Hậu COVID-19 - Bài 4: Lạm phát đình trệ sẽ xảy ra?
Khác với những lạc quan khi bình luận về lãi suất và tình trạng lạm phát kéo dài hiện nay, tác giả Nouriel Roubini cho rằng thế giới có thể sẽ chứng kiến tình trạng lạm phát kèm suy thoái kéo dài như những năm 1970.
Thất bại trong cuộc tranh luận về những chính sách tài khóa và tiền tệ siêu lỏng lẻo ngày nay có thể sẽ gây ra lạm phát nặng nề với rủi ro lớn là những cú sốc cung tiêu cực tiềm ẩn. Từ chiến tranh thương mại tới sự phi toàn cầu hóa, cho đến dân số già và chính trị dân túy, không thiếu những mối đe dọa lạm phát đang ở phía trước.
Đang nổi lên nhiều tranh luận về việc lạm phát phát sinh trong vài tháng tới sẽ chỉ là tạm thời, phản ánh sự hồi phục mạnh mẽ từ cuộc suy thoái do COVID-19 - Hay lạm phát này sẽ kéo dài dai dẳng biểu thị ở cả 2 yếu tố là cầu kéo (sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ) và chi phí đẩy (sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hóa)?
Một số lập luận chỉ ra rằng lạm phát thế tục (lạm phát tăng nhẹ trong thời gian dài) vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2% hàng năm của hầu hết các ngân hàng trung ương trong hơn một thập kỷ. Ý kiến thứ 1 cho rằng Hoa Kỳ đã ban hành gói kích thích tài khóa quá mức với một nền kinh tế dường như đang phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Khoản chi bổ sung 1,9 nghìn tỷ USD được phê duyệt vào tháng 3 vừa qua đến ngay sau gói 3.000 tỷ USD vào mùa xuân 2020, cùng khoản kích thích 900 tỷ USD vào tháng 12, và dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD sẽ sớm được thực hiện. Theo đó, phản ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng hiện tại còn lớn hơn mức độ đối phó của nước này đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo dự báo của IMF thì tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ trong năm 2021 là 2,3%. Ảnh: Knoema.
Lập luận ngược lại là kích thích này sẽ không gây ra lạm phát kéo dài, vì các hộ gia đình sẽ tiết kiệm một phần lớn trong số đó để trả nợ. Hơn nữa, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ không chỉ khiến cầu tăng mà còn làm tăng cung, bằng cách mở rộng nguồn vốn công cải thiện năng suất. Nhưng, tất nhiên rằng ngay cả khi tính đến những động lực này, sự gia tăng tiết kiệm tư nhân do gói kích thích mang lại cũng đưa đến kết quả một số yếu tố gây lạm phát sẽ được giải phóng vì những nhu cầu bị dồn nén trước đây.
Lập luận thứ 2 có liên quan là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) và các ngân hàng trung ương lớn khác đang quá thích thú với những chính sách kết hợp giữa nới lỏng tiền tệ và tín dụng. Tính thanh khoản được các ngân hàng trung ương cung cấp đã dẫn đến lạm phát tài sản trong ngắn hạn, và sẽ làm tăng trưởng tín dụng lạm phát cùng chi tiêu thực khi nền kinh tế mở cửa trở lại và sự hồi phục được tăng tốc. Một số người sẽ lập luận rằng khi đến đúng thời điểm, các ngân hàng trung ương có thể sẽ dọn dẹp thanh khoản dư thừa bằng cách rút ra bảng cân đối kế toán, tăng lãi suất chính sách từ 0 hoặc từ những mức âm. Nhưng tuyên bố này ngày càng trở nên khó chấp nhận.
Các ngân hàng trung ương đã và đang kiếm tiền từ các khoản thâm hụt tài chính lớn bằng "tiền trực thăng". Tiền trực thăng là chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện bằng cách gia tăng cung tiền trong nền kinh tế, có thể bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng hiện tại, nó chủ yếu được thực hiện bằng biện pháp in một lượng tiền lớn và phân phối cho công chúng để kích thích nền kinh tế. Nhưng vào thời điểm mà nợ công và nợ tư nhân đang tăng từ mức cơ bản vốn đã cao (425% GDP ở các nền kinh tế lớn và 356% trên toàn cầu) thì chỉ có sự kết hợp giữa lãi suất thấp ở cả ngắn hạn và dài hạn mới có thể giữ bền vững được gánh nặng nợ. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ tại thời điểm này sẽ làm sụp đổ thị trường trái phiếu và tín dụng, sau đó sẽ là thị trường chứng khoán, thúc đẩy suy thoái. Kết quả là các ngân hàng trung ương đã mất đi sự độc lập của mình.
Về điểm này, lập luận phản bác lại là khi các nền kinh tế đạt được công suất đầy đủ cùng toàn dụng lao động, các ngân hàng trung ương sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì uy tín và độc lập của họ. Giải pháp thay thế nếu không neo vào kỳ vọng lạm phát sẽ phá hủy danh tiếng của họ và cho phép giá tăng phi mã.
Tuyên bố thứ 3 là việc kiếm tiền từ thâm hụt tài khóa sẽ không gây lạm phát mà đúng hơn, nó sẽ chỉ đơn thuần ngăn chặn giảm phát. Tuy nhiên, điều này dẫn đến giả định rằng có một cú sốc giáng xuống nền kinh tế toàn cầu giống như khủng hoảng năm 2008. Khi đó bong bóng tài sản sụp đổ tạo ra một cuộc khủng hoảng tín dụng và sau đó là cú sốc tổng cầu trên thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ đang kích thích tài khóa quá mức khi kinh tế đang phục hồi nhanh hơn dự kiến. Ảnh: Bitcoin.
Vấn đề ngày hôm nay là chúng ra đang khôi phục từ một cú sốc tổng cung tiêu cực (nguồn cung giảm). Theo đó, các chính sách tài khóa và tiền tệ quá lỏng lẻo có thể dẫn đến lạm phát hay tệ hơn là lạm phát đình trệ (lạm phát cao kèm theo suy thoái). Xét cho cùng, thì tình trạng này từng xảy ra vào những năm 1970 sau 2 cú sốc cung dầu tiêu cực vì Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và Cách mạng Iran năm 1979.
Trong bối cảnh ngày nay, chúng ta sẽ phải lo lắng về một số cú sốc tiềm ẩn về nguồn cung tiêu cực, cùng với nó là những mối đe dọa với tiềm năng tăng trưởng như các yếu tố có thể đẩy cao chi phí sản xuất. Chúng bao gồm các rào cản thương mại như phi toàn cầu hóa, sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, nút thắt cung ứng hậu đại dịch, xung đột Mỹ - Trung ngày càng sâu sắc, tiếp theo là sự phân chia của các kênh cung ứng toàn cầu và việc chuyển đầu tư nước ngoài trực tiếp từ đất nước Trung Quốc chi phí thấp sang những địa điểm có chi phí cao hơn.
Đáng lo ngại không kém là cơ cấu nhân khẩu học ở cả các nền kinh tế tiên tiến lẫn mới nổi. Khi nhóm người cao tuổi đang thúc đẩy tiêu dùng bằng cách giảm mức tiết kiệm của họ thì những hạn chế mới về nhập cư sẽ khiến chi phí lao động tăng cao.
Hơn nữa, gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập và khoảng cách giàu nghèo gây ra mối đe dọa là sẽ có phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy. Một mặt, điều này có thể xuất hiện dưới hình thức các chính sách tài khóa và quy định nhằm hỗ trợ người lao động và các công đoàn - điều sẽ tiếp tục gây áp lực lên chi phí lao động. Mặt khác, sự tập trung quyền lực độc tài trong khu vực doanh nghiệp cũng khiến lạm phát xảy ra vì nó thúc đẩy quyền định giá của các nhà sản xuất. Và tất nhiên, phản ứng dữ dội chống lại các ông lớn công nghệ (Big Tech), cường độ sử dụng vốn cao và công nghệ tiết kiệm lao động có thể làm giảm đi sự đổi mới trên diện rộng.

Từ tháng 3/2020, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một gói cứu trợ trị giá 2,5 nghìn tỷ USD cho các nước đang phát triển. Ảnh: UNCTAD.
Nhưng cũng có thuyết ngược lại với luận điểm lạm phát đình trệ này. Bất chấp phản ứng dữ dội của công chúng, sự đổi mới về công nghệ trong trí tuệ nhân tạo, học máy và robot có thể tiếp tục làm suy yếu lao động, và các tác động nhân khẩu học có thể được bù đắp bởi độ tuổi nghỉ hưu cao hơn (ngụ ý về một nguồn cung lao động lớn hơn).
Tương tự, xu hướng đảo ngược toàn cầu hóa ngày nay có thể tự nó sẽ quay đầu, khi hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ thuê ngoài để khắc phục những trở ngại đối với di cư lao động (một lập trình viên Ấn Độ không cần phải tới Thung lũng Silicon để thiết kế một ứng dụng Hoa Kỳ). Cuối cùng, bất cứ sự giảm bất bình đẳng thu nhập nào cũng có thể sẽ chống lại mức cầu hờ hững và giảm phát đình trệ kéo dài, chứ không trở thành lạm phát nghiêm trọng.
Trong ngắn hạn, sự đình trệ của thị trường sản phẩm, lao động, hàng hóa và ở một số thị trường bất động sản, sẽ ngăn chặn sự gia tăng lạm phát kéo dài. Nhưng trong vài năm tới, các chính sách tài khóa và tiền tệ lỏng lẻo sẽ bắt đầu gây áp lực lạm phát kéo dài dai dẳng và cuối cùng là lạm phát đình trệ xuất hiện. Điều này có thể xảy ra do sự xuất hiện của bất kỳ cú sốc nguồn cung tiêu cực kéo dài nào.
Đừng nhầm lẫn khi cho rằng lạm phát trở lại sẽ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và tài chính. Chúng ta có thể sẽ đi từ thời kỳ "Đại Ổn định" sang một thời kỳ mới với bất ổn vĩ mô. Thị trường đầu cơ trái phiếu kéo dài cuối cùng sẽ kết thúc. Và lợi tức trên trái phiếu danh nghĩa và trái phiếu thực sẽ khiến cho các khoản nợ ngày nay trở nên không bền vững, làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Vào thời điểm thích hợp, chúng ta thậm chí có thể chứng kiến sự trở lại của tình trạng bất ổn những năm 1970.
- Cùng chuyên mục
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công
Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.
Sự kiện - 16/04/2025 06:50
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'
Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.
Sự kiện - 15/04/2025 17:45
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
4
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago