Hé lộ những ông chủ đình đám của nhà mạng 'tân binh' Reddi

TẢ PHÙ
09:54 07/06/2020

Nhìn vào cơ cấu cổ đông Mobicast, giới đầu tư không khỏi đặt giả thuyết về hình bóng của chủ cũ mạng di động S-Fone đình đám một thời.

nhadautu - ai la ong chu sau mobicast

Lễ khai trương mạng di động ảo Reddi (Ảnh: Internet)

Ngày 3/6/2020, một sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của giới công nghệ là CTCP Mobicast (Mobicast) chính thức khai trương nhà mạng thương hiệu Reddi với đầu số 055. Đây là mạng di động ảo thứ 2 sau Đông Dương Telecom tại thị trường Việt Nam. Mạng di động ảo Reddi sử dụng hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Mobicast cho hay, mạng Reddi sẽ tập trung cung cấp viễn thông và dịch vụ số cho khách hàng trẻ, hiện đại, thông qua nền tảng ứng dụng di động (mobile app). Đồng thời đề cao sự tự do trải nghiệm và cá nhân hoá người dùng.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Phạm Văn Mẫn, Chủ tịch HĐQT MobiCast cho biết, mạng di động Reddi sử dụng hạ tầng mạng của VNPT trên toàn quốc để cung cấp dịch vụ. VNPT là nhà mạng có hạ tầng rộng khắp hiện nay để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Trong khi đối tác VNPT là cái tên đã quá quen thuộc, thì cái tên Mobicast vẫn đang là bí ẩn với phần đa công chúng.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Mobicast thành lập vào ngày 7/10/2016, đóng trụ sở tại tầng 4, V1 Home City, 177 phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.

Trên website, Mobicast không giấu diếm tham vọng “Trở thành nhà khai thác di động lớn thứ 4 và là nhà mạng di động ảo số 1 Việt Nam với chất lượng mạng và dịch vụ khách hàng hàng đầu”. Trong tầm nhìn đến năm 2030, công ty đặt kế hoạch đạt 10 triệu lượt theo dõi.

Với tầm nhìn như vậy, Mobicast sở hữu dàn lãnh đạo với “profile” chất lượng, nổi bật nhất là ông Trần Nam Trung (sinh năm 1969). Mobicast giới thiệu ông Trung là cổ đông sáng lập, Tổng giám đốc doanh nghiệp. Được biết, ông có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, truyền hình và có vốn hiểu biết sâu rộng về nền kinh tế, cũng như cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông Trung cũng được biết là Người đại diện theo pháp luật tại CTCP Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) – doanh nghiệp trong năm 2017 đã thực hiện IPO thông qua CTCP Chứng khoán VnDirect.

Tham vọng trở lại của một nhà mạng?

Dù vậy, một dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, ông Trung hiện không nắm giữ cổ phần tại Mobicast. Thay vào đó, cơ cấu cổ đông gồm: vợ chồng ông bà Phạm Văn Mẫn (35%), Nguyễn Thị Như Hoa (15%); Tạ Hoài Trang (1%) và cổ đông lớn nhất là ông Vũ Hoàng Hà (49%).

Trong đó, ông Phạm Văn Mẫn, như đã đề cập ở phần đầu bài viết, cũng đồng thời nắm vị trí Chủ tịch HĐQT Mobicast.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Trưởng đại diện doanh nghiệp CTCP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) tại Hà Nội vào ngày 1/6/2015, ông Phạm Văn Mẫn là chuyên viên Ban Tổng giám đốc SPT (TP.Hà Nội). Trước đó nữa, ông cũng từng nắm vị trí Giám đốc S-Fone (Hà Nội).

Sự xuất hiện của một nhân sự cấp cao SPT tại Mobicast khiến giới đầu tư đồn đoán về khả năng công ty viễn thông này đang thực hiện lần nữa tham vọng dịch vụ di động. Luận điểm này càng có cơ sở khi một số tờ báo trong sự kiện khai trương Reddi đã ghi chú ông Phạm Văn Mẫn là “đại diện từ phía Công ty SPT”.

Nếu quả đúng là thật, dư luận không khỏi kỳ vọng vào sự thành công vào Reddi, nhất là khi họ từng có kinh nghiệm nhất định rút ra từ thất bại của S-Fone.

Đặc biệt, lần trở lại này của STP Sài Gòn càng trở nên đáng chú ý hơn, khi song hành với họ là một cổ đông nhà đầu tư trong nước, ông Vũ Hoàng Hà (49%) - với vai trò cổ đông lớn nhất.

Khá thú vị, khác với các cá nhân trên có chuyên môn tốt trong lĩnh vực mạng di động, công nghệ, ông Vũ Hoàng Hà dường như lại nhiều kinh nghiệm với lĩnh vực … bất động sản, và là một đại gia địa ốc có tiếng ở Bình Dương.

Hiện tại, ông Hà đang đứng tên cho nhiều công ty như: CTCP Môi giới Bất động sản Vân Hà, CTCP Đầu tư Công nghệ Dầu khí, Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên, Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An.

Trong đó, đáng chú ý, Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An – chủ đầu tư thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An (tại phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), căn cứ Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh Bình Dương thu hồi 1 phần diện tích của Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An, giao đất cho Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An.

Tháng 4/2020, như truyền thông đưa tin, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép Công ty TNHH phát triển Nhà xe lửa Dĩ An tiếp tục triển khai thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt với diện tích 64.050,14 m2. Đồng thời, tạm dừng thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng với diện tích 47.882,8 m2. Cả hai dự án này đều nằm tại phường Dĩ An, TP Dĩ An.

Nguyên nhân là do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và các thủ tục đất đai nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để chờ cơ quan chức năng rà soát các nội dung liên quan đến việc đầu tư, tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng cho tạm dừng thực hiện dự án.

Ngoài ra, ông Hà đang đứng tên tại Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên – chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên, dự án được chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tỷ lệ 1/500 ngày 10/10/2018. Tổng quy mô dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên 51,09 ha tọa lạc tại phường Khánh Bình thị xã Tân Uyên, tiếp giáp với KCN Nam Tân Uyên.

Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên thành lập ngày 22/6/2018 với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, 100% vốn thuộc sở hữu của CTCP KCN Nam Tân Uyên. Đến ngày 26/9/2018, doanh nghiệp tăng vốn từ 80 tỷ lên 400 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông thay đổi thành: CTCP KCN Nam Tân Uyên (20%) và CTCP Phát triển Đô thị Nam Á (80%).

CTCP Phát triển Đô Thị Nam Á (Đô Thị Nam Á) từng được Nhadautu.vn đề cập liên quan đến “siêu dự án” đô thị sinh thái Chánh Mỹ. Theo tìm hiểu, Đô Thị Nam Á mới thành lập từ tháng 3/2017 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do ông Nguyễn Chương (sinh năm 1967) làm đại diện pháp luật.

Cơ cấu cổ đông tính đến ngày 4/2017 gồm: Huỳnh Kim Tuấn (15%), Vũ Hoàng Hà (15%), Trương Thị Giàu (50%), Lâm Tố Uyên (5%) và Trương Văn Tuấn (15%).

Ngoài ra, một dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy ông Vũ Hoàng Hà từng có thời gian công tác tại CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và hiện còn đứng tên tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông là Công ty TNHH Công nghệ viễn thông Novatel.

Thông tin về S-Fone

S-Fone ra đời theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa SPT và đối tác Hàn Quốc SLD Telecom. Số tiền nhà mạng này có khi thành lập năm 2002 là 230 triệu USD và đến năm 2007, các bên hợp doanh đã ra tuyên bố nâng tổng vốn đầu tư hạ tầng lên 543 triệu USD. Sự xuất hiện của S-Fone được coi như nhân tố tiên phong trong việc phá vỡ thế độc quyền viễn thông di động của VNPT.

Dù vậy, đến giữa năm 2012, sau thời gian dài hoạt động kém hiệu quả, S-Fone sa thải toàn bộ nhân viên, đóng cửa tất cả các điểm giao dịch, website ngừng hoạt động. Không lâu sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp xác nhận đã mất khả năng chi trả khi nợ lương, bảo hiểm của nhân viên lên đến hàng chục tỷ đồng cũng như phí thuê nhà trạm mà không thể thanh toán.

Đại diện nhà mạng khi đó thừa nhận không còn thuê bao nào, mạng lưới tê liệt và không có lưu lượng phát sinh. Cùng với đó, họ phải gánh khoản nợ khổng lồ, bao gồm phí tần số, kho số, viễn thông công ích, phí hạ tầng nhà trạm...

Trao đổi với báo giới, lãnh đạo cấp cao của S-Fone từng lý giải, có 4 nguyên nhân dẫn tới thất bại của mạng di động này. Thứ nhất, chiến lược kinh doanh tới đâu phủ sóng tới đó là sai lầm. Thứ hai, mạng CDMA nhận được hỗ trợ rất ít từ các hãng máy điện thoại đầu cuối. Thứ ba, những rắc rối trong việc vận hành mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa 2 đối tác khiến các quyết định kinh doanh được đưa ra chậm.

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45