Doanh nghiệp khổ vì nhiều quy định đất đai bất cập
Ngày 18/10, Bộ TN&MT đã có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản về một số nội dung liên quan đến việc đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

Nhiều kiến nghị được đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp
Hàng loạt vướng mắc
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Long, cho rằng hiện quy định đấu thầu, đấu giá dự án phải có quy hoạch 1/500 do nhà nước lập đang gây bất lợi, lãng phí cho doanh nghiệp (DN). Bởi đa số DN khi trúng đấu giá sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền của để điều chỉnh lại quy hoạch 1/500 cho đúng ý tưởng cũng như phù hợp với chủ trương phát triển dự án của DN. Ngoài ra, trong lần điều chỉnh này, cần nhìn nhận tổng quan, đánh giá xem luật Đất đai có xung đột với các luật khác hay không, nếu có thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh, chỉ rõ một số điều của luật Đất đai đang mâu thuẫn với luật Đầu tư, luật Kinh doanh bất động sản (BĐS)… Điển hình như việc chuyển nhượng dự án, luật Kinh doanh BĐS quy định chỉ cần có quyết định giao đất, cho thuê đất, hoàn thành nghĩa vụ tài chính là được chuyển nhượng; trong khi luật Đất đai quy định phải có sổ đỏ mới được chuyển nhượng.
Tương tự, quy trình thủ tục cấp sổ đỏ cho căn hộ condotel, officetel, BĐS du lịch... dù đã có nghị định hướng dẫn nhưng do đây chưa phải là luật nên các địa phương không dám cấp sổ đỏ cho khách hàng. DN đề nghị cần sửa luật Đất đai hoặc ban hành nghị định sớm để cấp được sổ đỏ cho các loại hình BĐS này.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), đồng tình quy định bỏ khung giá đất và cần đưa bảng giá đất về sát giá thị trường. Từ đó DN tính được tiền sử dụng đất (SDĐ), tính được chi phí đầu tư ngay từ đầu chứ không phải tù mù như bây giờ khi nhiều dự án trước đây tạm đóng tiền SDĐ 1 đồng, DN cộng vào giá bán cho khách hàng. Nhưng đến nay khi DN đã hoàn thành, người dân vào ở nhiều năm, nhà nước mới đưa ra số tiền thực tế DN phải đóng cao hơn dự kiến ban đầu rất nhiều. Việc này dẫn đến có nhiều DN thậm chí bán hết dự án cũng không đủ đóng tiền SDĐ. Đáng nói, hiện rất nhiều DN đang mắc kẹt, không đóng tiền SDĐ được.
"Nếu đưa ra được bảng giá đất sát giá thị trường và tính tiền SDĐ được nhanh chóng, không chỉ DN lợi mà nhà nước cũng có lợi vì thu được tiền SDĐ. Ngoài ra, phân lô bán nền là nhu cầu có thật của người dân và DN, nhưng do chưa có quy định cụ thể nên mỗi địa phương làm mỗi cách, thậm chí đa số địa phương đều bắt ngưng. Sửa luật lần này cần phải đưa vào luật, quy định cụ thể trường hợp nào được phân lô bán nền và hạ tầng ra sao. Từ đó quản lý được vấn đề này trên cả nước chứ không phải như hiện nay mỗi tỉnh làm mỗi kiểu. Đối với căn hộ condotel, officetel cũng cần quy định rõ là đất nào được làm loại hình căn hộ này và cấp sổ ra sao", ông Nghĩa đề xuất.
Nếu đưa ra được bảng giá đất sát giá thị trường và tính tiền sử dụng đất được nhanh chóng, không chỉ DN lợi mà nhà nước cũng có lợi - ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, chia sẻ rằng các DN thường né không dám phát biểu trái ý của Bộ nên "nhường" cho HoREA phát biểu. Đây là lý do vì sao ông hay nói dài và gay gắt. Nhưng thực tế luật Đất đai và nhiều luật khác đang có nhiều bất cập. Điển hình như việc xác định tiền SDĐ. Một dự án cùng một công ty định giá đất, nhưng nếu dùng 2 phương pháp xác định giá đất sẽ ra 2 con số khác nhau, với chênh lệch gần 20%. Hay cùng một dự án mà 2 công ty định giá sẽ ra 2 mức giá khác nhau, với chênh lệch cũng gần 20%. Hiện nay mỗi phương pháp xác định giá đất đều đưa ra một con số khác nhau, gây “nguy hiểm” cho cán bộ.
Chính vì vậy nhiều địa phương không thuê được công ty định giá, cán bộ cũng không dám đề xuất tiền SDĐ để UBND tỉnh ra thông báo cho DN. Đối với đất xen kẽ trong một dự án nên cho hoán đổi đất sạch theo một tỷ lệ nào đó, nhà nước lấy đất đó đem đấu giá. Điều này sẽ giúp gỡ ách tắc về đất xen cài trong các dự án bấy lâu nay (chỉ riêng TP.HCM đang vướng hàng trăm dự án không triển khai được).
Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá lớn
Làm việc với Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới dự kiến đưa vào nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Cụ thể, UBND TP.HCM mong được thí điểm xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để tính tiền SDĐ cho các dự án. Cho TP áp dụng việc bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm; tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với dự án nhóm B; bỏ kế hoạch SDĐ hằng năm cấp huyện…
Một điểm nghẽn khác là việc chuyển mục đích SDĐ của các tổ chức, cá nhân trên khu đất phù hợp quy hoạch là quyền của họ, nhưng pháp luật đất đai trước đây thiếu khái niệm về chuyển mục đích SDĐ và chưa quy định chuyển mục đích SDĐ cũng là một quyền của người dân nên nhiều trường hợp không thể thực hiện được.
Liên quan đến cổ phần hóa DN nhà nước, ông Mãi nhìn nhận việc yêu cầu DN sau cổ phần hóa phải thực hiện đúng phương án SDĐ đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa DN là gần như không thể thực hiện được. TP.HCM kiến nghị không lập lại phương án SDĐ đối với DN nhà nước đã cổ phần hóa nhưng không có phương án sử dụng đất. Đồng thời, giải quyết các thủ tục đất đai như ký hợp đồng thuê đất, cấp sổ đỏ, cho phép chuyển mục đích SDĐ hoặc thu hồi đất theo quy định pháp luật đất đai.
Ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), cho rằng câu chuyện đấu giá, đấu thầu phải có quy hoạch 1/500 là do nhà nước phải căn cứ vào đó mà đưa ra mức giá. Ngoài ra, nếu không có quy hoạch 1/500, DN lại “đảo” đi xin điều chỉnh quy hoạch, rất phức tạp. Sửa đổi luật lần này sẽ tiến tới xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường, hy vọng sẽ đơn giản thủ tục cho địa phương. Vấn đề quy đổi diện tích đất công xen kẹt trong dự án để lấy đất “thịt” của nhà nước đem đấu giá cũng sẽ được xem xét để rút ngắn thủ tục hành chính, hỗ trợ DN sớm đưa đất vào khai thác.
Ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, cũng cho rằng khi tổng kết luật Đất đai đã thấy có sự chưa thống nhất, đồng bộ với các bộ luật khác, nên khi áp dụng vào thực tiễn đã phát sinh vướng mắc khiến các bên gặp nhiều khó khăn. Nên lần sửa đổi này làm sao luật Đất đai tương thích với các luật Đấu thầu, Đấu giá, Nhà ở. Luật Đất đai giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, chứ không riêng gì BĐS nên phải đặt trong một tổng thể. Luật tác động đến nhiều đối tượng nên phải đánh giá được tác động của nó như thế nào, phải viết luật cho đúng, để ai cũng hiểu đúng và làm đúng.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT, đánh giá các vấn đề mà TP.HCM đề xuất có chất lượng, có trách nhiệm và có cơ sở. Nhiều cơ chế mà TP.HCM đề xuất thí điểm đã được quy định bởi các nghị quyết của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ. Đối với một số vấn đề mới, TP.HCM cần đánh giá toàn diện tính khả thi, tác động của chính sách, tính đồng bộ về phân cấp, thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ TN-MT đánh giá tỷ lệ đất nông nghiệp của TP.HCM hiện chiếm 53,4% là quá lớn, đồng thời đề nghị cần tính toán phương án SDĐ nông nghiệp đa mục đích, tăng hiệu quả đất đai và giúp người SDĐ khai thác hợp lý hơn.
(Theo Thanh Niên)
"Không đơn thuần xem đất nông nghiệp là kinh tế nông nghiệp mà cần xem là không gian môi trường, kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch, lâm nghiệp, sản xuất dược liệu" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà
- Cùng chuyên mục
Công ty C.P. Việt Nam bị phạt 105 triệu đồng
3 cửa hàng của C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị phạt vì kinh doanh thực phẩm trong khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
Pháp luật - 12/06/2025 06:45
Nhận hối lộ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị bắt
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Bá Hoan cùng 3 thuộc cấp bị khởi tố do liên quan đến Công ty CP đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long
Pháp luật - 11/06/2025 19:21
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan sắp hầu tòa
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và nhiều địa phương liên quan.
Pháp luật - 11/06/2025 08:16
Nộp 2.472 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho chồng, vợ ông Trịnh Văn Quyết từng giàu thế nào?
Vợ ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 1.400 tỷ, cùng gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án liên quan ông Quyết. Thời hoàng kim của FLC, bà từng sở hữu khối tài sản lớn.
Pháp luật - 10/06/2025 08:25
Đà Nẵng phạt 1 resort ven biển hơn 224 triệu đồng vì vi phạm môi trường
CTCP Thương mại và Du lịch San Hô Đà Nẵng - chủ đầu tư khu du lịch Temple Resort Danang bị phạt 224,5 triệu đồng vì vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
Pháp luật - 09/06/2025 14:37
Bộ Công an đề nghị Samsung hợp tác về phát triển công nghiệp an ninh
Samsung được đề nghị hỗ trợ Bộ Công an trong việc triển khai công nghệ cao vào công tác quản lý và giám sát an ninh quốc gia.
Pháp luật - 09/06/2025 10:01
Triệt phá đường dây liên quan đến rửa tiền lên đến 1.200 tỷ đồng
Nhóm đối tượng là nhà phát hành game sử dụng rất nhiều tài khoản ngân hàng thương mại trong nước khác nhau để nhận tiền từ nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép. Đồng thời, nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép sử dụng tiền phạm tội mà có mua tiền điện tử USDT (sử dụng ví lạnh) để tích trữ hoặc "chuyển giá trị" bằng việc mua nhà, xe ô tô hạng sang…
Pháp luật - 08/06/2025 16:49
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
- Đọc nhiều
-
1
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
-
2
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
-
3
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
-
4
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
5
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago