Khát khao làm giàu từ đất: Cần trợ lực để khởi nghiệp xanh

Các chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định: làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu. Dù vậy, để phong trào khởi nghiệp xanh từ nông nghiệp ngày càng nhân rộng, không chỉ cần các yếu tố hỗ trợ mà chính người làm nông cũng cần thay đổi để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
THU PHƯƠNG
05, Tháng 02, 2019 | 14:00

Các chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định: làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu. Dù vậy, để phong trào khởi nghiệp xanh từ nông nghiệp ngày càng nhân rộng, không chỉ cần các yếu tố hỗ trợ mà chính người làm nông cũng cần thay đổi để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.

4

 

Khát khao làm giàu từ đất

Học xong ngành công nghệ sinh học, anh Huỳnh Khương Huy (huyện Gò Dầu, Tây Ninh) quyết định trở về làm nông dân. Người thanh niên này giờ là chủ của 15ha chuối. Mỗi mùa thu hoạch, sản phẩm chuối trong khu vườn của anh Huy được xuất khẩu đi các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sau 5 năm trồng chuối, anh Huy hiểu hơn ai hết nỗi khổ của việc đi tìm thị trường và cũng hiểu hơn ai hết giá trị của nhà máy chế biến rau củ quả ở ngay tại quê hương mình.

“Người nông dân không ngại vất vả để sản xuất, nuôi trồng. Chúng tôi chỉ sợ trồng xong mà không có người mua và giá cả bấp bênh. Có một hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài sẽ tạo niềm tin, động lực để người dân an tâm sản xuất”, anh Huy chia sẻ.

Cũng cùng chung một khát vọng được làm giàu từ đất, anh Ngô Văn Nhớt (xã Phước Trạch, Gò Dầu, Tây Ninh) đã quyết định quay trở lại làm nông dân sau 2 năm làm công nhân nay đây mai đó. Với sự cần cù, chăm chỉ, thường xuyên cập nhật kỹ thuật canh tác mới, vườn khổ qua của anh đã đáp ứng được những yêu cầu an toàn thực phẩm để cung cấp lâu dài cho nhà máy Tanifood. Nhờ đó cuộc sống gia đình anh dần trở nên ổn định và dư giả hơn.

Một trường hợp khác, là anh anh Vương Tuấn Kiệt (xã Bầu Đoàn, Gò Dầu, Tây Ninh) – một người đã xin nghỉ công tác ở UBND xã để trở về làm nông dân. Trong 5 năm qua, anh liên tục chuyển đổi để tìm ra cây trồng phù hợp. Cuối cùng thanh long là cây trồng được anh lựa chọn. Năng suất hơn, lợi nhuận cao hơn và đặc biệt là đầu ra của thanh long cũng ổn định hơn khi được nhà máy Tanifood ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người nông dân, chiếm 2/3 dân số và là trụ đỡ trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhưng chỉ có khao khát làm giàu là chưa đủ, họ còn cần đến nhiều hơn nữa những trợ lực để chắp cánh cho những khát khao đó sớm trở thành hiện thực.

Những trợ lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng chia sẻ, xã hội ngày nay đang hội nhập ngày càng sâu rộng, nông dân Việt Nam phải bắt kịp xu thế trong tình hình mới, cần thay đổi tư duy để làm chủ công nghệ, làm chủ một nền nông nghiệp hiện đại.

Và trong hành trình đó, người nông dân không thể độc hành. Họ cần sự hỗ trợ, đồng hành từ những tổ chức, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, chuyên môn để tìm ra mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững. Một trong những mô hình đó chính là chuỗi giá trị ngành rau củ quả do Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thành công nhằm giúp phát triển thị trường hàng hóa nông sản Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế nông nghiệp được đánh giá là hiệu quả, theo đúng chủ trương tam nông của Đảng, Nhà nước đang thực hiện.

Cụ thể, chuỗi giá trị ngành rau củ quả được liên kết giữa 6 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà đầu tư, nhà băng, nhà khoa học, nhà phân phối). Trong đó, nhà máy chế biến rau củ quả công nghệ cao sẽ là đơn vị dẫn dắt chuỗi. Đây chính là mắt xích quan trọng kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ toàn cầu thông qua các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới để định hình quy chuẩn sản xuất trong các khâu tiếp theo.

Được xây dựng trên khu đất 15ha, nhà máy Tanifood có tổng số vốn đầu tư đến 1.780 tỷ đồng với các dây chuyền sản xuất tiên tiến của Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật. Sau 2 năm triển khai, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 6/1/2019. Đây là nhà máy chế biến rau, củ, quả đầu tiên tại Tây Ninh và là một trong những nhà máy hiện đại nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Với công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Tanifood sẽ thu mua tất cả các loại nông sản. Trong đó hàng loại 1 sẽ được xuất khẩu tươi, loại 2, 3, 4 làm đông lạnh, sấy, cô đặc và nước ép đóng chai. Những sản phẩm này đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc…

“Chúng tôi không chủ trương làm nguyên liệu. Ai giỏi việc gì thì làm việc ấy. Nguyên liệu là nông dân làm. Chúng tôi tập trung hết sức để tìm thị trường, đầu tư chế biến và bắt tay với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu. Đó là cách để phát triển và không ai bị bỏ lại phía sau”, ông Phạm Ngô Quốc Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lavifood nói.

Ông Thắng cũng khẳng định: “Mặc dù, chúng tôi không thể ngay lập tức nâng cao được giá trị nông sản Việt Nam, nhưng Tanifood sẽ góp phần giảm thiểu, chấm dứt tình trạng đổ bỏ nông sản vì giá rẻ, rủi ro từ thương lái, giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và cải thiện đời sống, thu nhập cho người nông dân tỉnh Tây Ninh từ 0,26 USD/m2 lên 3,6 USD/m2”.

Ngoài ra, để đồng hành cùng những trái tim đam mê làm giàu từ đất, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình Khởi nghiệp xanh trên quê hương Việt Nam. Chương trình sẽ huy động 200 tỷ đồng để thu hút tri thức trẻ khởi nghiệp, hỗ trợ thanh niên nông thôn - đặc biệt là đối tượng công nhân từ các khu công nghiệp không còn đủ điều kiện sức khoẻ để tiếp tục công việc - về quê lập nghiệp, ổn định cuộc sống và làm giàu bền vững trên mảnh đất quê hương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ