Kịch bản câu giờ, ứng phó với biến chủng Omicron xâm nhập TP.HCM
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nếu Omicron có tốc độ lây nhiễm cao, biến chủng này hoàn toàn có thể xâm nhập và lây lan tại Việt Nam.
Nhiều ngày qua, sự xuất hiện của biến chủng B.1.1.529 với tên gọi Omicron đang khiến cả thế giới lo ngại. Nhiều nước áp đặt lệnh hạn chế và nâng mức cảnh báo cao nhất với biến chủng được WHO xếp vào nhóm “đáng lo ngại” này.
Tại Việt Nam, trong khi đợt bùng phát bởi biến chủng Delta chưa “hạ nhiệt”, Omicron càng trở thành nguy cơ khiến nhiều người dân lo lắng, đặc biệt ở TP.HCM.
Trao đổi với Zing, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, nhận định việc Omicron xâm nhập vào TP.HCM là có thể nếu chủng này có tốc độ lây lan nhanh.
SARS-CoV-2 liên tiếp biến chủng
Từ khi xuất hiện đến nay, SARS-CoV-2 liên tiếp tạo ra nhiều biến chủng và hầu như chủng sau đều có mức độ nguy hiểm hơn?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Không riêng SARS-CoV-2, bất kỳ loài virus nào cũng vậy, chủng nào có khả năng lây lan chậm hơn sẽ bị chủng có tốc độ lây lan nhanh hơn chiếm vật chủ để tồn tại.
Chúng ta nhớ lại chủng Alpha (xuất phát từ Anh) rất mạnh. Nhưng về sau, khi chủng Delta
Chúng ta vẫn chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy Omicron là biến chủng “hiền” hay “dữ”. Dĩ nhiên, rất hy vọng đây là chủng “hiền"
PGS.TS Đỗ Văn Dũng
xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ, chỉ vài tháng sau, hầu như chỉ còn Delta độc chiếm.
Về nguyên tắc, virus lây lan nhiều sẽ càng tạo ra biến chủng (nếu có đột biến) có tốc độ lây lan nhanh hơn, đó là điều chắc chắn. Thậm chí, để tồn tại, chúng có thể tạo ra biến chủng chống lại vaccine.
Đó là điều chúng ta luôn lo sợ biến chủng mới xuất hiện, bởi biến chủng sau bao giờ cũng lây lan nhiều hơn và có khả năng chống lại vaccine nhiều hơn biến chủng trước đó.
Một số ý kiến lạc quan rằng SARS-CoV-2 càng tạo ra nhiều biến chủng chứng tỏ chúng càng thuần hơn với con người, ông có thể phân tích rõ hơn?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Tôi cho rằng điều này có thể đúng nhưng cũng không hoàn toàn chắc chắn. Bởi mục tiêu của biến chủng mới đó là lây lan nhanh hơn và chống lại vaccine để tồn tại lâu hơn.
Dựa trên cơ sở khoa học là biến chủng nào “hiền” với con người hơn thì chúng tồn tại lâu hơn. Điều này đúng một phần.
Trên lý thuyết, nếu biến chủng quá “dữ”, làm chết hoặc gây bệnh nặng cho vật chủ thì chúng ít có khả năng lây lan hơn. Do đó, về lâu dài, virus phải tạo ra biến chủng “hiền lành” hơn để tồn tại lâu hơn.
Nếu cùng mức độ lây lan và khả năng đề kháng vaccine giống nhau, biến chủng “hiền lành” hơn sẽ cạnh tranh tốt hơn chủng “dữ”. Đây là nguyên tắc tiến hóa của tự nhiên.
Tuy nhiên, xét về quy luật truyền nhiễm, nếu biến chủng “dữ” có tốc độ lây rất nhanh, chúng vẫn có thể tồn tại lâu hơn so với biến chủng “hiền” nhưng khả năng lây lan chậm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: HMC.
Do đó, chúng ta không nên quá lạc quan cho rằng virus càng biến chủng thì càng thuần hơn với con người. Bởi chúng hoàn toàn có thể là vừa là biến chủng “dữ” và vừa phát triển nhanh. Delta là biến chủng “dữ” điển hình như vậy, bởi chúng có tốc độ lây nhiễm cao nên tồn tại lâu.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy Omicron là biến chủng “hiền” hay “dữ”. Dĩ nhiên, chúng ta rất hy vọng đây là chủng “hiền”.
Nhanh chóng chuẩn bị kịch bản ứng phó Omicron
Nguy cơ biến chủng Omicron có thể xâm nhập TP.HCM và tạo ra chùm lây nhiễm mới ở mức độ nào?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Một điều chắc chắn là Omicron sẽ tới TP.HCM nếu biến chủng này có tốc độ lây lan nhanh, vấn đề chỉ là thời gian sớm hay muộn mà thôi.
Tôi cũng như nhiều nhà khoa học hay các chính trị gia trên thế giới, hiện vẫn phải dùng từ “buy time” tức câu giờ. Có nghĩa là chúng ta không bao giờ ngăn chặn hoàn toàn được biến chủng này. Chúng sẽ vào. Nhưng nếu khi biến chủng này xâm nhập mà chúng ta không kịp chuẩn bị kịch bản thì sẽ rơi vào tình thế bị động. Và lúc này, rất có thể sẽ bùng phát làn sóng khác làm sụp đổ thành quả chống dịch.
Do đó, chúng ta cần “câu giờ”, trì hoãn tối đa thời gian để dịch lây lan chậm hơn. Lúc này, các nhà khoa học mới có đủ thời gian để nghiên cứu đặc tính của Omicron, từ đó quyết định được giải pháp để ứng phó phù hợp với biến chủng này.

Biến chủng Omicron sở hữu số lượng đột biến lớn so với các biến chủng virus khác. Ảnh: Reuters.
Ví dụ, nếu biến chủng có tốc độ lây lan nhanh không làm tăng bệnh nặng, lúc này, chúng ta không quá sợ hãi. Các giải pháp phòng chống dịch sẵn sàng ở mức độ vừa phải. Nếu Omicron “hiền lành” hơn thì chúng cũng sẽ tiêu diệt chủng Delta.
Còn giả sử Omicron là biến chủng dữ hơn, chúng ta cần có giải pháp cứng rắn để chống lại nó.
Nếu các nghiên cứu cho thấy chúng vẫn không thể thoát được vaccine, giải pháp đơn giản là tiêm mũi tăng cường. Còn nếu chúng “dữ” hơn và kháng vaccine, lúc này, buộc thì phải có loại vaccine để chống lại biến chủng mới.
Hy vọng trong 2 tuần tới, các nhà khoa học sẽ có bằng chứng đầy đủ và lúc đó, các quốc gia cũng như chúng ta sẽ có quyết định chính xác hơn. Còn hiện tại, Chính phủ các nước vẫn cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập của biến chủng Omicron.
Người dân cần làm gì trong thời điểm này thưa ông?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Một số kết quả ban đầu được công bố từ Nam Phi cho thấy vẫn có trường hợp nhiễm biến chủng mới dù đã tiêm vaccine (nhiễm trùng đột phá). Tuy nhiên, dù số ca mắc tăng gấp 3 lần nhưng số tử vong không tăng.
Điều này gợi ý rằng chủng Omicron có vẻ “hiền lành” hơn. Các bác sĩ lâm sàng của Nam Phi cũng đồng tình điều này, bởi người bệnh đa số có triệu chứng đau nhức, mệt mỏi nhưng không gây khó thở.
Một giả thuyết khác cũng cho rằng là biến chủng này không hẳn “hiền” hơn nhưng vaccine đã giúp giảm tình trạng chuyển biến nặng ở người nhiễm chủng Omicron. Như vậy, dù lý do gì thì chúng ta vẫn khẳng định rằng tiêm vaccine thực sự mang lại lợi ích.
Do đó, người dân vẫn cần tiếp tục 5K, bởi SARS-CoV-2 dù là biến chủng nào cũng là virus lây qua đường hô hấp. Do đó, chúng cũng không thể thoát được lớp khẩu trang, khử khuẩn và khoảng cách và tuân thủ quy định phòng, chống dịch của nhà nước.
Nhanh chóng tiêm đủ liều cơ bản cho toàn dân
Trước biến chủng Omicron, liệu chúng ta có nên đẩy nhanh việc tiêm vaccine mũi 3 cho người dân?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Tôi cho rằng chúng ta không nên vội vàng tiêm mũi 3. Bởi quan trọng nhất là tiêm chủng rộng rãi đủ mũi cơ bản cho người dân ở tất cả tỉnh, thành phố.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng nói về lý do xuất hiện biến chủng, đó là sự bất bình đẳng vaccine.
Việc tiêm dồn dập ở các nước giàu trong bối cảnh nước nghèo không đủ vaccine để tiêm. Chính sự thiếu công bằng này dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp ở các nước nghèo như châu Phi đã tạo ra cơ hội để những biến chủng mới như Omicron xuất hiện.
Tương tự ở Việt Nam, nếu chúng ta không tập trung phủ vaccine người dân ở các tỉnh thì dịch ở các địa phương này cũng sẽ quay trở lại các thành phố lớn. Đây là bài học mà thực tế chúng ta đã chứng kiến thời gian qua.
Do đó, bài học của chúng ta là không phải tiêm càng nhiều vaccine cho các thành phố lớn càng tốt, điều quan trọng là phải tiêm đầy đủ liều cơ bản cho toàn dân. Nếu đã tiêm đủ liều cơ bản thì mới cần tiêm mũi 3 sau đó.
Những trường hợp nào có thể cân nhắc tiêm mũi 3 thưa ông?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa triển khai rộng rãi việc tiêm mũi 3. Nếu có thì họ cũng tuân thủ đúng thời hạn 6 tháng sau khi đủ liều cơ bản.
Tôi cho rằng có thể tăng cường tiêm mũi 3 cho nhóm người đã tiêm vaccine nhưng suy giảm mức miễn dịch hoặc cơ thể đáp ứng miễn dịch thấp.
Ngoài ra còn có người cao tuổi, bệnh nền, lực lượng công tác ở tuyến đầu chống dịch, những bác sĩ trực tiếp chữa trị cho người cao tuổi, bệnh nền thì có thể cần tiêm chủng. Ngoài ra, người trẻ, khỏe mạnh thì không cần thiết vội tiêm mũi 3.
Theo các chuyên gia y tế cũng như những công bố từ tài liệu nghiên cứu cho thấy vaccine Vero Cell có yêu cầu nghiêm ngặt hơn về thời gian tiêm mũi tăng cường. Các vaccine khác có thể tiêm mũi tăng cường chậm hơn cũng được. Vì vậy cần ưu tiên tăng mũi tiêm tăng cường cho người đã được tiêm vaccine Vero Cell.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago