Kinh tế Việt Nam năm 2020: Một điểm sáng của thế giới

PGS, TS. BÙI QUANG TUẤN - VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM
07:00 11/02/2021

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên một số lĩnh vực. Nổi bật nhất là đã đạt mục tiêu kép: kiểm soát bệnh dịch tốt và duy trì mức tăng trưởng dương.

8

Kinh tế Việt Nam trong năm 2020 bị tác động mạnh mẽ bởi bối cảnh rất không thuận lợi: (i) Đại dịch COVID-19 nổ ra khiến cho hơn 90 triệu ca nhiễm COVID-19 và gần 2 triệu ca tử vong trên toàn cầu (số liệu đến cuối tháng 12/2020) và làm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến suy giảm khoảng 4,4% trong năm 2020, trong đó GDP của Mỹ và EU sẽ giảm lần lượt 4,3% và 8,3%. (ii) Chủ nghĩa dân tộc nổi lên làm cho nhiều quốc gia chú trọng hơn đến thị trường trong nước, kết hợp với tình trạng gia tăng căng thẳng của thương chiến Mỹ - Trung làm phương hại đến thương mại và đầu tư toàn cầu. Thương mại hàng hóa toàn cầu có thể giảm khoảng -9,2% trong năm 2020 (Theo tính toán của WTO) và là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008- 2009. Bên cạnh đó, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, trên 272 nghìn tỷ USD, tương đương 365% GDP toàn cầu). Mỹ dán nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ làm phương hại đến thương mại hai chiều của hai nước. (iii) Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan gây ra, làm cho nền kinh tế thiệt hại lớn về người và tài sản (379 người chết và mất tích; gần 600,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; gần hơn 400 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng, ước tính vào khoảng 1,3 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP).

Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên một số lĩnh vực. Nổi bật nhất là đã đạt mục tiêu kép: kiểm soát bệnh dịch tốt và duy trì mức tăng trưởng dương. Thêm vào đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, môi trường kinh doanh và đầu tư tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực, là một trong những điểm sáng của thế giới. Nền kinh tế vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện: Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019 và đạt mục tiêu đề ra là dưới 4%. Mặc dù phải chi tiêu nhiều hơn để đối phó với bệnh dịch, thâm hụt ngân sách vẫn có thể đạt mức dưới 5% GDP. Cán cân thương mại dương với mức xuất siêu kỷ lục là 19,1 tỷ USD là cơ sở tốt cho đảm bảo cán cân vãng lai ở mức thặng dư. Dự trữ ngoại hối đạt trên 90 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay cho thấy tiềm lực tăng lên của nền kinh tế và khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài đã được cải thiện tốt hơn.

Triển vọng 2021 và các năm tiếp theo

Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam trong năm 2021 vẫn là nhiều rủi ro, khó đoán định. Triển vọng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch cũng như năng lực phục hồi của nền kinh tế. IMF trong báo cáo tháng 10/2020 dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi ở mức khá, tăng trưởng toàn cầu đạt ở mức 5,2% năm 2021 và 3,5% năm 2022. Các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng lần lượt là 3,9% và 8,0 trong năm 2021 và 1,7% và và 5,9% trong năm 2022.

Đối với Việt Nam, Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP trong năm 2021 là khoảng 6,5%, cao hơn kế hoạch năm 2021 được Quốc hội giao là khoảng 6%. Các tổ chức quốc tế cũng có cái nhìn tích cực đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam. WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Một dự báo của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia có thể đạt trong khoảng 6-6,5% năm 2021. Ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ nhờ du lịch từng bước được nới lỏng. Các ngành chế biến và chế tạo sẽ khởi sắc hơn nữa khi nền kinh tế Hoa Kỳ và EU khôi phục, trở thành động lực gia tăng nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ của các FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP thì dòng thương mại sẽ được khơi thông mạnh mẽ hơn. Quá trình hồi phục này còn được cộng hưởng bởi những nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số và phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang đi lên mạnh mẽ ở trong nước.

Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để bứt phá giai đoạn hậu Covid-19. Đây là cơ hội để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chọn con đường phát triển xanh hơn, thông minh hơn, bao trùm hơn, và nhờ đó trở nên vững vàng hơn, chống chịu tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai do cả đại dịch và hay thảm họa đa thiên tai gây ra.

Cần xem xét một số giải pháp chủ yếu sau:

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, cải cách và đơn giản hóa, thuận lợi hóa quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Giảm và miễn thuế, giảm phí vẫn là công cụ tốt để hỗ trợ doanh nghiệp.

Phối hợp tốt giữa chính sách tài khóa và các chính sách tiền tệ nhằm vừa kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất và thuận lợi hóa việc tiếp cận tín dụng để đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia. Quá trình này không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại điện tử mà cần xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu là xây dựng các nền tảng công nghiệp số để cải thiện năng suất. Theo đó, (i) Tập trung xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số. (ii) Thúc đẩy dịch vụ trực tuyến, kết nối, tích hợp đồng bộ cổng dịch vụ công quốc gia với cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử các Bộ, ngành, địa phương. (iii) Thúc đẩy, để có chính phủ số, doanh nghiệp số, xã hội số, công dân số. (iv) Đảm bảo nguồn nhân lực cho việc chuyển đổi số.

Đối với các biện pháp ứng phó với việc Mỹ dán nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ, lãnh đạo hai nước cần tiếp tục tăng cường đối thoại để nâng cao quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, góp phần làm cho cán cân thương mại song phương giữa hai nước trở nên cân bằng hơn. Tăng cường nhập khẩu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ vừa làm cán cân thương mại cân bằng hơn, vừa đảm bảo mục tiêu lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột quan trọng trong giai đoạn tới.

Cần chọn lộ trình phục hồi xanh để tăng năng lực chống chịu đối với tác động của các cú sốc bên ngoài và đảm bảo bền vững về môi trường. Khôi phục theo hướng tăng trưởng xanh hay khôi phục xanh nên là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam có thể trở thành quốc gia trong nhóm tiên phong trong khu vực về phục hồi xanh và tăng trưởng xanh. Đây là hướng đi đúng đắn để thực hiện phát triển bền vững và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34