Một biến thể Omicron lành tính có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Nếu biến thể Omicron thay thế cho biến thể Delta, nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kích hoạt một trọng thái bùng nổ hàng hóa mới. Nhadautu.vn giới thiệu bài viết của Ambrose Evans-Pritchard, biên tập viên mảng kinh doanh quốc tế của tờ The Daily Telegraph như một góc nhìn mới về tác động của biến thể Omicron.
Có nhiều thứ tốt lành để có thể tin vào điều đó. Trong những ngày qua, có rất ít bằng chứng cho thấy biến thể Omicron, một biến thể mới của vi-rút gây COVID-19 được cho là đến từ Nam Phi, gây ra những đợt dịch bệnh gia tăng hay gây ra các ca bệnh nặng.

Một biến thể Omicron lành tính sẽ là lời hồi đáp cho sự cầu nguyện vượt qua COVID-19 của thế giới? Minh họa của Sophie Winder/The Telegraph
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền UCL, nói rằng chúng ta không thể loại trừ 'kịch bản lạc quan cao' về biến thể mới nhất của dịch bệnh này, vốn cực kỳ dễ lây lan, thay thế biến thể Delta, nhưng ít gây hại hơn.
Ông nói, nếu chúng ta 'may mắn một chút', tốc độ sao chép của vi-rút trong tế bào vật chủ sẽ chậm hơn so với biến thể Delta, dẫn đến việc ít bệnh nhân phải nhập viện và các ca tử vong ít hơn.
Nếu chúng ta 'thực sự may mắn', biến thể mới của vi-rút cũng sẽ 'ưu tiên' nhân lên trong các tế bào niêm mạc của đường hô hấp trên, hơn là ở các cơ quan như phổi và thận, nơi các bệnh nhân COVID-19 cho đến nay thường bị tổn thương nhiều nhất.
Tuy cho đến hiện nay chúng ta chưa thể đánh giá rõ ràng ảnh hưởng của 30 đột biến trong protein biến thể Omicron, nhưng chúng ta có thể thấy rằng các bệnh nhiễm trùng không có dấu hiệu đang lan rộng trên toàn thế giới.
Goldman Sachs đã đánh cược với bốn hiệu ứng mà Omicron có thể mang tới: "cắt giảm nghiêm trọng" (severe downside), "cắt giảm" (downside), "báo động giả" (false alarm) và một hiệu ứng bất ngờ "tăng vọt" (upside). Các kịch bản này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đối với giá tài sản và chính sách kinh tế vĩ mô trong năm tới. Và có thể có tác động sai cho các đánh giá về chi phí đối với doanh nghiệp.
Với những thông tin ít ỏi mới, chúng ta nhận thấy sự căng thẳng về đột biến mới của vi-rút gây ra các động thái mạnh mẽ trên các thị trường chứng khoán toàn cầu, tới giá dầu...
Ví dụ như thị trường chứng khoán toàn cầu đã rối loạn khi hãng vắc-xin Moderna cảnh báo rằng biến thể Omicron có thể kháng lại tác dụng của các vắc-xin hiện có. Nhưng một khi biến thể mới gây ra một loại bệnh dịch nhẹ hơn, thì mức độ giảm kháng thể có thể lại không là vấn đề lớn. Và chúng ta vẫn còn tế bào bộ nhớ T như một tuyến phòng thủ tiếp theo để bảo vệ cơ thể.
Với những lập luận như vậy, từ kết quả thực nghiệm của Gedankenex, tác giả bài báo trên The Daily Telegraph cho rằng bức tranh biến thể Omicron lành tính có thể vẫn tiếp tục chủ đạo trong mùa đông này, nhưng chúng ta sẽ hạ cánh ở điểm cuối lạc quan trong các nhận định của Goldman Sachs.
Bức tranh thị trường được coi là 'Xấu' khi các chính phủ quá nhanh nhạy, có phản ứng tức thì bằng cách đóng cửa các bộ phận của nền kinh tế như các biện pháp phòng ngừa.
Du lịch xuyên biên giới trên toàn cầu đã bị tê liệt nhưng tôi không tin nó sẽ tiếp tục bị đóng băng trong thời gian lâu nữa và dù gì, du lịch cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong GDP của nhiều nước.
Ở một vế khác, doanh nghiệp đã học một cách xuất sắc các biện pháp đối phó với dịch bệnh.
Nhưng bức tranh thị trường sẽ là 'Tốt' khi những thử thách đối với chúng ta lên tới cao trào, và chúng ta phá bỏ được những 'thử nghiệm ngột ngạt' của những đợt xét nghiệm liên tu bất tận, khởi động lại những đường bay, mở rộng hộ chiếu vắc-xin, hạn chế những qui định cách ly bắt buộc và giảm những bắt buộc từ phía nhà nước tới người dân.

Diễn tiến lây lan của biến thể Omincron (màu xanh) so với biến thể Delta (màu hồng). Đồ họa Insider
Trong vài tuần tới, các nhà khoa học sẽ biết chính xác được liệu biến thể Omicron mới liệu có gây ra nhiều ca tử vong hơn so với biến thể Delta, vốn từng là ác mộng đối với toàn thể nhân loại.
Nếu kịch bản biến thể Omicron là lành tính, điều đó sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu, tạo ra một sự bùng nổ mới về hàng hóa và đẩy các chỉ số chứng khoán lên một mức cao hơn. Bạn sẽ không phải cần tới các trái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu Chính phủ Đức hay trái phiếu mạ vàng của Chính phủ Anh nữa.
Nền kinh tế của Trung Quốc đã chạm đáy vào tháng trước sau một cuộc suy thoái (không được công nhận) và nước này đã kích hoạt ngay chế độ tăng tín dụng trở lại ngay trước khi biến thể Omicron xuất hiện.
Goldman Sachs cho rằng lạm phát toàn cầu sẽ giảm nhanh hơn trong kịch bản tăng giá bởi vì chi tiêu sẽ chuyển từ hàng hóa trở lại dịch vụ, làm giảm bớt sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng.
Điều này phản ánh quan điểm chính thống của học thuyết kinh tế Keynes mới đối với các ngân hàng trung ương khi cho rằng tình trạng thiếu hụt đang gây ra sự gia tăng giá cả. Lý tưởng nhất để giải thích điều này là cho đó kết quả của việc bơm thêm tiền của các ngân hàng trung ương.
Các nhà phê bình cho rằng Fed kết hợp các triệu chứng với nguyên nhân, xem xét nguồn gốc tiền tệ sâu xa hơn của lạm phát Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong 30 năm với 6,2 điểm số phần trăm. Tôi sẽ vui vẻ đứng về phía bên kia trong dự đoán của Goldman, sẵn sàng đặt cược rằng sự phục hồi toàn cầu nhanh hơn sẽ khiến lạm phát tăng cao và buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt hơn mức độ họ dám thừa nhận hoặc thị trường mong đợi.
Lưu ý rằng Giáo sư Raghuram Rajan, cựu Thống đốc của Ngân hàng Liên bang Ấn Độ và hiện đang làm việc tại Đại học Chicago, đã cảnh báo Fed đã thúc đẩy lạm phát cơ cấu và chính sách hiện giờ sẽ dẫn tới một kết thúc tồi tệ.
Giáo sư Raghuram cho biết một Fed dưới thời của ông Powell đang mắc kẹt trong một cuộc chiến tâm lý về thời gian, vẫn đang 'chiến đấu với cuộc chiến cuối cùng' từ kỷ nguyên thế tục trì trệ, và là con tin chính trị cho một Quốc hội đang tìm cách phát triển tài khóa.
"Trước đây, mức lạm phát hiện tại đã khiến họ phải đối diện với nhau, cương quyết nhìn vào máy quay TV và nói: 'Chúng tôi ghét lạm phát, và chúng tôi sẽ làm mọi cách để nó biến mất'. Nhưng bây giờ thì họ có nhiều khả năng để viện lý do hơn", ông nói.
Hàm ý là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế tối cao của thế giới - mỏ neo của nền tài chính quốc tế - có thể sẽ là một vấn đề lớn hơn trong năm tới so với bất cứ điều gì Covid-19 gây ra trên thị trường.
Một cái kết Omicron lành tính đang làm nóng trở lại các cuộc tranh luận chính trị và chia cắt thế giới thành các phe khác nhau. Những quốc gia như Anh, Mỹ, Mexico, Brazil hoặc Ấn Độ, vốn có khuynh hướng 'sống chung với virus' sẽ trở lại trạng thái 'bình thường mới' rất nhanh.

Dự đoán kịch bản phục hồi kinh tế thế giới của IMF
Ở một phía khác, Trung Quốc đang bị mắc kẹt bởi hệ tư tưởng 'Zero-Covid' và hai năm tuyên truyền của nhà nước ca ngợi sự vượt trội của đất nước này so với phương Tây vì đã thành công trong việc khống chế và tiêu diệt vi-rút. Trung Quốc có rất ít khả năng đạt được miễn dịch tự nhiên và không muốn đưa vắc-xin của mình ra thử nghiệm công khai.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã công bố một báo cáo trong tuần này cảnh báo rằng các ca nhiễm trùng có thể lên tới 630.000 ca mỗi ngày nếu quốc gia này mở cửa. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục cứng rắn và không khoan nhượng với chính sách chống COVID-19 của mình.
Nhưng ông Tập Cận Bình không thể né tránh vấn đề này. Ông ta phải đối mặt với sự lựa chọn ngấm ngầm là cô lập kín trong nhiều năm nữa, hoặc chấp nhận điều mà báo cáo gọi là "khả năng thực sự của một đợt bùng phát khổng lồ, gần như chắc chắn sẽ đặt ra vết nhơ không thể dung thứ cho hệ thống y tế của nước này".
Zhang Wenhong, một chuyên gia về COVID của Trung Quốc cho biết: “Nếu chúng tôi có thể đối phó với biến thể Delta, thì chúng ta cũng có thể đối phó với Omicron".
Tốt thôi, nhưng vẫn phải đặt ra các câu hỏi như: Zero-Covid có phải là một chính sách hợp lý chống lại một biến thể nhẹ nhàng hơn không? Liệu nó có khả thi về mặt chính trị vào thời điểm Hàn Quốc, Singapore và những nước khác đang chuyển chính sách phòng chống COVID sang việc kiểm soát dịch bệnh lây lan chứ không đóng cứng như trước nữa?
Châu Âu đang ở trong tình thế khó khăn. Biến thể Delta đang đẩy hệ thống bệnh viện đến bờ vực thẳm tại các nước như Đức, Áo, Hà Lan và hầu hết các nước Trung Âu, trong khi Pháp cũng gặp khó khi khả năng miễn dịch vắc-xin của họ suy yếu dần. Tuy nhiên, một biến thể Omicron nhẹ hơn sẽ giúp họ nhanh chóng đưa ra các chính sách ngược lại.
Có thể cho rằng chính sách bắt buộc tiêm phòng của Áo, một chính sách sẽ sớm được các nước láng giềng bắt chiếc, đã vi phạm Công ước Châu Âu về nhân quyền, cũng như các đi ngược lại các biện pháp cấm phân biệt đối xử đối với những người không được tiêm chủng.
Giả định của tôi là con đập nước lớn sẽ nhanh chóng bị vỡ trên toàn thế giới nếu biến thể Omicron tỏ ra nhẹ nhàng như vẻ bề ngoài của nó và giành chiến thắng trong cuộc đua với biến thể Delta.
Chúng ta sẽ biết điều đó vào khoảng giữa tháng 12 này. Cho đến lúc đó, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến những đợt rung động mạnh trên thị trường.
- Cùng chuyên mục
Loạt doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tiêu biểu ở Đà Nẵng
130 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Đà Nẵng - Phát triển và Hội nhập", giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ, nông lâm, thủy sản…
Thị trường - 26/03/2025 14:22
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên
Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 26/03/2025 09:40
Bước đà 56.000 tỷ đồng có giúp du lịch TP.HCM tăng tốc dịp 30/4?
Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Thị trường - 26/03/2025 09:40
Giá tiền ảo Pi Network 'lao dốc', Pi thủ giục nhau cứu vớt
Tiền ảo Pi Network liên tục rớt giá dù khối lượng giao dịch mỗi phiên rất lớn, chuyên gia lên tiếng khuyên nhà đầu tư đề phòng trước khi định xuống tiền mua vào.
Thị trường - 26/03/2025 08:15
3 nước láng giềng chiếm 94% tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chi tổng cộng 1,33 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện và phụ tùng ô tô các loại.
Thị trường - 26/03/2025 06:25
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Mỹ
Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại hàng hóa sang Mỹ đạt 16,97 tỷ USD, còn nhập siêu từ Trung Quốc là 15,64 tỷ USD.
Thị trường - 26/03/2025 06:15
Giá dầu thế giới biến động nhẹ
Giá dầu thế giới phân kỳ vào sáng thứ Ba khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine bù đắp cho lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do thuế quan của Hoa Kỳ.
Thị trường - 26/03/2025 05:54
Hoa Kỳ bổ sung hàng chục thực thể vào danh sách hạn chế xuất khẩu
Hoa Kỳ đã bổ sung hàng chục thực thể, bao gồm cả Trung Quốc, Iran và Pakistan, vào danh sách hạn chế xuất khẩu, theo thông báo trên Công báo Liên bang vào thứ Ba.
Thị trường - 26/03/2025 05:32
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Khoản đầu tư của Proparco và FMO đã nâng tổng nguồn vốn huy động từ thị trường quốc tế của SeABank lên tới gần 1,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 16:25
SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:15
T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL
Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:12
Nam A Bank và The Shanghai Commercial & Savings Bank ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD
Chiều 24/3, tại TP.HCM, Nam A Bank (NAB - HoSE) và The Shanghai Commercial & Savings Bank (SCSB) Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD nhằm gia tăng nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của Nam A Bank.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:04
Giá vàng thế giới giảm nhẹ
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống còn 3.010,64 USD một ounce, tính đến 0224 GMT. Giá vàng tương lai của Hoa Kỳ ổn định ở mức 3.015,00 USD.
Thị trường - 25/03/2025 13:06
Hyundai Steel công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ, cổ phiếu trượt giá
Hyundai Steel sẽ đầu tư 5,8 tỷ USD cùng với Hyundai Motor Group để xây dựng một nhà máy tại Louisiana ở Hoa Kỳ với công suất hàng năm là 2,7 triệu tấn, công ty cho biết trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý vào hôm thứ Ba.
Thị trường - 25/03/2025 12:59
Chuyện tử tế tại một ngân hàng
Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, giữa những áp lực công việc và những thử thách không lường trước, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng đầy ấm áp, có những bàn tay chìa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở để đồng hành, san sẻ. Và tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), những điều tử tế ấy vẫn luôn hiện hữu, vẫn âm thầm chạm đến trái tim của biết bao con người.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 10:05
Ông Trump áp thuế 'thứ cấp' 25% đối với dầu Venezuela
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cho phép áp thuế 25% đối với bất kỳ quốc gia nào mua dầu và khí đốt từ Venezuela.
Thị trường - 25/03/2025 07:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago