Hậu COVID-19 - Bài 3: Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn

TIỆP NGUYỄN
06:05 23/04/2021

Charles Kenny, tác giả của "Chu kỳ bệnh dịch, cuộc chiến không có hồi kết giữa con người và bệnh truyền nhiễm", đã dự đoán thế giới hậu COVID-19 sẽ tươi sáng hơn trước đây nhờ đã có những biện pháp ứng phó tích cực trên toàn cầu về mọi mặt của đời sống.

Hoa Kỳ sẽ tiến vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19 với những tác động kinh tế của nó. Một đợt tiêm chủng quốc gia đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố một dự luật chung về cơ sở hạ tầng theo gói kích thích trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, cùng với khả năng nâng cao các chỉ số kinh tế từ tổng sản phẩm quốc nội đến tình trạng trẻ em nghèo. Trung Quốc còn đi xa hơn nữa khi đã kiểm soát sự lây lan của virus từ tháng 3/2020, tình hình đất nước này đã bắt đầu hồi phục kể từ quý 4 năm ngoái.

Sự khởi sắc của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là những dấu hiệu cho thế toàn thế giới có thể sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ sau cuộc suy thoái sâu nhất trong thời bình kể từ cuộc Đại Suy Thoái (2009). Có rất nhiều những sự kiện xảy ra có thể làm lệch quỹ đạo này.

Trong đó, phải kể đến sự xuất hiện của biến thể virus kháng vaccine hay một cuộc "Chiến tranh lạnh" mới. Nhưng, nhiều chỉ số cho thấy rằng một thập kỷ bắt đầu bằng bi kịch có thể kết thúc trong hạnh phúc.

HauCovid01

Minh họa COVID-19. Ảnh: IRU

Các nền kinh tế đang phục hồi

Đại dịch toàn cầu còn lâu mới kết thúc. Thực tế, số ca mắc mới hàng ngày trên thế giới vẫn cao hơn đáng kể so với năm ngoái, gánh nặng bệnh tật thật sự (chỉ số )có thể vượt qua số ca nhiễm được xác nhận. Dù vậy, việc triển khai vaccine đang nhanh nhất từ trước đến nay và thành công của nó sẽ giúp thúc đẩy nhanh sự phục hồi của nền kinh tế và y tế toàn cầu.

Sản lượng vaccine tăng nhanh sẽ giúp giảm bớt khoảng cách về mặt y tế và đạo đức đang nhức nhối hiện nay trong việc phủ rộng vaccine tại các quốc gia. Khoảng cách thời gian giữa lần tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên ở Anh quốc với Ghana và Bờ biển Ngà là 11 tuần (với vaccine viêm phổi trước đây là 15 năm).

COVAX một cơ sở phân phối vaccine phần lớn được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ phương Tây, đã cung cấp những vaccine đó và dự báo sẽ đưa ra thêm 1,8 tỷ liệu cho các nước đang phát triển trong năm nay.

HauCovid02

Dự báo sẽ có khoảng 1,8 tỷ liều vaccine COVAX cho các nước đang phát triển trong năm nay. Ảnh: Paho.

Nhà sản xuất vaccine Sputnik V của Nga đã có những thỏa thuận xây dựng các cơ sở sản xuất tại châu Âu và Ấn Độ và có thể cung cấp ít nhất 300 triệu liều trong 12 tháng tới. Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ sản xuất 100 triệu liều vaccine AstraZeneca mỗi tháng. Ấn Độ cũng sẽ sản xuất 1 tỷ liệu vaccine Johnson & Johnson theo thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Trung Quốc có thể tạo ra khoảng 5 tỷ liều vaccine trong năm nay - đủ để tiêm chủng cho 2,5 tỷ người. Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu tại đại học Duke dự tính lượng vaccine được sản xuất trong năm 2021 có thể đủ cho 70% dân số thế giới.

Khi tỷ lệ lây nhiễm giảm, sự phục hồi của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng ở những nơi khác. Thương mại và sản xuất công nghiệp trên thế giới đã bắt đầu khôi phục vào hè năm ngoái.

Thương mại toàn cầu sụt giảm ít hơn mức đáng lo ngại trong thời kỳ đại dịch: vào quý 3 năm ngoái, nó chỉ thấp hơn 6% so với năm 2019. WTO theo dõi các chỉ số hàng đầu về khối lượng mậu dịch cho thấy có sự phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2020.

Tương tự, dòng kiều hối trong năm 2020 đã giảm gần 7% so với mức 20% mà Ngân hàng Thế giới World Bank lo ngại trước đó. Và dòng tiền này có thể tăng trở lại vào năm 2021. Nhìn chung, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5% vào năm 2021 (nhiều hơn so với mức sụt giảm 3,5% năm 2020) và 4,2% năm 2022.

HauCovid03

Một nhóm chuyên viên y tế vừa được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mali. Ảnh: ReliefWeb,

Các nước giàu không phải là những nước duy nhất được hưởng lợi trong sự phục hồi này. Trong 2 thập kỷ, thu nhập của các quốc gia đang dần tiệm cận, với những nước nghèo bắt đầu thu hẹp khoảng cách so với những nước giàu hơn.

Nhà kinh tế học Angus Deaton của đại học Princeton đã đưa ra báo cáo vào tháng 1 rằng hầu hết những nước nghèo phải chịu những suy giảm về kinh tế do đại dịch nhỏ hơn so với những nước giàu, do đó cuộc khủng hoảng đã củng cố thêm xu hướng trên nhiều hơn.

Và IMF dự đoán rằng điều này sẽ còn tiếp tục trong 2 năm tới. Hơn nữa, thị trường lao động cũng đang phục hồi. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trong quý 2 năm ngoái, thế giới đã mất đi 18,2% số giờ làm việc tiền COVID-19 do đóng cửa và hạn chế liên quan tới đại dịch. Đến quý 4, con số này là 4,6%. Dự báo lạc quan là tỷ lệ mất việc sẽ giảm xuống còn 1,3% trong năm nay.

HauCovid04

Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (từ các chữ tiếng Anh Special Drawing Rights) là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. SDRs có mã tiền tệ ISO 4217 là XDR. Ảnh: Youtube.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm nhận được sự thúc đẩy từ IMF. Cũng giống như một ngân hàng trung ương có thể in tiền tệ của riêng mình, IMF có thể in SDR (Special Drawing Rights - Quyền rút vốn đặc biệt), với SDR các nước có thể đổi lấy USD, Euro hay Yên.

Chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã phản đối đề xuất phân bổ lượng SDR trị giá 500 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng bà Janet Yellen, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ trong chính quyền của ông Biden đã thay đổi điều này (có thể bà sẽ chấp nhận một gói có giá trị còn lớn hơn).

Các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể sẽ nhận được thêm khoảng 165 tỷ USD vốn bên ngoài từ gói phân bổ này. Con số có thể nhiều hơn nếu các nước giàu tái phân bổ hoặc cho vay thêm số SDR mới của họ. Ví dụ. G-7 và TRung Quốc có thể giải phóng 37 tỷ USD để hỗ trợ cho những nước nghèo nhất nếu họ phân bổ lại 15% cổ phần của mình trong IMF.

Một số đổi mới sẽ bên lâu

Đối phó với COVID-19 đã thúc đẩy các công nghệ và cải tiến có thể làm nền tảng cho việc gia tăng phúc lợi và năng suất toàn cầu. Công nghệ mRNA trong các mũi tiêm của Moderna và Pfizer-BioNTech đang được sử dụng để phát triển các loại vaccine chống lại các mầm bệnh lan rộng và gây chết người như những tác nhân gây bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét...

Thử nghiệm giai đoạn 1 của công nghệ vaccine phòng chống AIDS sử dụng mRNA đã có kết quả khả quan vào tháng 2. Những loại chủng ngừa như vậy cùng với năng lực sản xuất và phân phối vaccine đã được nâng cao để ứng phó với đại dịch - có thể sẽ thay đổi vĩnh viễn môi trường y tế ở nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

HauCovid05

Vaccine mRNA là một loại vaccine mới nhưng không theo cách thức giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như các loại vaccine cổ điển. Thay vào đó các mRNA dạy các tế bào của cơ thể con người cách tạo ra một loại protein - hoặc thậm chí chỉ là một phần của protein – protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể con người. Ảnh: TheConversation.

Đến cuối năm 2020, 166 quốc gia đã đưa ra hoặc mở rộng quy mô chuyển tiền mặt để ứng phó với đại dịch. Nhưng chương trình này đã tiếp cận khoảng 1,1 tỷ người và không chỉ ở các quốc gia có thu nhập cao: Chương trình Ehsaas của Pakistan tiếp cận được 45% dân số, còn Chương trình Cải thiện Xã hội của Philippines đạt con số 78%. Khi đại dịch qua đi, các cơ chế chuyển tiền này có thể thay thế những cơ chế cũ vốn phức tạp, dễ "rò rỉ" để cải thiện đáng kể những tác dụng của trợ cấp và các phúc lợi xã hội dự trữ cho đói nghèo.

Tại Hoa Kỳ, nhiều người sử dụng lao động đã tạo điều kiện cho nhân viên của họ có thể làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch. Trong quy mô mà việc làm việc từ xa trở thành một hiện tượng toàn cầu, nó có thể khuyến khích tăng trưởng trong thương mại dịch vụ bao gồm cả dịch vụ kinh doanh, bởi làm việc từ xa có thể thay đổi từ văn phòng cho đến toàn thế giới.

Và, một thế hệ doanh nhân toàn cầu mới có thể xuất hiện từ cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong năm 2020, tại Hoa Kỳ, một số lượng lớn các công ty đã sụp đổ nhưng số lượng công ty mới thành lập cũng cao hơn đáng kể so với năm 2019. Có lẽ một số doanh nhân mới sẽ tận dụng lợi thế của các cơ hội ngày càng nhiều để cung cấp các dịch vụ từ xa.

Đại dịch cũng làm rõ mức độ và số lượng các quốc gia dựa vào dân di cư để hái, đóng gói cây trồng, giao hàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đánh giá mới về vai trò của họ có thể sẽ đảo ngược lại xu hướng từ chối chấp nhận dân di cư trên toàn cầu theo báo cáo của Gallup vào năm ngoái, sau sự cải thiện đáng kể gần đây trong thái độ đối với người nhập cư tại Hoa Kỳ.

HauCovid06

COVID-19 thúc đẩy giới chủ triển khai những phương thức làm việc từ xa, khiến dịch vụ vận chuyển – chuyển phát phát triển. Ảnh: ODTap.

Cuối cùng, COVID-19 có thể giúp đoàn kết thế giới lại với nhau bằng cách chứng tỏ khả năng chúng ta sẽ không thể thoát khỏi một vận mệnh chung. Đại dịch bùng phát tại Trung Quốc, lây lan qua những con đường không có nguồn gốc và không được kiểm soát tại châu Âu và Hoa Kỳ, với các biến thể xuất hiện tại Nam Phi, Brazil và Anh quốc. Kinh nghiệm từ năm ngoái cho thấy rất rõ ràng là cuộc sống tốt đẹp của mọi người đều dựa vào năng lực và phản ứng của người khác.

Hiện tại, đại dịch đã thúc đẩy hành động toàn cầu về sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu. Một loạt các đề xuất cải cách hứa hẹn sẽ trao quyền cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO gắn liền với những ràng buộc về mặt pháp lý của Quy định về Y tế Quốc tế mà tổ chức này giám sát.

Cùng lúc là số lượng tăng lên của các quốc gia cam kết đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát sinh ra và lượng khí đào thải được ra khỏi khí quyển, bằng phương pháp nhân tạo hoặc phương pháp tự nhiên (net-zero carbon emission). Vào năm 2019, cam kết với net-zero bao phủ khoảng 16% nền kinh tế thế giới. Đến tháng 3/2021, con số này đã tăng lên đến 68%.

Quay trở lại tiến trình tiến bộ trước đây

Còn lâu mới có thể chắc chắn về một sự phục hồi mạnh mẽ. Các biến thể mới của COVID-19 đang lan rộng, và nhiều biến thế khác có thể xuất hiện khi các quốc gia mở cửa trở lại, trước khi kiểm soát được đại dịch.

IMF cho rằng 110 nền kinh tế thế giới có thể vẫn có mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2022 thấp hơn so với năm 2019. Tổ chức Lao động Quốc tế báo cáo rằng thiệt hại về thu nhập lớn hơn tương đối ở tầng lớp lao động trẻ, phụ nữ, lao động tự do và lao động có kỹ năng thấp, trung bình.

Phụ nữ toàn cầu mất trung bình 5% số giờ làm việc so với con số 3,9% ở nam giới trong năm 2020. Có bằng chứng cho thấy, khi các biện pháp y tế công cộng bao gồm đóng cửa trường học, giãn cách xã hội trở nên nghiêm ngặt hơn, phụ nữ có xu hướng mất việc nhiều hơn so với nam giới.

Đặc biệt, việc đóng cửa trường học đã gây ra thiệt hại không nhỏ với các nữ doanh nhân: vào tháng 6/2020, một khảo sát toàn cầu cho thấy 23% nữ chủ doanh nghiệp dành 6 giờ trở lên mỗi ngày để chăm chút công việc nhiều hơn so với 11% nam giới.

HauCovid07

Có 57% lao động mất việc tại Hoa Kỳ nói lý do mất việc là vì COVID-19. Ảnh: The New Jersey COVID-19.

Nhiều trẻ em trên thế giới đã phải nghỉ học phần lớn thời gian trong năm ngoái. World Bank ước tính rằng sẽ có khoảng 10 triệu trẻ em không trở lại học bậc giáo dục cơ sở khi các trường học mở cửa trở lại.

Rất may, nhiều bằng chứng hiện tại cho thấy phần lớn phụ huynh sẽ đưa con họ trở lại lớp học. Như ở Nam Phi, tỷ lệ đi học trung bình đã hồi phục về mức trước khi giãn cách, từ 37% vào tháng 7 lên 98% vào tháng 11/2020 (mặc dù tỷ lệ đi học hàng ngày vẫn thấp hơn mức đó).

Và kinh nghiệm trước đây về việc đóng cửa trong siêu bão Katrina, bệnh lở mồm long móng hay dịch SARS cho thấy tác động về mặt học tập của việc nghỉ học đang giảm dần theo thời gian. Nhưng ở nhiều quốc gia, thời gian nghỉ học kéo dài hơn trước đây và gánh nặng của việc học hành sa sút sẽ nhiều nhất ở các nhóm: Dân tộc thiểu số và các gia đình nghèo. Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ, việc mất thời gian lao động và lớp học sẽ tạo nên bất bình đẳng cao hơn trong thời gian dài hơn.

Một số xu hướng tiêu cực về mặt kinh tế có thể bùng phát sau cuộc khủng hoảng năm ngoái: xung đột thương mại xung quanh hàng hóa y tế có thể dẫn đến nhu cầu tự cung tự cấp, làm gia tăng rủi ro, giá cả và bất bình đẳng về tiếp cận trên toàn thế giới. Một số nước nghèo đã phải lấy những khoản vay không bền vững để chi trả cho việc ứng phó với đại dịch.

HauCovid08

Trường học cho 168 triệu trẻ em trên toàn cầu đã hầu như đóng cửa trong vòng 1 năm. Ảnh: Unicef.

Một năm rưỡi di chuyển bị mất đi sẽ trở thành cái giá cho sự đổi mới, với sức nặng âm thầm của việc mất đi hàng tỷ kết nối là gánh nặng đối với sự phục hồi trong nhiều năm tới. Và đại dịch đã làm nảy sinh khái niệm bệnh hoạn là "ngoại giao vaccine": không nên dùng thuốc cứu sinh như một món trang sức rẻ tiền cho công việc mang đầy chiêu trò chính trị.

Nhưng nhiều chi tiết trong những điều trên có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược. Các biện pháp cần thiết để kiểm soát virus hiện đã trở nên quen thuộc trên toàn cầu. Cung cấp hỗ trợ cho những nhóm bị thiệt thòi bởi đại dịch và trước đó sẽ giúp đảm bảo sự phục hồi bình đẳng hơn.

Và COVID-19 có thể đã khuyến khích sự trở lại một cách duy lý trong việc hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế: từ sự thất cử của Tổng thống Hoa Kỳ do chính sách khiến bệnh dịch lây lan rộng, đến cái chết của lãnh đạo Tanzania từ căn bệnh mà ông tuyên bố thậm chí không tồn tại ở đấy nước mình, tới sự sụp đổ của một người hùng được quần chúng Brazil ưa thích do các biến thể của COVID-19 hoành hành ngoài tầm kiểm soát.

Trước khi xảy ra COVID-19, thế giới đang nhanh chóng tiến tới một cuộc sống có chất lượng cao hơn. Một trong những thước đo của sự tiến bộ đó là cơn địa chấn kinh tế vào năm ngoái được dự đoán sẽ làm gia tăng 60 triệu người bần cùng trên toàn cầu - đưa tỷ lệ người nghèo về mức chỉ 5 năm trước đó (2015-2016).

Tuổi thọ trung bình tại Hoa Kỳ đã giảm 1 năm vào đầu năm 2020 vì COVID-19: tuổi thọ toàn cầu tăng cùng mức từ 2013-2018. Năm 2021, nếu lựa chọn đúng, thế giới có thể thoát khỏi những thảm họa của năm ngoái và quay lại tiến trình tiến bộ như trước đây.

  • Cùng chuyên mục
Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40