‘Kinh tế báo chí lại gặp khó trong năm COVID’

Nhàđầutư
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, trong năm 2021 kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo.
NGUYỄN HƯƠNG
25, Tháng 12, 2021 | 08:10

Nhàđầutư
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, trong năm 2021 kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo.

764618e385909e503b3273055734473a-16403166524641633385545-16403168688151751890570

Ông Trần Thanh Lâm, phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: VGP.

Tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 diễn ra ngày 24/12., ông Trần Thanh Lâm cho biết tính đến ngày 30/11, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), trong đó 114 báo, 116 tạp chí thực hiện 2 loại hình, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, cả nước có khoảng 40.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với 17.161 người được cấp thẻ nhà báo.

Cũng theo ông Lâm, trong năm 2021, kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, năm 2021, lĩnh vực báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực như công tác chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả, thuyết phục, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết việc chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí được tăng cường. Tình trạng các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội “núp bóng” hoạt động như cơ quan báo chí đã từng bước được khắc phục.

“Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tiếp tục được triển khai; phát triển báo chí theo định hướng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Chú trọng, tăng cường bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo; thực hiện tốt quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam”, ông Lâm nói.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, công tác báo chí năm 2021 cũng còn một số hạn chế, trong đó, sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý với cơ quan chủ quản trong quản lý báo chí có lúc, có nơi còn chưa chủ động, kịp thời; một số trường hợp, thông tin trên báo chí còn chậm, chưa kịp thời định hướng dư luận xã hội, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm; vẫn còn tình trạng cơ quan báo chí thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích...

Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố cho biết lĩnh vực báo chí, truyền thông năm vừa qua ghi nhận doanh thu lũy kế năm 2021 đạt 138.900 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận của các cơ quan báo chí đạt 3.704 tỷ đồng (năm 2020 là 4.260 tỷ đồng).

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất sửa đổi Luật Báo chí với nội hàm bao quát rộng hơn, phù hợp với bối cảnh phát triển khoa học công nghệ và truyền thông hiện nay, sẽ là một bước tiến quan trọng, trong đó làm rõ khái niệm, thúc đẩy phát triển tổ hợp báo chí; khái niệm “chủ bút, chủ báo”; hệ sinh thái báo chí, báo chí dữ liệu...

Bên cạnh đó, bộ kiến nghị sửa đổi chính sách nhằm hỗ trợ, ưu đãi về thuế cho các cơ quan báo chí để giảm gánh nặng cho báo chí, giúp báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị, tạo ra nguồn kinh phí tái đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin, tuyên truyền; cụ thể trước mắt là giãn thời gian nộp thuế, miễn tiền phạt chậm nộp thuế; về lâu dài là giảm thuế, thậm chí là miễn thuế đối với cả 04 loại hình báo chí.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất xây dựng và triển khai công cụ giám sát, đo đạc bằng công nghệ để kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở, chấn chỉnh cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định của pháp luật, các tạp chí hoạt động đúng tính chất chuyên sâu, chuyên ngành.

Bộ cũng đề nghị tăng cường giám sát, kiểm tra đối với tạp chí đảm bảo hoạt động đúng tính chất chuyên sâu, chuyên ngành, đúng tôn chỉ, mục đích.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiến nghị chuyển việc xử lý đơn thư về nội dung thông tin trên báo chí về địa phương để tiến hành xử phạt khi có vi phạm, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của địa phương.

Cơ quan này cũng đề xuất giám sát, kiến nghị xử lý, xử lý đối với các trường hợp vi phạm, không chấp hành đúng các yêu cầu tại công văn số 5026 về việc tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ