Khi ông lớn bảo hiểm đi buôn bất động sản

Nhàđầutư
Điểm chung của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động 'tay trái' trong lĩnh vực bất động sản là tình hình kinh doanh ngày một xuống dốc.
NGHI ĐIỀN
04, Tháng 11, 2017 | 10:13

Nhàđầutư
Điểm chung của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động 'tay trái' trong lĩnh vực bất động sản là tình hình kinh doanh ngày một xuống dốc.

bao-hiem-aaa

 Nếu không tăng vốn, Bảo hiểm AAA có thể lỗ âm vốn chủ trong năm 2017

Di chứng từ quá khứ

Năm 2016, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA lỗ sau thuế 133,7 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên 703 tỷ đồng.

Lỗ luỹ kế ngấp nghé vốn cổ phần (813 tỷ đồng) là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mức độ khó khăn của thương hiệu bảo hiểm tư nhân có tiếng một thời.

Bốn năm sau sự thoái lui của vợ chồng bà Đỗ Thị Kim Liên và trở thành công ty con của Tập đoàn bảo hiểm AIG (Australia), những tưởng nguồn vốn ngoại cùng phong cách điều hành của 'người Tây' sẽ giúp AAA trở thành một 'ông Kẹ' trong làng bảo hiểm Việt.

Tuy nhiên thực tế là sức khoẻ của thương hiệu ba chữ A ngày càng suy sụp, với những di chứng nặng nề để lại từ thời kỳ lãnh đạo trước đây.

Năm 2016, AAA lỗ lớn một phần không nhỏ do phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư bất động sản và phải thu từ tồn đọng.

Cụ thể, Bảo hiểm AAA đã phải nâng số dư trích lập từ 3,25 tỷ đồng lên 41,3 tỷ đồng đối với khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Bất động sản An Giang.

Thực trạng kinh doanh của Công ty Bất động sản An Giang không mấy khả quan, với việc rơi vào diện vi phạm và bị cảnh báo thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tháng 8/2017. Nếu bị phá sản hoặc giải thể, nguy cơ Bảo hiểm AAA mất trắng khoản đầu tư 120 tỷ đồng vào công ty bất động sản này là hiện hữu.

Screen Shot 2017-11-04 at 10.00.21 AM

 Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đáng chú ý, Bảo hiểm AAA còn khoản phải thu ngắn hạn tới cuối năm 2016 là 143,4 tỷ đồng. Phần lớn các khoản công nợ đã phải trích lập dự phòng, với số dư tới cuối năm 2016 là 106,2 tỷ đồng.

Hiện Bảo hiểm AAA đang sở hữu quyền sử dụng đất của dự án Long Tân tại Nhơn Trạch, Đồng Nai với giá ghi sổ 90,2 tỷ đồng. Năm 2010, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH Đầu tư Phạm Gia và được ứng trước 10 tỷ đồng, song thương vụ đình trệ cho đến nay không có hướng giải quyết.

Thâu tóm doanh nghiệp bảo hiểm để làm... BOT

Còn tệ hơn Bảo hiểm AAA là trường hợp của Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS). Cuối năm 2016, VASS lỗ sau thuế 251 tỷ đồng, lỗ luỹ kế là 886 tỷ đồng, gấp gần 3 lần vốn điều lệ (300 tỷ đồng).

Số phận hẩm hiu của VASS gắn liền với một cái tên họ Đỗ khác - bà Đỗ Thị Minh Đức. Nữ doanh nhân sinh năm 1974 tham gia tái cấu trúc VASS vào năm 2012, thông qua Công ty cổ phần Bamboo Capital góp 260 tỷ đồng, tương đương 87% vốn của VASS.

Sau khi bà Đỗ Thị Minh Đức chi phối thành công VASS, doanh nghiệp này nhanh chóng đầu tư trở lại 195 tỷ đồng, tương đương 2/3 vốn điều lệ, vào Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Toàn Mỹ 14 - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực BOT mà bà Đỗ Thị Minh Đức lại là cổ đông lớn nhất (sở hữu 66% vốn).

Như Nhadautu.vn từng thông tin, việc bơm vốn ngược cho doanh nghiệp 'sân sau' của Chủ tịch không chỉ khiến VASS đã khó, nay lại còn khó hơn gấp bội, mà đồng thời có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, theo Khoản 3, Điều 11 Thông tư 125/2012/TT-BTC và Điểm c, Khoản 2 Điều 59 Nghị định 73/2016.

Đánh mất vị thế số 1 vì 'say máu' bất động sản

Theo số liệu từ Cục quản lý giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), 5 tháng đầu năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo hiểm PVI giảm 9,48% so với cùng kỳ, thị phần co về còn 16,4%.

Sau nhiều năm dẫn đầu trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, PVI đã chính thức phải nhường 'ngôi vương' cho đối thủ Bảo Việt.

Screen Shot 2017-11-04 at 2.20.32 AM

 Nguồn: Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính

Thị phần của PVI liên tục suy giảm kể từ mức đỉnh 23% cuối năm 2014. Nghiệp vụ kinh doanh chính sa sút trong thời kỳ PVI đầu tư mạnh vào bất động sản.

Theo một báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán MBS, PVI đang sở hữu 3 bất động sản với tổng  vốn hơn 3.000 tỷ đồng, bao gồm toà tháp PVI Tower ở Cầu Giấy, Hà Nội, dự án hạng sang Embassy Garden ở Tây Hồ, Hà Nội và 105 căn hộ condotel ở dự án The Costa Nha Trang.

Đầu tư lớn vào bất động sản có thể mang lại lợi nhuận trước mắt cho PVI. Tuy nhiên, phân tán nguồn lực, không củng cố và mở rộng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi khiến thành viên Tập đoàn Dầu khí (PVN) dần hụt hơi trước các đối thủ, mà việc đánh mất vị thế số 1 vào tay Bảo Việt trong nửa đầu năm 2017 rõ ràng là lời cảnh tỉnh đối với ban lãnh đạo PVI. 

Với sự tham gia của nhiều tập đoàn quốc tế, thị trường bảo hiểm Việt đang chứng kiến mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Các công ty bảo hiểm ngoại sẵn sàng chịu lỗ lớn để mở rộng thị phần (AIG Việt Nam lỗ luỹ kế gần 700 tỷ đồng tới cuối năm 2016; Bảo hiểm Liberty tới cuối 2015 lỗ luỹ kế cũng xấp xỉ 700 tỷ đồng...).

Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nội nào còn 'tơ vương' mảng bất động sản rõ ràng không phải là dấu hiệu tích cực đối với bản thân cổ đông cũng như khách hàng của họ, mà những bài học từ AAA, VASS hay nay là PVI hãy còn chưa ráo mực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ