Học AirAsia, Vietjet mở sàn thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tiêu dùng

Hãng hàng không Vietjet đang có kế hoạch ra mắt một nền tảng thương mại điện tử bán tất cả mọi thứ từ dịch vụ tài chính cho đến hàng tiêu dùng, theo bước chân của AirAsia (Malaysia) trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn dữ liệu khách hàng.
ANH MAI
03, Tháng 07, 2019 | 15:41

Hãng hàng không Vietjet đang có kế hoạch ra mắt một nền tảng thương mại điện tử bán tất cả mọi thứ từ dịch vụ tài chính cho đến hàng tiêu dùng, theo bước chân của AirAsia (Malaysia) trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn dữ liệu khách hàng.

vietjet

Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình. 

Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình cho biết nền tảng này sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác, cũng như khách sạn, hàng tiêu dùng và nhiều hơn thế nữa.

Ý tưởng được đưa ra nhằm mục đích kết nối các công ty đối tác tham gia nền tảng của Vietjet và sử dụng công nghệ blockchain để chia sẻ một cách trơn tru các giao dịch với nhau. 

Vietjet đặt mục tiêu triển khai dịch vụ trong vòng hai năm tới, với sự hợp tác cùng các ngân hàng, khách sạn và các công ty khác.

Trong khi đó hãng hàng không giá rẻ AirAsia của Malaysia cũng tuyên bố thiết lập một nền tảng du lịch và fintech trực tuyến chủ yếu thông qua các công ty con của riêng mình. AirAsia cho biết họ đang đầu tư 20 triệu USD mỗi năm cho nỗ lực đa dạng hóa của mình. Vietjet từ chối tiết lộ chỉ khoản ngân sách cho sáng kiến này.

Theo Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình, các hãng hàng không đang tìm cách tận dụng nguồn dữ liệu khách hàng phong phú của mình để mở rộng phạm vi kinh doanh ra ngoài du lịch và đi vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.

"Theo khái niệm của chúng tôi về 'Hãng hàng không tiêu dùng', chúng tôi sẽ có một nền tảng thương mại điện tử để phục vụ không chỉ vé máy bay mà bất cứ thứ gì họ cần", bà Bình nói với Nikkei Asian Review. "Tất cả các nhà cung cấp và đối tác sẽ tham gia nền tảng của chúng tôi để phục vụ các sản phẩm cho không chỉ 30 triệu hành khách của chúng tôi mà còn hàng trăm triệu khách hàng tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới".

Bà Bình cũng cho biết thêm, trọng tâm trước mắt là bán hàng cho khoảng 30 triệu hành khách của Vietjet trong năm 2019, dự tính tăng 30% so với năm 2018. Tuy nhiên sau hai năm, lãnh đạo Vietjet kỳ vọng các hành khách sẽ không phải những khách hàng duy nhất của nền tảng thương mại điện tử. "Chúng tôi đang tích hợp các công ty từng bước để làm cho hệ thống phong phú hơn", bà Bình nói.

Vietjet đang nỗ lực để tăng doanh thu phụ trợ, có được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ ngoài bán vé, do chi phí nhiên liệu tăng gây áp lực lên hoạt động kinh doanh vận tải cốt lõi. Tổng doanh thu du lịch hàng không của công ty đã tăng 28% trong quý I/2019, trong khi riêng doanh thu phụ trợ tăng 45%.

Nền tảng thương mại điện tử của Vietjet đã bước đầu "thành hình". Hồi tháng 6 vừa qua, Vietjet đã hợp tác với HD Saison Finance - một liên doanh giữa HDBank và Credit Saison của Nhật Bản - để tạo điều kiện cho phép hành khách vay từ 2 đến 15 triệu đồng để mua vé máy bay Vietjet, không cần trả trước hay xác nhận thu nhập.

Dịch vụ này cung cấp "cơ hội tốt cho những người không có đủ tiền để mua vé nhưng muốn đặt trước chúng để nhận được giá vé khuyến mãi", bà Bình nói. "Đó là một cách mới để mua vé, và là một trong những ví dụ về tích hợp với các đối tác của chúng tôi".

Vietjet đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2011 và hiện đang khai thác 119 tuyến trong nước và quốc tế với đội bay gần 80 máy bay.

Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường hàng không đang ngày càng nóng lên. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và 'người mới' Bamboo Airways, ra mắt hồi tháng 1, đã có kế hoạch thiết lập các chuyến bay thẳng đến Mỹ sau khi được Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ chấp thuận vào đầu năm nay.

Khi được hỏi về kế hoạch của riêng mình trên mặt trận này, bà Bình cho biết Vietjet đang tập trung vào thị trường nội địa và các thị trường châu Á khác, "nơi chúng tôi đã phục vụ một nửa dân số trên thế giới". Tuy nhiên, công ty đang nghiên cứu tính khả thi của hoạt động bên ngoài châu Á với một đội tàu phù hợp phục vụ các tuyến đường dài.

(Theo Nikkei Asean Review)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ