Hòa cùng ‘sắc đỏ’ của chứng khoán thế giới, VN-Index giảm nhẹ 5 điểm

Nhàđầutư
Với việc vẫn có một số nhóm cổ phiếu giao dịch tích cực trong phiên giảm điểm, ông Đinh Quang Hinh cho rằng, VN-Index đã giao dịch khá tích cực, dòng tiền không rút khỏi thị trường mà tìm kiếm cơ hội ở các nhóm ngành khác.
TẢ PHÙ
21, Tháng 06, 2021 | 16:26

Nhàđầutư
Với việc vẫn có một số nhóm cổ phiếu giao dịch tích cực trong phiên giảm điểm, ông Đinh Quang Hinh cho rằng, VN-Index đã giao dịch khá tích cực, dòng tiền không rút khỏi thị trường mà tìm kiếm cơ hội ở các nhóm ngành khác.

ndt - co hoi dau tu chung khoan

Ảnh: Internet.

Tiếp nối đà giảm phiên thứ 6 tuần trước (18/6) của các chỉ số chứng khoán Mỹ sau khi FED phát đi thông điệp đang xem xét giảm dần các chính sách nới lỏng tiền tệ, nhiều thị trường chứng khoán Châu Á mở cửa phiên giao dịch đầu tuần trong sắc đỏ.

Điều này đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có những thời điểm trong phiên giao dịch (cụ thể khoảng 13h15’), chỉ số chính VN-Index đã giảm đến gần 10 điểm do áp lực bán ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, BID, PDR, LPB,...

Xét về nhóm ngành, áp lực chốt lời từ một số nhóm chủ lực như ngân hàng, chứng khoán, thép cũng khiến thị trường suy giảm đáng kể.

Theo đó, nhóm ngân hàng ghi nhận chỉ duy nhất STB (+0,7%), PGB (+0,4%), MBB (+0,2%) đóng cửa trong sắc xanh và 3 mã VPB, VIB, NVB đứng giá, các cổ phiếu còn lại đều có mức giảm từ 0,5% - 3,5%.

Nhóm chứng khoán dù chịu áp lực chốt lời, nhưng vẫn ghi nhận một số cổ phiếu tăng giá như VIX, TVC, VCI, TVB,... trong đó CSI, PHS, APG tăng trần.

Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí ghi nhận nhiều mã chốt phiên trong sắc xanh như: TLP, PCG, OIL, POV, BSR, PLX, PVS, PVD,... trong đó nhiều mã thậm chí đã chạm mức giá trần trong phiên.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu nhóm thực phẩm, đồ uống cũng tăng mạnh, như: SNC, HAV, HVA, HNG, BHN, SEA, WSB, GTN,...

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VnDirect, nhận định: “Ngoài ảnh hưởng từ diễn biến chứng khoán thế giới, việc VN-Index giao dịch ở vùng đỉnh cũ và kháng cự mạnh 1.380 điểm đã kích hoạt động thái chốt lời của một bộ phận nhà đầu tư, đặc biệt là đối với cổ phiếu của nhóm chứng khoán, ngân hàng vốn tăng khá nóng trong thời gian gần đây”.

Dù vậy, với việc vẫn có một số nhóm cổ phiếu giao dịch tích cực, ông Hinh cho rằng: “Phiên điều chỉnh hôm nay là tích cực trong bối cảnh dòng tiền luân chuyển và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu”.

Nhìn tổng quan về thị trường, ông Hinh đánh giá thị trường hiện tại đang ở vùng định giá tương đối hợp lý, P/E của chỉ số VN-Index hiện ở mức trên 18 lần, chưa quá đắt như giai đoạn đầu năm 2018 (22 lần), nhưng cũng không còn rẻ như giai đoạn đầu năm (16 lần).

Mức điểm hợp lý của VN-Index năm nay trong khoảng 1.400-1.450 điểm, dựa trên dự phóng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2021 tăng trưởng 30% so với cùng kỳ và P/E mục tiêu của chỉ số VN-Index ở mức 17,5-18 lần.

Dù vậy, ông đánh giá thị trường còn dư địa tăng trưởng nhưng không nhiều. Thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu, do đó việc lựa chọn cổ phiếu sẽ quyết định lớn đến hiệu quả của danh mục. Trong nửa cuối năm 2021, một số nhóm cổ phiếu đáng chú ý như bất động sản, phân bón, dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên.

“Bên cạnh đó, giai đoạn nửa cuối năm thị trường có thể xuất hiện những nhịp điều chỉnh, do đó việc quản trị rủi ro danh mục nên được đặt ưu tiên lên hàng đầu để bảo vệ thành quả đầu tư trước đó. Nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi những cổ phiếu đã tăng nóng và tránh sử dụng đòn bẩy ở mức cao để giảm thiểu thiệt hại khi thị trường điều chỉnh”, ông Hinh nói.

Xét riêng về các nhóm chủ lực ngân hàng, chứng khoán, thép, ông Hinh nhận định các cổ phiếu thuộc nhóm này đang chịu áp lực chốt lời sau đà tăng mạnh và kéo dài vừa qua. Đây là những nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường (đặc biệt là nhóm ngân hàng), do vậy việc nhóm cổ phiếu này điều chỉnh khiến cho các chỉ số chứng khoán khó bứt phá mạnh như giai đoạn trước. “Chúng tôi cho rằng dư địa tăng giá của 3 nhóm trên vẫn còn, nhưng không nhiều và phân hóa giữa các cổ phiếu, do đó khó tạo thành đợt tăng giá đồng loạt cả ngành như giai đoạn vừa qua”, ông nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ