Tổng cục Thống kê đề xuất 3 giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Nhàđầutư
Tổng cục Thống kê vừa đề xuất 3 giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, cơ quan này đề xuất hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt và có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
ĐÌNH VŨ
28, Tháng 04, 2020 | 15:18

Nhàđầutư
Tổng cục Thống kê vừa đề xuất 3 giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, cơ quan này đề xuất hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt và có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Phát biểu tại buổi họp báo công bố sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến nhanh và phức tạp trên thế giới và ngay tại Việt Nam, nhà nước cần có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các điểm nghẽn, đẩy lùi khó khăn để ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển.

TCTK đề xuất một số biện pháp cụ thể như sau: Đầu tiên là giải pháp khai thác và phát triển thị trường nội địa. Nhà nước cần hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày - các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa.

Đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu của thị trường trong nước, trước hết là các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa.

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thiết yếu, vừa phục vụ quá trình chống dịch vừa thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất của các ngành hàng theo hướng tăng cường nội lực. Tập trung vào một số ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh; ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động, như: các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, đóng tàu, phân bón.

Đẩy mạnh thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế. Khuyến khích và sử dụng thanh toán điện tử trong lĩnh vực thương mại. Hoàn thiện chính sách thuế đối với TMĐT nói riêng và kinh tế nói chung theo hướng hài hòa với các thông lệ quốc tế. 

TCTK

Họp báo công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

Thứ 2, TCTK đề xuất cần cơ cấu lại thị trường xuất, nhập khẩu. Cụ thể là khuyến khích, hỗ trợ, kết nối, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh COVID-19, chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu thay thế.

Hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt các thị trường trong khuôn khổ EVFTA và CPTPP khi dịch bệnh được kiểm soát. 

Nhà nước cần nỗ lực hoàn thiện thể chế, đơn giản hóa các thủ tục, giảm chi phí xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Giải pháp thứ 3 là cơ cấu khu vực doanh nghiệp để kết nối, nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như dệt may, kim loại chế tạo, ô tô cơ cấu lại nguồn nguyên liệu, vật liệu, linh phụ kiện.

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu. Trong đó tăng cường các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội thu hút chuyển dịch đầu tư các ngành sản xuất (trong đó có sản xuất linh phụ kiện) từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tập trung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm chế tạo, giảm dần phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài như các ngành thép chế tạo, vải, vật liệu mới... Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực khu vực doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai. Triển khai có hiệu quả các quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm.

Đáng chú ý, TCTK đề xuất vần phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng (cơ khí, chế tạo, năng lượng…), ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh (như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, chế tạo thông minh...). Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp (cơ khí, chế tạo, điện máy…) có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng trên cơ sở đổi mới sáng tạo, công nghệ, năng lực quản trị và chuyển đổi số, đặc biệt là trong chế biến, chế tạo của khu vực doanh nghiệp Việt.

Không thể đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020

Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,2% so với năm 2018. Trong đó, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất với 99.548 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với năm 2018. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 đạt 1,73 triệu tỷ đồng, tăng 17,1%.

Ông Lâm cũng cho biết, năm 2019 cả nước có khoảng 770 nghìn doanh nghiệp. Theo số liệu cập nhật mới nhất của TCTK đến tháng 4/2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, lượng vốn đăng ký bình quân cũng giảm. "Vì vậy, dù lạc quan rằng năm 2020 tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp thành lập mới tương đương năm 2019 thì hết năm 2020 cả nước cũng chỉ có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động. Và có thể nói mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 là không thể đạt được", ông Lâm nói.

Tuy nhiên, ông Lâm cũng nhấn mạnh, số lượng doanh nghiệp chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp. "Quan trọng hơn cả vẫn là cần xác định doanh nghiệp thành lập ở những ngành nghề nào, quy mô doanh nghiệp ra sao và làm sao để các ngành nghề thành lập mới không chỉ tập trung ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn mà là vào những ngành nghề ở lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ