'Khống chế' đặt cọc trong mua bán bất động sản được không?
Trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất khống chế thời điểm được nhận đặt cọc và mức đặt cọc tối đa. Phương án này gây ra nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt về tính pháp lý trong mối liên hệ với các luật khác.

Về bản chất, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trên cơ sở tự do, tự nguyện giao kết của các bên. Ảnh Trọng Hiếu.
Việc chủ đầu tư lợi dụng việc đặt cọc để huy động vốn khi chưa đủ điều kiện là hiện tượng phổ biến thời gian qua, tiềm ẩn rủi ro cho khách hàng và trên thực tế đã nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ ký kết hợp đồng mua bán, bàn giao nhà. Bởi vậy, việc đề xuất giải pháp để xử lý trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là cần thiết.
Tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất "luật hóa" hoạt động đặt cọc, quy định chủ đầu tư chỉ được nhận tiền đặt cọc để bán nhà ở hình thành trong tương lai sau khi đã khởi công; số cọc không quá 5% giá trị nhà ở được mua bán.
Cụ thể:"Điều 26. Huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn huy động trong kinh doanh nhàở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Chủ đầu tư dự án chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai sau khi đã khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; số tiền nhận đặt cọc không được vượt quá 5% giá trị nhà ở được mua bán."
Đề xuất này cần phải xem xét thấu đáo ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, việc "đặt cọc" có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản không? Hay nói cách khác, hoạt động kinh doanh BĐS bắt đầu từ thời điểm nào?

Việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng được lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính
ThS. Nguyễn Văn Đỉnh
Theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (hiện hành), phạm vi điều chỉnh của luật là "về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản". Trong khi đó,"kinh doanh bất động sản" được giải thích là "việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi".
Các quy định này cơ bản được giữ nguyên trong dự thảo luật sửa đổi (chỉ bỏ cụm từ "nhằm mục đích sinh lợi").Với nội hàm của hoạt động "kinh doanh bất động sản" nêu trên thì đối với một dựán đầu tư, thời điểm nào Luật Kinh doanh bất động sản bắt đầu điều chỉnh?
Quan hệ giữa "người muốn bán" (chủ đầu tư) và "người muốn mua" (khách hàng tiềm năng) là một quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật dân sự năm 2015: "Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng".
Việc các chủ thể ký kết thỏa thuận đặt cọc (cho dù với mục đích để để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán BĐS sau này - "đặt cọc giữ chỗ") có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản hay không? Nếu mục đích của thỏa thuận đặt cọc giữa "người muốn bán" và "người muốn mua" chỉ là để đảm bảo hai bên khi đủ điều kiện sẽ tiến hành giao kết hợp đồng mua bán căn hộ, chủ đầu tư không sử dụng tiền thỏa thuận đặt cọc sai mục đích thì pháp luật chuyên ngành (Luật Kinh doanh bất động sản) có thể hạn chế về thời điểm nhận cọc (sau khi đã khởi công xây dựng) hay giá trị của khoản đặt cọc (không quá 5% giá trị nhà ở được mua bán) hay không là vấn đề cần được làm rõ?
Vấn đề thứ hai là tính khoa học, chặt chẽ của việc thiết kế điều luật liên quan đến đặt cọc. Quy định về đặt cọc được đặt tại Điều 26 dự thảo luật, quy định về "Huy độngvốn và quản lý, sử dụng vốn huy động trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai", thuộc Chương III (Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) là không hợp lý.
Bởi như đã nêu, việc các bên ký kết thỏa thuận đặt cọc (để đảm bảo khi đủ điều kiện sẽ tiến hành giao kết hợp đồng mua bán) chưa phải là hoạt động kinh doanh BĐS. Nếu đưa quy định đặt cọc vào điều luật về "Huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn huy động" thì đồng nghĩa nhà làm luật thừa nhận, cho phép chủ đầu tư huy động vốn, sử dụng vốn thông qua đặt cọc (khi chưa đủ điều kiện huy động vốn)?
Vấn đề thứ ba là tại thời điểm đặt cọc, các bên chưa ký hợp đồng mua bán (do chưa đủ điều kiện) thì xác định "giá trị nhà ở được mua bán" bằng cách nào để từ đó áp hạn mức đặt cọc 5% giá trị nhà ở được mua bán?
Về bản chất, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trên cơ sở tự do, tự nguyện giao kết của các bên. Bộ luật dân sự không khống chế thời điểm các bên đặt cọcvà giá trị khoản đặt cọc thì luật chuyên ngành không thể có quy định trái ngược (nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Bộ luật dân sự). Nếu khách hàng tự nguyện, chủ động đề xuất với chủ đầu tư, "xin" được đặt cọc giữ chỗ thì liệu có thể ngăn cấm? Thậm chí, khách hàng vì tin tưởng uy tín của chủ đầu tư và muốn đảm bảo chắc chắn suất mua BĐS mà sẵn sàng đặt cọc lên đến 90% giá trị hợp đồng đã thỏa thuận thì Luật Kinh doanh bất động sản có nên cấm và có được phép ngăn cấm?
Và xuất phát từ tính tự nhiên trong quan hệ dân sự thì nếu nhà làm luật khống chế thời điểm nhận đặt cọc phải sau khi khởi công công trình, các bên sẽ "lách" bằng các thỏa thuận khác không có tên là "đặt cọc" nhưng có cùng bản chất để hợp thức hóa (ví dụ, các bên có thể ký "thỏa thuận hợp tác", "thỏa thuận hứa mua, hứa bán").
Với việc khống chế giá trị đặt cọc (không quá 5% giá trị nhà ở được mua bán), các bên có thể "lách" theo một công thức: Với hợp đồng mua bán đã thỏa thuận giá bán là 2 tỷ đồng, đặt cọc 1 tỷ đồng (50% giá bán) thì trong thỏa thuận cọc, các bên có thể thỏa thuận "giá trị nhà ở được mua bán" là 20 tỷ đồng và giá bán sẽ được tính toán lại tại thời điểm ký hợp đồng mua bán; như vậy, tiền đặt cọc vẫn đảm bảo không vượt quá 5% giá trị nhà ở được mua bán (bởi như đã nêu, tại thời điểm đặt cọc và chưa ký hợp đồng mua bán thì "giá trị nhà ở được mua bán" chưa được xác định và không có giá trị pháp lý).
Như vậy, suy cho cùng thì việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng được lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính. Với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ có đủ cách "biến tướng" để hợp thức hóa, dẫn đến mục đích tốt đẹp của nhà làm luật không được thực thi.
Do vậy tôi cho rằng để đảm bảo hiệu quả của chính sách và tránh "xung đột pháp luật" thì Luật Kinh doanh bất động sản không cần điều chỉnh về việc đặt cọc. Thay vào đó, Luật cần quy định để kiểm soát chặt chẽ về bán nhà ở hình thành trong tương lai, việc huy động vốn và sử dụng vốn của chủ đầu tư, đồng thời có chế tài chặt chẽ để xử lý hành vi vi phạm.
Với khoản tiền đặt cọc (cũng như mọi khoản tiền đã nhận từ khách hàng trước khi giao kết hợp đồng), chủ đầu tư có nghĩa vụ quản lý, sử dụng đúng mục đích và không được sử dụng làm vốn huy động để đầu tư vào dự án. Nếu vi phạm, chủ đầu tư sẽ bị xử lý về hành vi huy động, sử dụng vốn không đúng quy định (hiện nay, Nghị định số16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đãquy định phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng đối với chủ đầu tư vi phạm "Huy động vốn khôngđúng quy định"; "Sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước củabên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúngmục đích cam kết").
- Cùng chuyên mục
Vợ 'Mr.Hunter' Lê Khắc Ngọ bị bắt tại Thái Lan
Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng Interpol bắt được nghi can Ngô Thị Thêu, vợ 'Mr.Hunter' Lê Khắc Ngọ, ở Thái Lan.
Pháp luật - 08/07/2025 06:45
Loạt lãnh đạo PJICO bị khởi tố vì nhận hối lộ
10 bị can tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan bị Bộ Công an khởi tố vì tội 'Nhận hối lộ'.
Pháp luật - 07/07/2025 21:13
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Nghị định số 192 đã được Chính phủ ban hành chỉ sau 1 tháng kể từ ngày Nghị quyết số 201 được Quốc hội thông qua. Sự xuất hiện của nghị định này đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc phát triển nhà ở xã hội.
Pháp luật - 07/07/2025 14:06
Công an Hà Nội cảnh báo hình thức lừa đảo mới khi tham gia chơi Pickleball
Công an Hà Nội cảnh báo về trường hợp một người phụ nữ bị lừa hơn 2 tỷ đồng, đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia hội nhóm pickleball trên mạng xã hội khi chưa tìm hiểu rõ ràng.
Pháp luật - 07/07/2025 11:28
Điểm mặt đại gia chi hàng trăm tỷ đồng đánh bạc tại sòng bài ở khách sạn Pullman
Nhiều đại gia đã chi hàng trăm tỷ đồng để "đốt" vào sòng bài tại khách sạn Pullman. Theo CQĐT, người quản lý King Club là Kim In Sung đã thu lợi bất chính hơn 9,2 triệu USD (tương đương hơn 222 tỷ đồng) từ tổng số tiền mà các bị can đã đánh bạc thua.
Pháp luật - 07/07/2025 07:38
'Trùm cuối' trong vụ đánh bạc trăm triệu USD ở King Club là ai?
Quá trình điều tra vụ đánh bạc 106 triệu USD ở King Club, tầng 1 khách sạn Pullman Hà Nội, đã có những mâu thuẫn trong lời khai về việc ai mới là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Việt Hải Đăng.
Pháp luật - 06/07/2025 08:20
Bộ Tài chính cảnh báo việc lợi dụng Cổng thông tin điện tử của Bộ để lừa đảo
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính, lãnh đạo bộ để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.
Pháp luật - 05/07/2025 09:48
Cựu Phó Chủ tịch Phú Thọ cùng 140 người bị truy tố trong vụ án đánh bạc 2.600 tỷ đồng
Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, cựu Bí thư Thành ủy TP Hòa Bình cùng nhiều doanh nhân, công chức, người nước ngoài bị cáo buộc tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc với số tiền 2.600 tỷ tại King Club, tầng 1 khách sạn Pullman.
Pháp luật - 05/07/2025 07:40
Siro của vợ chồng TikToker Hải Bé: Bất ngờ doanh thu trăm tỷ/năm, hàng giả giá 'chát'
Liên quan đến vụ 'Siro ăn ngon Hải Bé', Cơ quan CSĐT xác định, chi phí để sản xuất mỗi gói siro khoảng 40 nghìn đồng nhưng các đối tượng đã bán ra thị trường với giá gấp đôi.
Pháp luật - 04/07/2025 18:56
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
Liên quan đến vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, cả 2 vụ án đang trong quá trình điều tra, trên tinh thần khách quan, đúng bản chất. Cơ quan điều tra cũng đang làm rõ sơ hở, lỗ hổng trong quy định pháp luật để có kiến nghị liên quan, đặc biệt trong công tác quản lý Nhà nước.
Pháp luật - 04/07/2025 07:51
Có thể áp thuế 4 mức doanh thu đối với hộ kinh doanh
Từ ngày 1/1/2026, chính thức thực hiện việc bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh. Luật Quản lý Thuế sửa đổi tới đây dự kiến 4 mức doanh thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để áp thuế.
Pháp luật - 03/07/2025 07:20
'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà rồi chiếm đoạt tiền tỷ
Thủ đoạn của đối tượng là vay tiền để đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà. Nhưng thực tế, đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt tài sản để trả nợ và tiêu xài.
Pháp luật - 02/07/2025 15:10
Không khởi tố vụ bán thịt heo bệnh liên quan đến C.P. Việt Nam
Trước thời điểm sáp nhập tỉnh, Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm về quy định an toàn thực phẩm", liên quan đến công ty C.P. Việt Nam.
Pháp luật - 02/07/2025 10:26
Gỡ rào cản phi thuế quan để khơi thông dòng chảy thương mại
Các rào cản phi thuế quan đang là thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như làm tắc nghẽn dòng chảy thương mại toàn cầu, song gỡ rào cản phi thuế quan không có nghĩa là mở cửa vô điều kiện.
Pháp luật - 01/07/2025 17:43
8 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ từ hôm nay 1/7 người dân cần biết
Từ hôm nay 1/7, có 8 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ theo Nghị định 151/2025, quy định về phân định thẩm quyền giữa chính quyền địa phương hai cấp và việc phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Pháp luật - 01/07/2025 07:35
Không còn là khuyến nghị: Bảo hiểm cháy nổ đã là bắt buộc từ 1/7
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 105/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định các chung cư, nhà tập thể cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên phải mua bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt.
Pháp luật - 30/06/2025 16:01
- Đọc nhiều
-
1
HHV chuẩn bị trả cổ tức cổ phiếu
-
2
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
3
Trước thềm niêm yết, Bất động sản CRV muốn phát hành mới cổ phần giá 26.000 đồng
-
4
‘Chọn mặt, gửi vàng’ kênh đầu tư nào trong nửa cuối năm 2025?
-
5
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago