Hậu COVID-19 - Bài cuối: Thêm nhiều giả định về trật tự thế giới
Trong cuộc phỏng vấn 12 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới về trật tự thế giới hậu COVID-19, có nhiều mối e ngại rằng thế giới có thể xảy ra thảm họa văn minh với những mối liên kết khó có thể gỡ rối xảy ra trên toàn cầu.
COVID-19 không phải là 1 bước ngoặt
Đó là nhận định của ông Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ. Nhưng đáng ngạc nhiên là chẳng có mối tương quan nào giữa hệ thống chính trị của một quốc gia và thành quả của họ trong việc xử lý đại dịch.
Một số nền dân chủ và hệ thống toàn trị đã xử lý vấn đề một cách tốt đẹp, một số khác lại thất bại thảm hại. Điều quan trọng nhất là khả năng lãnh đạo và thực thi. Điều này cũng cho thấy "kỷ lục" gây chấn động của nước Mỹ. Và chúng ta đã không thể tránh được những mất mát.
Đại dịch đã làm sâu thêm sự rạn nứt trong mỗi quan hệ Mỹ - Trung và kích thích việc phải tư duy lại về chuỗi cung ứng. Hiện tại, châu Âu có vẻ mạnh mẽ hơn khi Đức và Pháp đang phối hợp với nhau, và cả Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng Ủy ban châu Âu đã có những hành động được thừa nhận rộng rãi.
Bằng cách từ bỏ tăng trưởng kinh tế và buộc các quốc gia phải ban hành các biện pháp kích thích tài khóa trên quy mô chưa từng có, đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng đáng kinh ngạc về nợ trên toàn thế giới.

Richard N. Haass: "Chẳng có mối tương quan nào giữa hệ thống chính trị của một quốc gia và thành quả của họ trong việc xử lý đại dịch. Một số nền dân chủ và hệ thống toàn trị đã xử lý vấn đề một cách tốt đẹp, một số khác lại thất bại thảm hại". Ảnh: WikipediaCommon.
Tác động chính trị lớn nhât có thể đã xảy ra tại Hoa Kỳ, nơi phản ứng phi lý của liên bang với đại dịch và những ảnh hưởng kinh tế của nó đã góp phần đáng kể vào thất bại bầu cử của ông Trump. Nếu không có đại dịch hay chỉ phải đối phó với một chút kỹ năng nhỏ của đối thủ, Trump có thể đã chiến thắng và đưa đất nước theo một lộ trình hoàn toàn khác ở cả trong và ngoài nước.
Nói rộng hơn với tất cả những phí tổn và hậu quả to lớn của đại dịch, đây chỉ là một sự kiện nhỏ và sẽ được giải quyết khi các hành vi có trách nhiệm được tuân thủ, người bệnh được kiểm tra rộng rãi, khi có các phương pháp điều trị tốt hơn và những loại vaccine hiệu quả được đưa ra.
Những thách thức khác từ biến đổi khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân và sự cạnh tranh giữa các siêu cường mới là những yếu tố xác định kỷ nguyên này. Về phần mình, đại dịch cơ bản sẽ không định hình lại các mối quan hệ quốc tế và có nhiều khả năng được nhìn nhận như một sự kiện cá biệt hơn là một bước ngoặt.
Các nền kinh tế tự do sẽ phục hồi
Bà Kori Schake, Giám đốc Nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ: Những thay đổi lớn nhất sẽ là về kinh tế. Bất bình đẳng gia tăng bởi lợi thế sẽ dành cho những người có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, vốn dự trữ và các công việc có thể thực hiện từ xa. Những chuỗi cung ứng sẽ được quốc gia hóa lại. Hoặc ít nhất, trải nghiệm bị gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung sẽ hưỡng các công ty đến việc phải tạo ra khả năng dự phòng và cân nhắc lại các quyết định về địa điểm.
Nhu cầu về nguyên liệu thô sẽ giảm khi các nền kinh tế đình trệ. Vì toàn cầu hóa chậm lại, lợi ích dự án Vành đai - Con đường của Trung Quốc cũng sẽ bị thu hẹp. Những nền kinh tế đổi mới nhanh chóng có thể nắm bắt được những cơ hội và dịch chuyển lao động sẽ thu được những phần thưởng vượt bậc.

Bà Kori Schake: "Các cường quốc đang trỗi dậy có khả năng bị đình trệ, trong khi các nền kinh tế tự do được định vị để phục hồi và thống trị các lĩnh vực mới". Ảnh: CFR.
Những thay đổi này có hậu quả lớn đối với an ninh quốc tế. Phí tổn của đại dịch là rất lớn nên chúng sẽ khuyến khích hợp tác quốc tế rộng hơn để xác định và xử lý các đại dịch trong tương lai. Ngân sách chính phủ sẽ chuyển chi tiêu từ quốc phòng sang y tế công cộng vì ngân sách này trở thành một phần không thể thiếu với an ninh quốc gia.
Căng thẳng tại những nơi vì bất bình đẳng thu nhập lớn sẽ hướng tới việc xử lý trong nội tại. Những quốc gia tìm cách xử lý vấn đề bất bình đẳng sẽ mở rộng sự gắn kết xã hội và cơ sở kinh tế của họ. Các liên minh an ninh như NATO có thể sẽ để ý tới các mục tiêu kinh tế, chẳng hạn như độ tin cậy của nguồn cung, cũng như việc thúc đẩy chia sẻ gánh nặng tốt hơn sẽ được tăng cường.
Các cường quốc đang trỗi dậy có khả năng bị đình trệ, trong khi các nền kinh tế tự do được định vị để phục hồi và thống trị các lĩnh vực mới. Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất thế giới đang tìm kiếm khoản hoàn tiền ưu đại từ các chính phủ mắc nợ. Điều này có thể khiến họ phải yêu cầu được bảo vệ. Đây là cơ hội lớn cho Hoa Kỳ để kìm chân Trung Quốc và thiết lập đồng minh trong hệ thống các thể chế đa phương hiện có của phương Tây.
Một thế giới phân chia thành bong bóng
Ông Shivshankar Menon, thành viên ưu tú tại Viện Brookings Ấn Độ, cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Năm 2020, thế giới đã thổi bay cơ hội của mình, tạo điều kiện cho cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Chúng ta đã thất bại trong việc cùng hành động và làm sống lại chủ nghĩa đa phương. Hầu hết các chính phủ đã thất bại trong việc củng cố mối quan hệ tin cậy giữa người dân và nhà nước của họ. Thay vào đó, họ dựa vào các biện pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn với chủ nghĩa độc đoán. Và rất nhiều các quốc gia dân chủ và tiên tiến đã "thất bại một cách ngoạn mục" trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng công dân của họ.

Ông Shivshankar Menon: "Đại dịch đã tăng tốc nỗ lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu thành những "bong bóng" tự lực cánh sinh". Ảnh: IndiaToday.
Thay vào đó, đại dịch đã tăng tốc nỗ lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu thành những "bong bóng" tự lực cánh sinh, một nỗ lực không những khó thành công mà còn có thể gây bần cùng hóa tất cả chúng ta bởi sự hạn chế tăng trưởng. Mối quan hệ giữa các cường quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, bao gồm cả quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hay Trung Quốc và Ấn Độ.
Vì sự lãnh đạo kém hiệu quả của các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế, đại dịch cũng khiến cho thế giới ít có khả năng đối mặt và đối phó với các vấn đề xuyên quốc gia đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta - như biến đổi khí hậu, các đại dịch trong tương lai, an ninh mạng, an ninh hàng hải và chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Trung Quốc đang tăng tốc
Ông Robin Niblett, Giám đốc Điều hành Chatham House: Việc ngăn chặn virus một cách có kỷ luật đã giúp Trung Quốc khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trước đây, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với việc các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đang nhanh chóng thoát khỏi đại dịch, Đông Á đang trở thành tâm điểm của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Những nỗ lực thiếu hiệu quả của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường công nghệ đã đơn giản là tăng tốc quá trình tìm kiếm khả năng tự cung cấp công nghệ của nước này. Trái lại với cách tiếp cận đơn độc của ông Trump. Tổng thống Joe Biden có thể khiến Hoa Kỳ xây dựng lại các mối quan hệ song phương và đồng minh để đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng hiện đã quá muộn để các nền dân chủ định ra các điều kiện về cách Trung Quốc phát triển sức mạnh kinh tế của mình.

Ông Robin Niblett: "Việc ngăn chặn virus một cách có kỷ luật đã giúp Trung Quốc khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trước đây, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới". Ảnh: Chatham House.
Nhật Bản, Hàn Quốc và các thành viên ASEAN, thậm chí là cả Úc có thể tiếp tục hướng tới Hoa Kỳ nhằm đảm bảo an ninh. Nhưng họ không đủ khả năng để gây tác động đến nền kinh tế Trung Quốc, nơi có liên quan lớn tới tương lai kinh tế của đất nước mình. Trong khi đó, Hoa Kỳ và châu Âu sẽ dành 5 năm tới để tập trung vào xử lý những hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế và xã hội của họ.
Cho đến khi giới lãnh đạo của đất nước Trung Quốc trải qua những vấn đề tiêu cực trong mô hình và phương thức quản lý và đặt đất nước này lên một con đường mới, thế giới Bắc Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục nằm trên con đường phần hóa.
Không chính phủ nào có khả năng đối phó 1 mình
Ông Joseph S. Nye Jr., giáo sư danh dự tại trường Harvard Kennedy: Toàn cầu hóa, hay sự phụ thuộc lẫn nhau trên khắp các châu lục là để đáp ứng những thay đổi trong công nghệ giao thông và liên lạc. COVID-19 chỉ thay đổi trạng thái - ít di chuyển hơn, nhiều cuộc họp ảo hơn thay vì thay đổi tầm cỡ của toàn cầu hóa. Một số khía cạnh trong toàn cầu hóa kinh tế, chẳng hạn như thương mại, đã bị hạn chế. Nhưng ở những khía cạnh khác như tài chính thì không. Một số chuỗi cung ứng công nghiệp đang trở nên khu vực hóa hơn, và những lo ngại về an ninh đang khiến các công ty và chính phủ đặt ưu tiên cao hơn vào những sự kiện xảy ra "trong trường hợp" thay vì "đúng thời điểm". Nhưng không giống như những gián đoạn thực sự xảy ra khi có chiến tranh, những điều chỉnh này không có khả năng thay đổi cơ bản chuỗi cung ứng toàn cầu hay thương mại quốc tế. Ngay cả khi có sự thay đổi, nó cũng không thể tách rời sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về mặt sinh thái trên thế giới.

Ông Joseph S. Nye Jr. : "COVID-19 chỉ thay đổi trạng thái - ít di chuyển hơn, nhiều cuộc họp ảo hơn thay vì thay đổi tầm cỡ của toàn cầu hóa". Ảnh: FPA.
Trong khi toàn cầu hóa kinh tế chịu ảnh hưởng của các chíinh phủ, những khía cạnh sinh thái của toàn cầu hóa như biến đổi khí hậu và sự lây lan của đại dịch được xác định bởi các quy luật vật lý và sinh học.
Những hàng rào và thuế quan không ngăn được các mối đe dọa sinh thái toàn cầu xuyên quốc gia - mặc dù, các rào cản đối với việc đi lại và tình trạng lạm phát đình trệ kéo dài có thể làm chúng chậm đi phần nào. Không chính phủ nào có thể đối phó một mình mà phải suy nghĩ trong khía cạnh quyền lực mình đối với chính phủ khác và ngược lại. Rất nhiều quốc gia đã tỏ ra kém cỏi trong cách phản ứng đồng thời rất chậm học hỏi.
Một thế giới có thể xảy ra thảm họa văn minh
Ông G. John Ikenberry, giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế và Công vụ Princeton: Đại dịch COVID-19 sẽ có tác động lâu dài tới tư duy toàn cầu của chúng ta, tầm nhìn của chúng ta về thế giới trong thế kỷ 21. Đại dịch đã làm cho chúng ta thấy rõ hơn sự tồn tại chung đầy mong manh, những nguy hiểm đang rình rập gắn liền với sự phụ thuộc lẫn nhau, cái giá của thất bại trong hợp tác quốc tế, phẩm chất của một chính phủ có năng lực, sự mong manh của những thể chế dân chủ, sự bấp bênh của nền văn minh thời kỳ Khai sáng, và thực tế không thể tránh khỏi về vận mệnh chung của nhân loại.

Ông G. John Ikenberry: “Đại dịch đã đưa ra một lời nhắc nhở đầy sâu sắc, rằng con người chưa hoàn toàn làm chủ được tự nhiên và chúng ta không thể thoát khỏi những liên kết vốn có đang ngày càng gia tăng trong sự tồn tại hiện nay”. Ảnh: Korean Herald.
Một năm sau đại dịch, vấn đề cấp bách nhất đối với thế giới không phải là tình trạng vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc, cạnh tranh an ninh hay chiến tranh. Thay vào đó, thế giới dường như đang bị chôn vùi bởi những vấn đề của thời hiện đại. Chúng ta không đủ khả năng để đương đầu với những biến đổi sâu rộng trên toàn thế giới, trong xã hội của chúng ta do các lực lượng khoa học, kỹ thuật và chủ nghĩa công nghiệp gây nên.
Đại dịch đã đưa ra một lời nhắc nhở đầy sâu sắc, hiện đang diễn ra ở mọi ngóc ngách trên trái đất, rằng con người chưa hoàn toàn làm chủ được tự nhiên và chúng ta không thể thoát khỏi những liên kết vốn có đang ngày càng gia tăng trong sự tồn tại hiện nay.
Đại dịch là lời nhắc nhở rằng thời hiện đại là một hiện tượng tiểu thuyết Tiến sĩ Jekyll và Ông Hyde: Thế giới hiện đại đang tiếp tục tạo ra năng lực cho những tiến bộ vượt bậc về phúc lợi con người những cũng gây ra bất hạnh to lớn và thảm họa văn minh.
Đại dịch cùng với các mối đe dọa hiện hữu ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, phổ biến vũ khí hạt nhân - sẽ dẫn chúng ta đến một kỷ nguyên mới của cuộc đấu tranh về trật tự toàn cầu, trong đó các quốc gia trên thế giới tìm cách để thu được lợi ích của sự hiện đại trong khi đề phòng những nguy cơ của nó.
- Cùng chuyên mục
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Sự kiện - 19/04/2025 10:02
[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Sự kiện - 19/04/2025 09:32
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
4
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago