Hệ lụy từ dự án treo ở Nghệ An: Dân bất an, chính quyền địa phương bất lực
Sau gần 7 năm mỏi mòn chờ dự án, không chỉ các hộ dân thuộc xã Tiến Thành và Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đang trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan", mà ngay cả chính quyền địa phương nơi đây cũng bất lực bởi hệ lụy từ dự án "Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng".
Mỏi mòn vì dự án trên giấy
Với mục tiêu tiêu trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác cây keo và cao su nhằm tạo việc làm cho người dân trong khu vực, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống sói mòn, ổn định cho sản xuất về nông, lâm nghiệp, dự án “Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng” được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch theo quyết định số 1298/QĐ - UBND ngày 11/4/2013.
Dự án có quy mô tổng diện tích 1.221,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 73,89 ha, đất lâm nghiệp là 1.109 ha và đất thổ cư 38,67 ha, thuộc 2 xã Tân Thành và Tiến Thành do Tổng Công ty HTKT Việt - Lào làm chủ đầu tư, với thời gian 70 năm hoạt động và 36 tháng tiến độ thực hiện.

Đất bỏ hoang nhưng người dân không có đất sản xuất
Quyết định là vậy, nhưng kể từ đó đến nay, đã gần 7 năm trôi qua, chủ đầu tư vẫn chưa có động thái gì, cũng không thực hiện một công đoạn nào từ việc quy hoạch đến việc đền bù giải phóng mặt bằng, khiến người dân nơi đây phải sống trong cảnh ‘dở khóc, dở cười’ bởi không thể đầu tư sản xuất, xây dựng nhà cửa do vướng quy hoạch.
Tiếp xúc với các hộ dân ở đây, ai cũng rất bức xúc về tiến độ triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư.
Bà Trần Thị Thu (SN 1961) trú tại xóm 5 xã Tân Thành chia sẻ: Gia đình tôi có 7 thành viên đang sinh sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp được xây dựng từ nhiều năm trước. Dù gia đình bà muốn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp nhà ở và xây dựng trang trại cố định để phát triển chăn nuôi, nhưng do vướng vào quy hoạch của dự án, nên muốn làm gì cũng không được, có thời gian còn phải bỏ hoang một số diện tích, mặc dù đã nhiều lần gia đình kiến nghị lên chính quyền địa phương xã Tân Thành.
Theo bà Thu, hiện gia đình bà có tổng toàn bộ diện tích khoảng 9ha, được khai hoang và canh tác vào năm 1985. Trong đó có 5 ha diện tích đất được trồng tràm, 4 ha diện tích đất được trồng cam, quýt và chăn nuôi trâu, bò, lơn, gà... nếu được đầu tư chuồng trại đàng hoàng, mỗi năm vào mùa cũng thu hoạch hàng chục triệu đồng, nhưng gia đình không giám đầu tư.

Nhà cửa xuống cấp nhưng không thể xây dưng, người dân mỏi mòn chờ đợi trong vô vọng
Như muốn cởi bỏ những bức xúc trong lòng, ông Trần Quốc Lục - người dân xóm 13, xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tâm sự: "Chú biết đó, ông cha bảo rằng có ‘an cư thì mới lạc nghiệp’, nhưng bây giờ mặc dù nhà cửa đã xuống cấp, gia đình muốn xây dựng, sữa chữa gì cũng đành chịu. Trước đây, ở vùng đất này người dân sản xuất ổn định. Từ khi dự án về đây, người dân không có đất sản xuất, nhiều năm cứ trong tâm trạng thấp thỏm chờ đợi".
Cùng tâm trang với các hộ dân nơi đây, bà Nguyễn Thị Thơm, trú tại xóm Tân Hoa xã Tân Thành chia sẻ: 'Từ nhiều năm nay gia đình tôi đang sinh sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Do nằm trong quy hoạch của dự án nên việc tu sửa, xây dựng nhà cửa, xây dựng chuồng trại đầu tư phát triển sản xuất cũng không thể. Để giải quyết các vướng mắc trên, tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, thế nhưng đến nay chủ đầu tư dự án vẫn chưa có động thái gì, điều này càng làm cho gia đình tôi và các hộ dân khác hết sức bức xúc...'.
Chính quyền địa phương bất lực
Để tìm hiểu rõ các vướng mắc liên quan đến dự án, phóng viên Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Thành, ông Liêm cho biết: Năm 2013 từ khi có quyết định phê duyệt dự án về địa phương, tưởng chừng như dự án sẽ giúp người dân có thêm việc làm ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi thêm diện mạo. Tuy nhiên mọi việc hoàn toàn ngoài sự mong đợi, đến nay đã gần 7 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai. Với từng đó thời gian đồng nghĩa với việc kéo theo nhiều hệ lụy, bất cập cho người dân.

Các hộ dân không thể canh tác trên vùng đất gắn bó hàng chục năm
Trên tổng số diện tích 1.221,6 ha đất của dự án, thì diện tích 700 ha thuộc xã Tân Thành và 4 ha diện tích đất thuộc xã Tiến Thành. Với số diện tích trên của gần 200 hộ dân có đất đang quản lý, sử dụng, sản xuất và một phần đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành quản lý. Đây là khu vực thuộc vùng kinh tế mới (Tây hòa xướng) của xã Tân Thành, với diện tích 700 ha gần như tương đương diện tích đất của một xã đồng bằng, ông Liêm cho biết thêm.
Trả lời Nhadautu.vn, ông Nguyễn Vương Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: “Qua báo cáo của chính quyền xã, huyện cũng đã nắm bắt được các ý kiến của người dân. Phía huyện đã nhiều lần kiến nghị lên UBND tỉnh. Nếu chủ đầu tư vẫn duy trì dự án thì phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để người dân yên tâm, ổn định sản xuất, không để lãng phí tài nguyên. Trường hợp chủ đầu tư không tiếp tục dự án, đề nghị UBND tỉnh thu hồi, trả lại đất cho địa phương quản lý để có kế hoạch phát triển kinh tế”.
Được biết, trong lúc người dân đang phân tâm không dám đầu tư để tăng gia sản xuất dẫn đến nhiều vùng đất bị bỏ hoang và gây nhiều bức xúc, ngày 02/2/2015 UBND huyện Yên Thành có công văn số 142/UBND.TN gửi UBND tỉnh Nghệ An và Tổng công ty HTKT Việt - Lào, về việc sử dụng đất của dự án. Công văn có đề cập đến việc “Để tránh dự án treo, UBND huyện Yên Thành kính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Tổng công ty HTKT Việt - Lào sớm trả lời bằng văn bản để UBND huyện Yên Thành nắm để có cơ sở trả lời cho người dân, hạn chế bức xúc của người dân trong vùng dự án”. Tuy nhiên, mọi việc đều rơi vào im lặng.

Chưa biết đến khi nào các hộ dân mới được an cư đê yên tâm sản xuất
Mãi đến 4 năm sau, ngày 21/9/2018 UBND huyện Yên Thành mới nhận được công văn số 7262/UBND - CN của UBND tỉnh Nghệ An, do Phó Chủ tịch Đinh Viết Hồng (nay đã nghỉ hưu) ký về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời đồng ý tiến độ dự án thực hiện chậm nhất đến ngày 30/6/2019 phải hoàn thiện thủ tục giao đất; tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ dự án, hoàn thiện quy hoạch các khu vực cây trồng đến tuổi và tiến hành trồng mới trước ngày 30/12/2020.
Cũng theo ông Nguyễn Vương Ngọc, đến nay đã quá thời gian phải hoàn thiện thủ tục giao đất theo công văn số 7262/UBND - CN như UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo. UBND huyện Yên Thành mong muốn Tổng công ty HTKT Việt - Lào trả lời dứt điểm, và UBND tỉnh Nghệ An có hướng xem xét làm các thủ tục thu hồi dự án, để dành cho các doanh nghiệp khác có tiềm năng vào đầu tư, tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai, giải quyết những bất cập cho người dân.
- Cùng chuyên mục
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội ghi nhận dấu hiệu phục hồi trong quý đầu năm. Cơ cấu giá tiếp tục dịch chuyển, số lượng sản phẩm có giá 20-30 tỷ đồng chiếm đa số, trong khi nhóm dưới 20 tỷ đồng đã trở nên khan hiếm.
Đầu tư - 05/05/2025 15:53
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago