Ánh sáng kinh tế Việt Nam trước 'bão' COVID-19

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2020, đồng thời là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
THANH THẮNG
06, Tháng 02, 2021 | 06:10

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2020, đồng thời là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Think-Vietnam-HoChiMinh-480125692-TonyNg-copy

Ánh sáng kinh tế Việt Nam trước 'bão' COVID-19.  Ảnh: Internet,

"Thành công còn được đo bởi những trở ngại đã vượt qua"

Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã xuất hiện và bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng rất nặng nền đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933.

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương. Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn thành công duy trì tăng trưởng dương xấp xỉ gần 3%. Theo tính toán của IMF, quy mô kinh tế Việt Nam giờ đây đã đạt hơn 340 tỷ USD - đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực, kể cả một số “con hổ” của Đông Á. Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động, tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD (tương đương tăng 5,4%) so với năm 2019.

Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, nhiều người đã lo ngại rằng thương mại có thể bị bóp nghẹt vì hầu hết các đối tác thương mại chính của Việt Nam đều gặp khó khăn. Dù vậy, thặng dư thương mại của Việt Nam lại đạt mức cao nhất trong 5 năm là hơn 19 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%.

Trong khi đó, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2020 đã đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Đây là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam.

Trong năm 2020, Việt Nam đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - FTA lớn nhất thế giới, cũng như kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA cũng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, qua đó mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn cũng như đây là một thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.

Theo chuyên gia kinh tế Lương Toàn Thắng, bên cạnh những lợi thế về chi phí nhân công, tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do, thì Việt Nam đang có tốc độc tăng trường kinh tế, tăng trường GDP thuộc hạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á; các chỉ số bán lẻ - thu mua trên thị trường, tỷ trọng xuất - nhập khẩu cũng liên tục tăng trưởng, kéo theo sự tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Nền kinh tế Việt Nam là "ngôi sao sáng" của châu Á

Trong năm 2020, Tạp chí Nhà Kinh tế của Anh đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong một bối cảnh đầy u ám cũng đã gây sự chú ý cho các quốc gia láng giềng.

Nghị sĩ Malaysia Lim Kit Siang cho biết: “Năm 1970, khi chúng ta bắt đầu Chính sách kinh tế mới NEP, GDP Việt Nam là 2,7 tỷ USD, thua GDP của ta là 3,7 tỷ USD. Nhưng giờ đây Việt Nam có GDP phát triển mạnh hơn và chuẩn bị bỏ Malaysia lại phía sau trong vòng vài năm tới”.

Trong dự báo mới nhất của ADB, kinh tế khu vực ASEAN trong năm tới sẽ tăng trưởng trung bình ở mức 5,2%. Trong khi đó GDP của khu vực này trong năm 2020 đã hạ xuống âm 4,4% so với mức âm 3,9% theo dự báo hồi tháng 9. Riêng với Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á sẽ tăng trưởng âm 7,8% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 2,4% hồi năm 2019.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm nay, nhờ kiểm soát tốt sự bùng phát của dịch bệnh.

Theo truyền thông Ấn Độ, thời gian vừa qua, Việt Nam đã giành được một dấu ấn đặc biệt trong nỗ lực trở thành “Con hổ của châu Á”, đánh dấu sự phát triển kinh tế nhanh chóng giống như cái cách mà Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đã đạt được trong vài thập kỷ qua.

Tờ báo LiveMint của Ấn Độ cũng khẳng định rằng, Việt Nam đang thế ở dẫn trước trong cuộc đua toàn cầu nhằm thay thế hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chiến lược gia về các thị trường mới nổi của Morgan Stanley, Ruchir Sharma, cũng coi Việt Nam là “Điều kỳ diệu tiếp theo của châu Á”, đồng thời chỉ ra rằng FDI của Việt Nam đã đạt trung bình hơn 6% GDP, tỷ lệ cao nhất trong nhóm các quốc gia mới nổi hiện nay.

Một cuộc khảo sát gần đây của Goldman Sachs cho thấy rằng đối với các công ty đang có ý định đa dạng hóa, Việt Nam theo sau là Ấn Độ đang đứng đầu danh sách như những cơ sở sản xuất thứ cấp tiềm năng.

Chuyên gia Yuta Tsukada tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Nhiều công ty đa quốc gia đang tiếp cận thị trường Việt Nam, giúp khu vực xuất khẩu của quốc gia tăng trưởng mạnh mẽ”. Xét tới lợi thế chi phí sản xuất thấp của Việt Nam, ông Tsukada cho rằng sẽ còn có thêm nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt nếu thương chiến Mỹ - Trung còn tiếp diễn.

Mới đây, tờ Nikkei Asia đã tổng hợp các dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về tăng trưởng GDP của từng quốc gia, coi tăng trưởng năm 2019 là đường cơ sở (ở mức 100 điểm). Theo đó, Việt Nam đã đạt điểm trên 100 vào năm 2021, có nghĩa là nền kinh tế đất nước sẽ tăng trưởng hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19.

Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu nhóm với chỉ số tăng trưởng ước tính là 108,4. S&P Global dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10,9% vào năm 2021, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á - Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong năm nay.

Bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, hầu hết dự báo kinh tế của các tổ chức quốc tế đều cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi từ 6% đến 7%. Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5 % khi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục bình thường hóa.

World Bank cũng nhận định rằng triển vọng của Việt Nam đang là rất tích cực, với mức dự báo tăng trưởng đạt 6,8%. Đặc biệt, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) đã dự báo rằng quy mô nền kinh tế của Việt Nam sẽ vượt qua Đài Loan vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ