Biến thể Omicron khiến các nước châu Á thận trọng trong việc mở cửa lại biên giới
Những chiếc xe buýt có máy lạnh đã rời Singapore ngay sau khi mặt trời ló rạng hôm thứ Hai, chở du khách đến Malaysia lần đầu tiên sau 21 tháng, làm sống lại một trong những cửa khẩu biên giới bận rộn nhất thế giới trước đại dịch.
Sự kiện khởi động lại hoạt động du lịch này đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình mở cửa trở lại của Singapore, cũng như nỗ lực 'sống chung cùng COVID-19' của đảo quốc này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến mọi tính toán mở cửa trở lại mới đây của nhiều nước châu Á chựng lại, và điều này có thể khiến sự phục hồi của khu vực kinh tế năng động nhất thế giới chậm lại.
Singapore, cũng giống như nhiều nước châu Á khác đã tỏ ra thận trọng hơn các nước phương Tây trong việc nới lỏng kiểm soát biên giới và thả lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Khó có thể tìm thấy các buổi hòa nhạc đông đúc, các sân vận động chật cứng người ở đây và hầu hết mọi người đều tự giác đeo khẩu trang khi ra đường, và thậm chí cả ở nơi làm việc.

Cây cầu nối Singapore với Malaysia vừa được mở cửa trở lại, nhưng sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể khiến nó đóng lại một lần nữa. Ảnh AP
Sự lây lan của một biến thể mới của vi-rút sẽ gần như chắc chắc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng chống dịch như hủy bỏ các chuyến du lịch, như thỏa thuận nói trên với Malaysia.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo tại một hội nghị chính trị hôm Chủ nhật: "Chúng ta phải chuẩn bị cho những chấn động mạnh hơn trên con đường phục hồi. Vẫn chưa chắc chắn, nhưng chúng ta có thể buộc phải lùi lại một vài bước trước khi có thể tiến thêm trên con đường bình thường trở lại".
Các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Singapore, đã phong tỏa biên giới đối với du khách đến từ Nam Phi, nơi biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên, cũng như không cho nhập cảnh đối với các công dân đến từ những nơi biến thể này đã lan rộng.
Hôm thứ Hai, Nhật Bản cùng với Israel trở thành hai quốc gia duy nhất cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài. Philippines đã hoãn một chương trình cho phép một số du khách nước ngoài được tiêm phòng đến nước này, còn Úc và Ấn Độ cho biết họ sẽ xem xét kỹ các kế hoạch nới lỏng các hạn chế biên giới.

Du khách rời khỏi Nam Phi sau khi nhiều nước cấm bay đến khu vực này. Ảnh: CNN
Các trường hợp nhiễm biến thể Omicron, với các dấu hiệu ban đầu chống lại miễn dịch từ các bệnh nhiễm trùng hoặc vắc-xin, đã được phát hiện ở Úc, Áo, Bỉ, Botswana, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông, Israel, Ý và Nước Hà Lan. Bồ Đào Nha đã thông báo hôm thứ Hai rằng 13 trường hợp nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện trong số các thành viên của một đội bóng đá địa phương. Chưa có trường hợp nhiễm biến thể Omicron nào được xác nhận ở Hoa Kỳ.
Các quan chức y tế Mỹ cho biết các nhà khoa học sẽ mất hai tuần để xác định mức độ đe dọa của biến thể Omicron. Sự nguy hiểm có thể tăng lên gấp bội khi mùa đông đến, trong điều kiện mọi người ở trong nhà nhiều hơn, tạo cơ hội cho vi-rút lây lan nhiều hơn.
Bóng ma về các đợt đóng cửa mới và hạn chế đi lại đã làm chao đảo các thị trường chứng khoán ở châu Á vào thứ Hai khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động của biến thể mới nổi đối với lục địa tạo ra 40% GDP của thế giới.
Nhật Bản bắt đầu nới lỏng các hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài kể từ ngày 8/11, nhưng vừa thông báo rằng họ sẽ ngừng tiếp nhận công dân nước ngoài đến bắt đầu từ thứ Ba (30/11) vì lo ngại sự nguy hiểm của biến thể mới này (người nước ngoài có thị thực đã được cấp trước đây vẫn có thể quay trở lại Nhật Bản).

Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Ảnh Kyodo
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết động thái này nhằm ngăn chặn 'tình huống xấu nhất', và nói đây chỉ là 'một biện pháp tạm thời' cho đến khi thế giới biết nhiều hơn về biến thể mới. Ông cho biết Nhật Bản đang phân tích trường hợp một người đến từ Namibia có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 để tìm hiểu xem liệu du khách có bị nhiễm biến thể Omicron hay không.
Lệnh cấm được đưa ra chỉ ba tuần sau khi Nhật Bản bắt đầu cấp một số lượng hạn chế thị thực ngắn hạn cho sinh viên, khách doanh nhân và thực tập sinh làm việc trong khi vẫn chưa cho phép khách du lịch tới đất nước mặt trời mọc. Các quan chức đã thảo luận về việc cho phép các chuyến du lịch theo nhóm được giám sát và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, các trên có thể sẽ bị gác lại khi nước này siết chặt trở lại các hạn chế biên giới.
Nhật Bản bắt đầu yêu cầu kiểm dịch và kiểm tra đặc biệt đối với những khách đến từ một số quốc gia châu Phi vào cuối tuần qua.
Hàn Quốc cũng nhanh chóng ra lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từ 8 quốc gia châu Phi, bao gồm Nam Phi, Botswana và Zimbabwe. Nước này cho biết những người lao động nhập cư vào Hàn Quốc sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao (khoảng 80% dân số), Hàn Quốc gần đây đã chứng kiến một số lượng người nhiễm COVID cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, chủ yếu là do sự lây lan của biến thể Delta sau khi quốc gia này nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội kể từ ngày 1 tháng 11.
Hàn Quốc không bao giờ đóng cửa biên giới của mình trong thời gian xảy ra đại dịch, mà thay vào đó, họ dựa vào các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đối với những người đến từ nước ngoài.
Trung Quốc, quốc gia và nền kinh tế lớn nhất châu Á, đã không công bố bất kỳ thay đổi tức thời nào trước sự xuất hiện của biến thể Omicron, đơn giản bởi nước này vẫn duy trì chiến lược 'Không COVID', và áp đặt một số hạn chế nhập cảnh chặt chẽ nhất trên thế giới.
Du lịch đến Trung Quốc từ miền nam châu Phi đã được kiểm soát chặt chẽ. Những người có giấy phép cư trú hoặc thị thực trước khi xảy ra đại dịch đã không thể nhập cảnh vào họ kể từ tháng 3 năm 2020. Chỉ các nhà ngoại giao và một số ít cá nhân nhập cảnh để làm việc hoặc đoàn tụ gia đình mới có thể xin thị thực nhập cảnh mới.
Mà việc xin được visa cũng chỉ mới là 'một nửa của trận chiến' để có thể vào được biên giới Trung Quốc. Để được nhập cảnh vào Trung Quốc, người nước ngoài được yêu cầu tuân thủ một loạt các quy định nghiêm ngặt khác như phải cách ly trong hai tuần trước khi lên máy bay và thêm ít nhất thai tuần cách ly nữa khi đến Trung Quốc (ba tuần cách ly bắt buộc nếu bạn đến Bắc Kinh hoặc trở lại khuôn viên các trường đại học).
Các quy định này đã bị một số người chỉ trích là hà khắc, nhưng nếu biến thể Omicron bùng nổ thành một đợt bùng phát mới, gây tê liệt trên toàn thế giới, thì các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẵn sàng tăng độ hà khắc này lên gấp đôi, nếu họ cảm thấy cần thiết.
Zhang Wenhong, một bác sĩ nổi tiếng phụ trách ứng phó COVID ở Thượng Hải, viết trên Weibo: “Chiến lược hiện tại của Trung Quốc về phản ứng nhanh và không COVID có thể xử lý tất cả các loại biến thể của vi-rút Corona. Chúng tôi đã xử lý được với biến thể Delta, thì cũng có thể xử lý được với biến thể Omicron".

Nhiều chuyến bay từ nước ngoài tới Hong Kong đã bị hủy. Ảnh EPA
Điều tương tự cũng không thể xảy ra đối với các quốc gia khác trong khu vực. Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan từng phải vật lộn để ngăn chặn vi-rút Corona và đang đứng trước khả năng phục hồi kinh tế yếu do có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trong khi Việt Nam, Campuchia và Đài Loan đã xử lý đại dịch tương đối tốt, không có quốc gia nào muốn trải nghiệm lại những thời khắc khó khăn mà họ mới đây phải đương đầu.
Singapore, như thường lệ, là quốc gian nổi bật trong cuộc chiến với COVID, nhờ quy mô dân số nhỏ bé và các biện pháp phòng chống dịch sâu rộng. 85% trong số 5,4 triệu cư dân của đảo quốc này đã được tiêm chủng đầy đủ. Sự cởi mở và khoan dung đối với các trường hợp lây nhiễm và tử vong được coi như là một đối sách của Singapore so với Hồng Kông, đối thủ tài chính và doanh nghiệp lâu nay của họ, nơi buộc phải tuân thủ chiến lược 'Không COVID' của Trung Quốc.
Cho đến khi chính phủ áp dụng các nới lỏng đối với một số quốc gia bắt đầu từ tháng 9, người Singapore cũng từng phải đối mặt với việc cách ly tốn kém, kéo dài hai tuần tại các khách sạn được chỉ định khi trở về từ nước ngoài. Giờ đây, nhiều cư dân đang đổ xô đến Sân bay Changi, nơi không còn bị giới hạn về lưu trú nữa.

Một du khách đến từ châu Phi trên đường tới trung tâm xét nghiệm ở sân bay. Ảnh CNN
Amanda Tan từng cảm thấy ghen tị khi một người bạn nói với cô ấy về chuyến đi gần đây đến Đức, nơi người bạn của cô đã đến một 'vườn bia' mà không cần phải đeo khẩu trang, trong một chuyến thăm diễn ra trước khi chính phủ Đức áp dụng các hạn chế mới trong tháng này để chống lại sự lây lan của biến thể mới. Tan có kế hoạch 'quẩy tới bến' khi cô bay đến London vào thứ Tư này để tận hưởng kỳ nghỉ kéo dài một tuần, lần đầu tiên cô ra nước ngoài sau hơn hai năm.
Tan, 36 tuổi, làm việc tại một công ty tiếp thị trực tuyến cho biết: "Tôi chỉ muốn ra khỏi Singapore một thời gian. Singapore đã khá nghiêm ngặt với rất nhiều quy định và liên tục siết đi siết lại các quy tắc".
Tan cho biết cô ấy đang xếp những chiếc khẩu trang công nghiệp và bộ xét nghiệm nhanh COVID, những biện pháp phòng ngừa cần thiết cho chuyến đi du lịch, khi mà biến thể Omicron tỏ ra nguy hiểm không kém biến thể Delta. Ngoài ra, ngay ở nước Anh, các nhà chức trách cũng vừa thông báo rằng, bắt đầu từ thứ Ba (30/11), nước này sẽ bắt đầu yêu cầu xét nghiệm PCR đối với tất cả các khách du lịch đến nước này trong vòng 48 giờ sau khi nhập cảnh.

Biến thể Omicron có thể làm tan mộng mở cửa lại du lịch của nhiều nước châu Á. Ảnh AS
Emily Chiang, 42 tuổi, chủ một tiệm nail ở trung tâm khu mua sắm chính của Singapore, cho biết: “Tôi rất vui cho những người bạn của tôi, những người đang đợi cho đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng Hai, để có thể trở lại Malaysia bằng đường bộ. Rất nhiều gia đình Malaysia phải ly tán vì cha mẹ buộc phải ở lại Singapore để kiếm tiền, kể từ khi đại dịch bùng nổ đến nay".
Sự bắt đầu của du lịch không kiểm dịch, bao gồm các chuyến bay qua eo biển Johor, mở lại một con đường huyết mạch cho hai quốc gia gắn bó chặt chẽ về kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, nếu biến thể Omicron tấn công Singapore, chính phủ có khả năng buộc phải ra lệnh đóng cửa các doanh nghiệp và bắt người dân phải ở trong nhà.
Nếu điều đó xảy ra, cô ấy sẽ không có cơ hội tiếp tục mở tiệm làm đẹp, vì đã cạn kiệt tiền tiết kiệm.
Chiang đang thúc giục các nhân viên Malaysia của cô ấy thực hiện các chuyến đi về nhà trong khi họ vẫn còn có thể, bởi: "Khi tôi nói chuyện với khách hàng của mình, mọi người đều tỏ ra rất căng thẳng. Họ lo lắng về loại vi-rút mới. Họ không muốn bị phong tỏa thêm một lần nữa".
(Theo LATimes)
- Cùng chuyên mục
Gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ: Cơ hội an cư từ ABBANK
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt gói vay mua nhà dành cho khách hàng trẻ với lãi suất chỉ từ 5%/năm. Gói vay này cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của ABBANK trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình an cư và ổn định tài chính lâu dài.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:40
Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt
Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:39
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất phiên 27/3 gọi tên SHB, vốn hóa vượt 2 tỷ USD
Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiếp tục ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, đưa vốn hóa thị trường vượt mốc 2 tỷ USD.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:37
Giải thưởng “Bền Đam Mê” đồng hành cùng các tài năng trẻ nhân rộng giá trị cống hiến
Khởi động từ ngày 18/01/2025, giải thưởng “Bền Đam Mê”đã chính thức tìm ra những gương mặt tài năng trẻ xuất sắc nhất nhằm tôn vinh và đồng hành phát triển dự án nhằm nhân rộng giá trị cống hiến. Các dự án thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ, hoạt động xã hội hay khởi nghiệp đều hướng tới việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong xã hội và mang lại lợi ích lâu dài.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:36
Tập đoàn y tế Singapore hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) mở Trung tâm y khoa ứng dụng AI
Trung tâm Ung bướu & Ngoại thần kinh AIH do Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) hợp tác với Bệnh viện Raffles Medical Singapore sẽ ứng dụng AI và với hy vọng mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý ngay tại Việt Nam.
Thị trường - 27/03/2025 15:10
Thế vận hội của khát vọng 'vươn mình'
Năm 2025 không chỉ đánh dấu nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước, mà còn là mốc son đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 13:49
Bình Định định vị là điểm đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, logistics… nhờ đó, địa phương đang từng bước định hình vị thế điểm đến của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thị trường - 27/03/2025 13:38
Viettel Construction đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
Ngày 26/3/2025, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 09:00
Thủ tướng Mark Carney: Canada sẽ sớm phản ứng với 'cuộc tấn công' của ông Trump
Canada sẽ sớm phản ứng với mức thuế mới đối với xe nhập khẩu do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố và có thể áp dụng các biện pháp trả đũa đối với Hoa Kỳ, Thủ tướng Mark Carney cho biết vào thứ Tư.
Thị trường - 27/03/2025 07:04
Việt Nam ‘rất sẵn lòng’ mở cửa cho nông sản Mỹ
Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường đối với quýt, mận và chanh vàng từ Mỹ.
Thị trường - 27/03/2025 06:39
Ông Trump áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Hôm thứ Tư, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu bắt đầu từ tuần tới.
Thị trường - 27/03/2025 06:22
Khánh thành nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng sản xuất mẫu xe Skoda tại Việt Nam
Chiều 26/3, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng, nơi sản xuất những mẫu xe ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 26/03/2025 19:14
Loạt doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tiêu biểu ở Đà Nẵng
130 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Đà Nẵng - Phát triển và Hội nhập", giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ, nông lâm, thủy sản…
Thị trường - 26/03/2025 14:22
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên
Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 26/03/2025 09:40
Bước đà 56.000 tỷ đồng có giúp du lịch TP.HCM tăng tốc dịp 30/4?
Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Thị trường - 26/03/2025 09:40
Giá tiền ảo Pi Network 'lao dốc', Pi thủ giục nhau cứu vớt
Tiền ảo Pi Network liên tục rớt giá dù khối lượng giao dịch mỗi phiên rất lớn, chuyên gia lên tiếng khuyên nhà đầu tư đề phòng trước khi định xuống tiền mua vào.
Thị trường - 26/03/2025 08:15
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago