Kinh tế Việt Nam: 4 điểm sáng, 5 thách thức

TS. CẤN VĂN LỰC
07:00 02/05/2020

Trong một báo cáo vừa được công bố vào đầu tháng 4 vừa qua, Viện Đào tạo và nghiên cứu thuộc ngân hàng BIDV đã chỉ ra 4 điểm sáng và 5 thách thức của của nền kinh tế Việt Nam trong quý 1 và cả năm 2020. Tạp chí Nhà đầu tư xin giới thiệu cùng độc giả kết quả nghiên cứu này.

Bốn điểm sáng

Theo Báo cáo, trong quý I, , mặc dù chịu tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19 và xu hướng giảm tốc của kinh tế thế giới nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có 4 điểm sáng tích cực:

Thứ nhất, Việt Nam đã tích cực hoàn thiện thể chế; chủ động, quyết liệt, tích cực phòng chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng ban đầu.

Ngay từ ngày đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng ban hành các Chỉ thị/Chương trình hành động thực hiện NQ 01 và NQ 02 nêu trên.

Đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh nCoV, Đảng và Chính phủ đã sớm có những biện pháp khẩn trương, kịp thời, đặc biệt là ngày 28/1/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh, thành lập Tổ phản ứng nhanh với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương. Ngày 29/1/2020, Ban Bí thư cũng có Công văn số 79-CV/ TW gửi các cấp ủy trung ương và địa phương về việc phòng, chống dịch; trong đó nêu rõ “phòng, chống dịch nCoV là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách”.

Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng chống dịch. Điều này cho thấy Việt Nam đang chủ động, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh; có quan điểm hết sức rõ ràng có thể chấp nhận thiệt hại về kinh tế để đảm sức khỏe và tính mạng của người dân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều Chỉ thị (Chỉ thị 11, Chỉ thị 13, Chỉ thị 15, Chỉ thị 16) về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, các biện pháp quyết liệt phòng chống Covid-19 trong thời điểm quyết định. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước có lời kêu gọi toàn quốc, toàn dân cùng đoàn kết, chung tay phòng chống dịch (ngày 30/3/3030).

Đến nay, với giải pháp hợp lý và quyết liệt công tác phòng chống dịch đã đạt được kết quả bước đầu. Dịch bệnh trong tầm kiểm soát.

kinh-te-viet

Kinh tế Việt Nam: 4 điểm sáng, 5 thách thức trong năm 2020

Thứ hai, Chính phủ đã sớm vào cuộc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/ CT-TTg ngày 4/3/2020 về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Chỉ thị số 13/ CT-TTg ngày 11/3/2020 và Chỉ thị số 15/ CT-TTg ngày 27/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, cùng nhiều chỉ thị khác, thể hiện quan điểm quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.

Các Bộ, ngành, địa phương đang tích cực, quyết liệt triển khai các gói giải pháp, đồng thời tiếp tục đề xuất các gói hỗ trợ khác để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh. Ngày 31/3 ,Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 16/CT-Ttg yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc, kéo dài 15 ngày, bắt đầu từ 1/4 nhằm phòng chống dịch bệnh.

Về phía ngành ngân hàng, NHNN đã có văn bản số 541/NHNN-TD ngày 4/2/2020, Thông tư 01 (ngày 13/3) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) xem xét cho phép bên vay giãn, hoãn nợ, giảm lãi/phí, không chuyển nhóm nợ, cho vay mới phục vụ SX- KD...v.v. Các TCTD đang tích cực triển khai (đến nay, đã cơ cấu lại nợ và giảm lãi một phần đối với dư nợ vay cũ, lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng); và đang cung cấp các gói tín dụng với tổng cộng khoảng 285 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm so với tín dụng

thông thường; giảm một số loại phí, rà soát, xem xét từng khách hàng, khoản vay để có biện pháp hỗ trợ tương ứng.

Thứ ba, lãi suất giảm và tỷ giá biến động trong tầm kiểm soát trong bối cảnh thị trường quốc tế nhiều biến động do dịch bệnh lan rộng.

Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid 19, ngày 16/3/2020, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 3,5%/năm; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 5% xuống 4,75%; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6% xuống 5,5%...).

Chính sách này nhằm đạt mục tiêu: (i) giảm mặt bằng lãi suất (nhất là cho vay) để qua đó hỗ trợ DN, người dân vay vốn; (ii) hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD; (iii) hỗ trợ giảm chi phí vốn cho các TCTD, qua đó, gián tiếp giảm lãi suất cho vay khách hàng. Với sự vào cuộc của tất cả các TCTD, đến nay mục tiêu chính sách đã phần nào được thực hiện.

Tỷ giá VND/USD tăng không quá lớn khi đồng USD tăng mạnh giá với hầu hết các ngoại tệ. Đến hết ngày 27/3, tỷ giá trung tâm 0,35% và tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng 1,95% so với đầu năm (trong bối cảnh chỉ số đồng USD tăng 3,1% và nhiều đồng tiền khu vực mất giá từ 5-15% so với đầu năm).

Nguyên nhân chính là do: (i) đồng USD trở nên mạnh hơn trên thị trường thế giới; (ii) biến động trên thị trường quốc tế và diễn biến của dịch Covid-19 tác động tới tâm lý thị trường; và (iii) sức hấp dẫn của VND yếu đi do mặt bằng lãi suất giảm sau quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN. Tuy nhiên, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi cán cân thương mại quý 1 thặng dư khoảng 2,8 tỷ USD.

Thứ tư, thu chi NSNN tăng, giải ngân vốn đầu tư công khởi sắc

Thu và chi NSNN tính đến ngày 15/3/2020 tương ứng đạt 311,3 nghìn tỷ và 278,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% và 9,3% so với cùng kỳ năm 2019. Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công có sự khởi sắc cả về tiến độ và mức độ thực hiện. Theo Bộ Tài chính, vốn đầu tư từ NSNN tăng 16,4% so với cùng kỳ 2019 (Q1/2019 tăng 3,7% so với cùng kỳ 2018), giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Dự báo, với những quyết sách hỗ trợ kịp thời, những khó khăn về xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng sẽ sớm được tháo gỡ từ cuối quý 2/2020, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng thu NSNN năm 2020; dòng vốn đầu tư công sẽ được khơi thông mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 và năm tới, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm thách thức

Tuy vây, Báo cáo của Viện Nghiên cứu đào tạo BIDV cũng chỉ ra 5 thách thức lớn mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt do chịu tác động của dịch COVID-19.

Thứ nhất, tăng trưởng quý I/2020 thấp nhất trong giai đonạ 10 năm 2011-2020

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2020 ước đạt 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng, phụ thuộc lớn cả về nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm nên chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 cả về phía cầu và phía cung.

Từ phía cung, ngành nông nghiệp đang chịu tác động kép (xuất khẩu nông-thủy sản khó khăn đầu ra - nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU và xâm nhập mặn ĐBSCL) nên trong quý 1/2020, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm -1,17%, chỉ cao hơn mức -2,69% của năm 2016 trong 10 năm trở lại đây. Ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng và bởi cả thị trường đầu ra (xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ, EU...gặp khó khăn); chỉ tăng trưởng 5,15%, thấp hơn nhiều so với mức 6,79% cùng kỳ năm 2019 và đóng góp 1,89 điểm % vào tăng trưởng GDP.

Ngành xây dựng tăng trưởng chậm lại với mức tăng chỉ đạt 4,37% (so với mức tăng 6,68% trong quý 1/2019), và đóng góp 0,25 điểm % vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ngành dịch vụ chịu tác động mạnh do tổng cầu giảm và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi do liên quan đến niềm tin, tâm lý (nhất là các lĩnh vực du lịch-nhà hàng-khách sạn, vận tải...). Trong quý 1/2020, lĩnh vực dịch vụ chỉ tăng 3,27%, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Từ phía cầu, các động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân và FDI đều chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên toàn thế giới. Tiêu dùng cuối cùng quý 1/2020 chỉ tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước (so với mức tăng 7,09% của quý 1/2019). Trong quý 1/2020, vốn FDI đăng ký và giải ngân lần lượt giảm 20,9% và 6,6% so với cùng kỳ năm trước, đầu tư khu vực tư nhân chỉ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 14,8% cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ quý 1/2020 chỉ tăng 1,59% (thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,81% cùng kỳ năm trước) trong bối cảnh các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước (giảm mạnh so với mức tăng 8,7% của quý 1/2019) do gián đoạn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (đây là các nước có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lớn của Việt Nam). Tích lũy tài sản chỉ tăng 2,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,2% quý 1/2019.

Thứ hai, áp lực lạm phát vẫn cao, dù nhiều nhóm hàng hóa giảm giá

Chỉ số CPI tháng 3 giảm 0,72% so với tháng trước, với 7/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giảm, trong đó nhóm giao thông giảm mạnh nhất (- 4,87%) do giá xăng dầu giảm mạnh và sự hạn chế tối đa nhu cầu đi lại, du lịch. Tuy nhiên, áp lực lạm phát còn khá lớn khi chỉ số CPI tháng 3 và bình quân Q1/2020 lần lượt tăng 4,87% và 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 và ở mức cao nhất trong vòng 7 năm, vượt khá xa so với mức mục tiêu 4%. Lạm phát cơ bản quý 1/2020 tăng 3,05% so với cùng kỳ năm 2019 (cách khá xa so với mức điều hành thông thường khoảng 2-2,5%). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhóm hàng thiết yếu trở thành nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tăng cao so với cùng kỳ, đáng chú ý là thịt lợn (+58,81%), rau quả (+4,14%; điện sinh hoạt (+9,89%), nước sinh hoạt (+4,75%); vật liệu xây dựng bảo dưỡng nhà ở (+2,52%), thuốc và dịch vụ y tế (+1,43%)...v.v.

Trong năm 2020, trong bối cảnh tổng cầu, giá dầu và năng lượng giảm mạnh và đứng ở mức thấp, nên dù nhiều nước kích thích kinh tế, giá thực phẩm và dịch vụ y tế tăng, nhưng lạm phát toàn cầu vẫn ở mức khá thấp khoảng 2,2% (so với mức 2,5% năm 2019). Đến nay, việc giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là xăng, dầu, kim loại..., cùng với chỉ đạo không tăng giá dịch vụ do Nhà nước quản lý năm nay, góp phần giảm áp lực lạm phát của Việt Nam. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát (kỳ vọng cuối quý 2/2020), khi đó sẽ có sự bật tăng trở lại của sản xuất, đầu tư, tiêu dùng; đặc biệt nếu việc thực thi chính sách hỗ trợ kém hiệu quả, có thể sẽ khiến lạm phát vượt 4%. Do đó, cần tiếp tục quan tâm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phối hợp đồng bộ các chính sách tiền tệ, tài khóa và giá cả, thì mục tiêu lạm phát dưới 4% mới đạt được.

Thứ ba, xuất siêu tăng mạnh song nhật khẩu gặp nhiều khó khăn

Quý I/2020, xuất khẩu (XK) ước đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; nhập khẩu (NK) ước đạt 56,26 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm đơn hàng của các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến kim ngạch XK của nhiều mặt hàng chủ chốt tăng chậm/giảm sút so với cùng kỳ: điện thoại và linh kiện (chỉ tăng nhẹ 2%); dệt may (-8,9%), giày dép (- 1,9%), thủy sản (-11,2%), rau quả (-11,5%)...v.v.

Về phía nhập khẩu, việc hạn chế về giao thương quốc tế cũng như sự thu hẹp của tiêu dùng trong nước khiến cả 3 nhóm hàng NK đều giảm: nhóm hàng tư liệu sản xuất (-1,2%); nhóm nguyên nhiên vật liệu (-5,9%); nhóm hàng tiêu dùng (-10,6%). Điểm tích cực là cán cân thương mại (CCTM) xuất siêu khoảng 2,8 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 4 năm; các thị trường XK chính vẫn duy trì được đà tăng như.

Thứ tư, vốn FDI đăng ký và giải ngân suy giảm

Trong quý 1/2020, vốn đăng ký FDI đạt 8,55 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược với mức tăng 6,2% của cùng kỳ năm 2019. Vốn giải ngân FDI đạt 3,85 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động thu hút đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực khi hoạt động khảo sát, đánh giá, triển khai giải ngân bị trì hoãn hoặc được đánh giá lại do tâm lý e ngại tác động tiêu cực tử dịch Covid- 19.

Trong quý 1, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,2 tỷ USD vốn đăng ký (45% tổng vốn đăng ký), tiếp đó là Trung Quốc với 456 triệu USD (8,2%); Hàn Quốc 284 triệu USD (5,1% tổng vốn đăng ký). Xét theo lĩnh vực, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào (i) ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm vị trí cao nhất với 4 tỷ USD (60,7% tổng vốn), (ii) công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 2 tỷ USD ( 30,7% tổng vốn), (iii) các ngành còn lại đạt 570,2 triệu USD (8,6% tổng vốn đầu tư).

Thứ năm, TTCK sụt giảm mạnh trong bối cảnh tâm lý rủi ro do dịch COVID-19

Chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam (VNIndex) trong quý 1/2020 sụt giảm mạnh, -31,1% so với đầu năm, từ mức 961 điểm ngày 32/12/2019 xuống chỉ còn 662,26 điểm ngày 30/3/2020. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu do lo ngại của nhà đầu tư về triển vọng kinh tế vĩ mô; về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh; cũng như đến từ áp lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường.

Trong quý 1/2020, NĐT ngoại đã bán ròng khá nhiều, trong đó có 33 phiên bán ròng liên tiếp kể từ sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán (và là 9 tuần bán ròng liên tiếp), với tổng giá trị bán ròng khoảng 10.270 tỷ đồng (theo HOSE). Tuy nhiên, diễn biến và mức suy giảm trên TTCK Việt Nam khá tương đồng với khu vực và toàn cầu.

  • Cùng chuyên mục
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe

Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.

Đầu tư - 12/06/2025 19:26

Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Chính phủ yêu cầu PVN cần tập trung làm việc với Exxon Mobil để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm việc phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh.

Đầu tư - 12/06/2025 14:38

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.

Đầu tư - 12/06/2025 09:59

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.

Đầu tư - 11/06/2025 17:14

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.

Đầu tư - 11/06/2025 11:07

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.

Đầu tư - 11/06/2025 06:49

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.

Đầu tư - 11/06/2025 06:43

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.

Đầu tư - 10/06/2025 17:05

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.

Đầu tư - 10/06/2025 10:41

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.

Đầu tư - 10/06/2025 09:16

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.

Đầu tư - 10/06/2025 09:12

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.

Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đầu tư - 09/06/2025 21:52

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00