Kinh tế Đà Nẵng 'ảm đạm' trong 6 tháng đầu năm

Nhàđầutư
Với tốc độ tăng 6,21%, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cùng xếp ở vị trí thứ 3 trong khối 5 tỉnh, thành trọng điểm miền Trung, thấp hơn mức tăng của Thừa Thiên - Huế và Bình Định.
VĂN DŨNG
29, Tháng 06, 2019 | 08:16

Nhàđầutư
Với tốc độ tăng 6,21%, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cùng xếp ở vị trí thứ 3 trong khối 5 tỉnh, thành trọng điểm miền Trung, thấp hơn mức tăng của Thừa Thiên - Huế và Bình Định.

Năm 2019, với chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”, TP. Đà Nẵng đã đặt ra mục tiêu thu hút mạnh các tập đoàn kinh tế lớn, chiến lược vào 5 lĩnh vực mũi nhọn: Du lịch, dịch vụ chất lượng cao; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp công nghệ thông tin gắn với kinh tế số; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 chưa có những đột phá mới. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,21% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7,24% của 6 tháng đầu năm 2018.

Trong mức tăng của toàn nền kinh tế trên địa bàn, khu vực dịch vụ tăng cao nhất đạt mức 7,69%, cao hơn mức tăng 7,34% của cùng kỳ năm 2018, đóng góp 4,52 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,94%, thấp hơn mức tăng 7,84% của cùng kỳ, đóng góp 1,36 điểm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 0,05 điểm; thuế sản phẩm tăng 2,31%, thấp hơn mức tăng 6,19% của cùng kỳ, đóng góp 0,28 điểm.

96676394

So với khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng từ vị trí thứ 3 của cùng kỳ năm trước trở thành địa phương có mức tăng thấp nhất trong khối.

Với tốc độ tăng 6,21%, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cùng xếp ở vị trí thứ 3 trong khối 5 tỉnh, thành phố trọng điểm miền Trung, thấp hơn mức tăng của Thừa Thiên - Huế và Bình Định. Cùng kỳ năm 2018, vị trí xếp hạng lần lượt là: Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.

Đặc biệt, ngành công nghiệp của TP.Đà Nẵng có chiều hướng đi xuống. Theo đó, nghành công nghiệp tăng 5,68%, thấp hơn mức tăng 9,41% của cùng kỳ năm 2018, và đây cũng là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2016-2019.

Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm mạnh ở mức âm 16,9% (cùng kỳ năm 2018 tăng 1,09%). Tuy nhiên, lĩnh vực khai khoáng chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 0,5% trên GRDP) nên ít tác động đến tốc độ tăng trưởng chung.

Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng 5,92%, thấp hơn mức tăng 9,72% của cùng kỳ, đóng góp 1,18 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,9%, cao hơn mức tăng 5,21% của cùng kỳ. Ngành xây dựng tăng 2,29% thấp hơn mức tăng 2,6% cùng kỳ, đóng góp 0,14 điểm phần trăm.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng ước giảm 19,77%. Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện ước tăng 5,56%; sản xuất nước và xử lý rác thải ước tăng 17,98%.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm 2018, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: sửa chữa bảo dưỡng lắp đặt máy móc thiết bị tăng 41,34%.

Sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 52,07%; sản xuất đồ uống tăng 28,36%; sản xuất trang phục tăng 29,33%; in sao chép bản ghi tăng 14,83%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 43,87%.

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có mức IIP tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: Ngành dệt giảm 29,05%; sản xuất kim loại giảm 35,66%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 11,58%; hoạt động khai khoáng khác giảm 19,77%…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 6/2019 giảm 5,32% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp giảm 3,98% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm sâu phải kể đến như sản xuất kim loại giảm 37,4%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 34,5%; ngành dệt giảm 26,9%; sản xuất sản phẩm điện tử giảm 22,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 17,1%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm cuối tháng 6/2019 ước giảm 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm sâu so với cùng kỳ đã tác động đến chỉ số tồn kho chung như: Hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 60,2%; ngành dệt giảm 48,3%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 36,5%; chế biến thực phẩm giảm 28,6%; giường, tủ bàn, ghế giảm 21,4%...

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính đến cuối tháng 6/2019 giảm 12,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng giảm 14,3% và giảm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Chỉ số sử dụng lao động giảm sâu ở các ngành như: ngành khai khoáng giảm 17,8%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 14,9% và tăng nhẹ ở ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (tăng 0,86%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải (tăng 1,25%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ