thậm chí tăng trưởng GDP quý 3 âm 6,17%. Giãn cách xã hội kéo dài ở tỉnh phía Nam, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chỉ tới khi Nghị quyết 128 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ra đời, nhiều bất cập mới phần nào được tháo gỡ.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần May 10 cho biết, sau Nghị quyết 128 , doanh nghiệp đã tập trung ngay vào sản xuất kinh doanh, người lao động động viên nhau làm thêm giờ.

gdp-5nam

Doanh nghiệp kỳ vọng năm 2022 sẽ tươi sáng. Ảnh minh họa/Như Ý

“Quý IV/2021, công ty giải quyết được những đơn hàng tồn đọng do ảnh hưởng COVID-19. Ba tháng cuối năm đã bù đắp được khó khăn của 3 quý trước”, ông Việt nói và cho biết, doanh nghiệp đã trụ được và tin tưởng 2022 là năm tươi sáng, hồi phục. May 10 đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 30% so với 2021 nhất là khi đơn hàng doanh nghiệp này đã nhận tới hết quý I/2022.

Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC cho biết, ảnh hưởng dịch bệnh, hoạt động của doanh nghiệp thời gian qua như 1 cái lò xo bị nén lại. Trong thời gian đó, công ty đã xây dựng định hướng phát triển, đội ngũ, chuẩn bị kế hoạch hành động bù đắp cho khoảng thời gian giãn cách. “Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều cơ hội trong tương lai, và mong Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp về tài chính, hệ sinh thái, chuỗi cung ứng và đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án, bù đắp thời gian giãn cách”, ông Hồng Anh đề xuất.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự kiến khi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai sẽ tác động làm tăng trưởng kinh tế thêm khoảng 2,9% trong năm 2022, và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5-7%/năm.

Những đầu kéo tăng trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP. Chính phủ cũng vừa thông qua Nghị quyết số 01 và 02, về điều hành kinh tế vĩ mô và về các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Chính phủ xác định 3 trọng tâm trong năm nay gồm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kỳ vọng, trong tháng 1 này, Chính phủ sẽ ban hành các biện pháp cụ thể. Ông Hiếu nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là chương trình có thời hạn, các chính sách này bổ sung chứ không thay thế bất kỳ một chương trình hay nghị quyết nào khác, không thay thế các nhiệm vụ mà Chính phủ phải thực hiện trong nhiệm vụ thường xuyên của mình. Thời gian thực hiện trong 2 năm. Mục tiêu tăng trưởng trung bình 6,5-7,0% giai đoạn 2021-2025”.

Trong đó, nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp rất quan trọng. Ngoài tác động trực tiếp của chính sách tài khoá tiền tệ thì giá trị lớn hơn của gói hỗ trợ là tạo ra cơ hội kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Hiếu, quan trọng nhất là khả năng hấp thụ. Doanh nghiệp khi vay vốn buộc phải đổi mới mô hình, thay đổi phương thức kinh doanh mới phù hợp hơn. Cơ hội về vốn Nhà nước đã tạo ra, có tiền rồi mà doanh nghiệp không thay đổi phương thức, lập kế hoạch cụ thể, hiệu quả chương trình sẽ giảm đi.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển châu Á (ADB) nhận định, kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vắc xin vẫn là các yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế. Ông Cường cho rằng, 2 yếu tố giúp Việt Nam bật mạnh trong năm 2022 là kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau; nhiều chính sách biện pháp khác nhau và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022-2023.

Năm 2022, các tổ chức quốc tế đều có chung dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam là 5,5% so với 2,6% năm 2021. Mức dự báo của WB thấp hơn con số dự kiến của một số tổ chức như Ngân hàng HSBC (6,5%), Ngân hàng Standard Chartered (6,7%).

(Theo Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58