Khơi thông nguồn lực BOT: Người dân chia sẻ - Địa phương dũng cảm - Nhà đầu tư chuyên nghiệp

Nhàđầutư
Đóng góp nguồn lực vô cùng lớn làm thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông quốc gia, nhưng các dự án BOT vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Để khơi thông nguồn lực, cần có sự chia sẻ của người dân, sự dũng cảm của các địa phương và sự chuyên nghiệp của nhà đầu tư.
PHẠM DIỆP
03, Tháng 07, 2018 | 01:25

Nhàđầutư
Đóng góp nguồn lực vô cùng lớn làm thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông quốc gia, nhưng các dự án BOT vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Để khơi thông nguồn lực, cần có sự chia sẻ của người dân, sự dũng cảm của các địa phương và sự chuyên nghiệp của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước eo hẹp, vốn vay ODA tưởng ưu đãi nhưng thực ra không hề rẻ bởi các điều kiện đính kèm, việc huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư tư nhân trong nước đã trở thành cứu cánh giúp Việt Nam cải tạo được huyết mạch QL1 và hình thành nên một số đoạn tuyến cao tốc như như hiện nay.

Tuy nhiên, khi một số dự án BOT bắt đầu bộc lộ một số bất cập, phong trào phản đối bằng tiền lẻ lan rộng, dường như các nhà đầu tư đều bị dư luận nói chung đánh đồng là những kẻ trục lợi và mọi công sức đều bị coi rẻ.

Song song với đó là sự vô cảm, tránh né trách nhiệm từ nhiều thành phần liên quan ở các cơ quan quản lý, một số ngân hàng từng đồng hành tung hô triển khai các dự án BOT nay cũng quay mặt, khiến rất nhiều nhà đầu tư phải đối mặt áp lực vô cùng lớn….

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều nhà đầu tư không giấu diếm cảm giác e dè, thậm chí hoang mang, chán nản,  một số doanh nghiệp đứng trước  lựa chọn tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hay là dừng lại không tiếp tục làm và quyết định từ bỏ việc đầu tư hạ tầng giao thông.

Nếu tình hình này không được khơi thông, rồi huyết mạch giao thông của đất nước không biết bao giờ sẽ tiếp tục được hiện đại hoá, cao tốc Bắc - Nam sẽ triển khai ra sao?    

Tuy nhiên, trước những sóng gió đó vẫn luôn có những nhà đầu tư khác biệt, họ luôn âm thầm, lặng lẽ thực hiện những bước đi vững chãi, "đổ mồ hôi sôi nước mắt" lao động sản xuất không chỉ cho thành tựu riêng của tổ chức mình mà còn cống hiến sự phát triển đất nước.

Có nhà đầu tư sẵn sàng đương đầu tương tác với Bộ GTVT, với ngân hàng cho vay để đấu tranh cho các cam kết đã được các bên ký kết trong hợp đồng, thượng tôn pháp luật và sự minh bạch.

Mới đây, cuộc “giải cứu” cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, với sự tham gia của Công ty cố phần đầu tư Đèo Cả (một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong nước làm chủ công nghệ thi công hầm), tuyến cao tốc hành lang kinh tế Việt – Trung đã được tái khởi động với tốc độ thần kỳ mà người dân và chính quyền địa phương đều ghi nhận.

Được tham gia đồng hành cùng nhà đầu tư từ những ngày đầu của dự án, người viết đã chứng kiến những thay đổi "không tưởng" từng ngày trên đại công trường.

Nhưng đằng sau sự thành công của dự án là khó khăn chồng chất khó khăn. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn chia sẻ, ông đã đắn đo rất nhiều khi đứng trước những ngổn ngang mà nhà đầu tư cũ để lại. Đó là sự yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn năng lực quản lý. Tiếp quản một mớ bòng bong như vậy có thể lún sâu nếu không có tư duy hoạch định, quản lý và sắp xếp khoa học.

Tập đoàn Đèo Cả, vốn rất thành công ở các dự án miền Trung và miền Nam, tiêu biểu như các công trình: dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, dự án hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, dự án mở rộng hầm Hải Vân 2…. Lúc này, ông Hoàng không hề có ý định Bắc tiến. Ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó tổng giám đốc Đèo Cả kể: "Sau khi chủ đầu tư cũ bị Bộ GTVT chấm dứt hợp đồng, một số nhà thầu của UDIC đã tìm đến ông Hoàng. Tôi trực tiếp chứng kiến họ rơi nước mắt vì khoản tiền không nhỏ đã ứng trước của mình có nguy cơ bốc hơi, hàng trăm, hàng nghìn công nhân có nguy cơ thất nghiệp, thậm chí nếu dự án phá sản, họ chỉ còn nước tự tử. Cùng với nhãn quan chiến lược, cái tâm luôn đau đáu với những cung đường đất nước, có thể chính những giọt nước mắt đó đã góp phần thôi thúc cá nhân Chủ tịch, HĐQT và tập thể Công ty dấn thân vào dự án".

Và sứ mệnh đã được trao đúng người, Công ty CP đầu tư Đèo Cả đã và đang hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra, đó là đưa dự án về đích đúng hẹn vào năm 2020.  

"Một cơ duyên khi người con sinh ra tại Bịnh Định, quê hương Anh hùng ảo vải Hồ Thơm – Quang Trung Nguyễn Huệ, nay đang táo bạo và đầy quyết liệt lãnh đạo tổ chức của mình thực thi dự án để xa lộ đất nước tiến thẳng đến cửa khẩu Hữu Nghị Quan" - nhà văn Nguyễn Thành Phong nhận xét khi cùng Hồ Minh Hoàng rong ruổi trên chiếc xe chuyện dụng, trang bị cả những flycam hiện đại nhất để thị sát công trường. 

IMG_6283

Đoàn nguyên lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn thăm dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn 

Hiện Tập đoàn Đèo Cả là một trong số không nhiều các doanh nghiệp trân trọng trí thức và hội tụ được nhiều những chuyên gia đầu ngành. Với Đèo Cả người viết đã chứng kiến một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng đầy chất nghệ sỹ, đan xen giữa các thế hệ khác nhau, từ những “cây đại thụ” cho tới những lớp người trẻ 8x, 9x máu lửa, họ luôn có một tinh thần làm việc nhiệt huyết, cống hiến hết mình...  

Trong khi "sức nóng" từ các trạm thu giá - thu phí BOT vẫn còn hầm hập trên các mặt báo, mạng xã hội, việc giữ cho mình một góc nhìn riêng, khách quan, công bằng về BOT quả là điều không dễ. 

Nhưng rõ ràng, nếu quyền lợi của 3 bên gồm: Nhà đầu tư, Nhà nước và Người dân bị xung đột thì không thể có việc nào thành. Đây là một bài toán hài hoà lợi ích. Người dân đã không chấp nhận trả tiền cho một tuyến đường mà mình không sử dụng tại trạm thu phí "đặt nhầm chỗ" thì cũng dễ hiểu khi không có nhà đầu tư nào chấp nhận bỏ tiền nhà và vay ngân hàng để làm đường mà không thu hồi được vốn và có lãi.

Câu chuyện tại BOT Bắc Giang - Lạng Sơn khi nhà đầu tư cùng lãnh đạo địa phương dũng cảm xóa bớt trạm BOT, bớt gánh nặng cho dân, chấp nhận cơ cấu lại phương án tài chính, sẽ là một ví dụ mà các bên cần nhìn vào nếu muốn phát triển bền vững.   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ