Hành trình của một nữ doanh nhân Việt đi tìm sự 'chống lưng' của Google cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nhàđầutư
Covid-19 là một cái cớ rất tốt để tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục, thúc đẩy các trường học và các tổ chức giáo dục sử dụng các hình thức dạy và học trực tuyến, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện các nhu cầu mới về các ứng dụng học tập điện tử.
CHÍ THÀNH
19, Tháng 10, 2020 | 08:01

Nhàđầutư
Covid-19 là một cái cớ rất tốt để tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục, thúc đẩy các trường học và các tổ chức giáo dục sử dụng các hình thức dạy và học trực tuyến, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện các nhu cầu mới về các ứng dụng học tập điện tử.

Một trong số các ứng dụng đó chính là ELSA, một nền tảng ngôn ngữ được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), được thiết kế để giúp người học tiếng Anh không phải là người bản ngữ cải thiện khả năng nói và phát âm của họ thông qua các bài học ngắn dựa trên ứng dụng.

Dưới tác động của đại dịch, công ty được Google hậu thuẫn này đã sử dụng công nghệ máy học để luyện nói tiếng Anh và thu hút được khoảng 11 triệu người dùng, khai thác các thị trường mới khi các đợt đóng cửa quốc tế đã thúc đẩy nhu cầu mới về các giải pháp học tập dựa trên công nghệ.

VuElsa

Nữ doanh nhân Văn Đinh Hồng Vũ, sáng lập viên ELSA. Ảnh ELSA

Nhưng vào thời điểm lúc nữ doanh nhân Việt Nam Văn Đinh Hồng Vũ thành lập công ty trong năm 2015, điều đó lại hoàn toàn khác.

Bài toán tỷ người

Vũ vẫn nhớ việc mình đã phải vận lộn thế nào để có được tiếng nói của chính mình.

Sau khi chuyển đến Mỹ từ quê hương Việt Nam vài năm trước, đầu tiên là để học tập sau đó là làm việc, cô thường thấy mình thiếu tự tin trong việc nói chuyện bằng tiếng Anh, mặc dù cô khá thông thạo tiếng Anh.

Đó cũng chính là vấn đề mà nhiều người bạn không phải là người bản xứ của cô cũng gặp phải. Những lo lắng về việc phát âm sai đã khiến họ quay trở lại lớp học MBA tại Stanford và sau đó, với công việc tư vấn quản lý, họ cảm thấy bị coi thường hoặc tệ hơn nữa, họ cảm thấy không được tin tưởng, Vũ nói.

Và nếu đó là vấn đề đối với họ, thì đó cũng là vấn đề đối với nhiều người khác. Trong số khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính hơn 1 tỷ người không phải là người bản ngữ hoặc học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Vì vậy, Vũ quyết định làm điều gì đó. Cô mơ ước làm ra được một công cụ được hỗ trợ bằng công nghệ để có thể phát hiện chính xác những chỗ tiếng Anh không được tốt của người dùng và cung cấp các giải pháp dễ thực hiện với chi phí chỉ chỉ bằng một gia sư.

“Để nói được tiếng Anh theo giọng Mỹ hoặc giọng Anh hoàn hảo thì rất khó. Nhưng tại sao không có công cụ hỗ trợ bằng công nghệ để giúp nói được một cách tự tin và trôi chảy, để người khác có thể hiểu bạn?", Vũ nói với CNBC Make It.

Tìm người đồng sáng lập

Tuy nhiên, không có AI hoặc kinh nghiệm học máy của riêng mình, Vũ biết cô ấy đã buộc phải bỏ công việc của mình để tìm con đường biến tầm nhìn của mình trở thành hiện thực.

Vu Elsa

Con đường khai sinh ra ELSA khá gian nan, vất vả. Ảnh ELSA

Sau khi bỏ công việc tư vấn của mình, cô đã dành sáu tháng tiếp theo để tìm kiếm một người đồng sáng lập kỹ thuật, nói chuyện với “về cơ bản mọi chuyên gia nhận dạng giọng nói AI trong khu vực Bay” để đánh giá mức độ quan tâm và hiểu rõ hơn về họ.

“Cách tiếp cận của tôi rất đơn giản: Mỗi ngày tôi chỉ cần nói chuyện với năm người. Tôi không quan tâm họ là ai miễn là tôi có thể kết nối và sau đó năm người đó sẽ giới thiệu tôi với năm người khác, ”cô nói.

Cuối cùng, sự tìm kiếm của Vũ đã đưa cô đến Đức, nơi hội nghị công nghệ nhận dạng giọng nói lớn nhất thế giới thường được tổ chức, sau khi một giáo sư kỹ thuật khuyên cô “nếu bạn không tìm thấy ai ở đó, thì bạn cũng có thể đóng cửa công ty”.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Tại đó, trong số 3.000 chuyên gia, Vũ đã gặp Xavier Anguera, một nhà khoa học hàng đầu, như cô ấy nói, “người đã nghiên cứu rất lâu và luôn mong ngóng chứng kiến được các tác động từ nghiên cứu của mình”.

Trong vòng vài tuần, anh ấy đã đồng ý tham gia cùng cô, tạm thời rời gia đình ở Bồ Đào Nha và chuyển đến căn hộ “nhỏ” ở San Francisco của Vũ để kiểm tra mối quan hệ đối tác và xây dựng ý tưởng của họ.

Đó là một quá trình đòi hỏi sự trung thực tuyệt đối, và "tất cả các cuộc trò chuyện khó khăn nhất đã sớm được thực hiện", chẳng hạn như thỏa thuận về tiền lương và phân chia cổ phần, Vũ thừa nhận. Để mọi chuyện dễ dàng hơn, Vũ đã lập một danh sách các câu hỏi với sự giúp đỡ của người bạn đồng sáng lập.

“Chúng tôi nói nếu chúng tôi không giết nhau vào cuối ba tháng thì tôi nghĩ chúng tôi có thể ổn,” cô nhớ lại.

Lan tỏa

Cách tiếp cận đầy khó khăn nhưng chính xác đã được đền đáp. Với việc Anguera chấp nhận vào vị trí đồng sáng lập và giám đốc công nghệ, cặp đôi ngay lập tức bắt tay vào việc xây dựng một nguyên mẫu; nhập dữ liệu từ những người nói tiếng Anh không phải là bản ngữ và đánh giá nó so với chuẩn tiếng Anh của người Mỹ (American English).

Elsa

ELSA là ứng dụng sửa lỗi phát âm và dạy tiếng Anh chuẩn. Ảnh chụp màn hình

Đối với Vũ, việc quay trở lại đất mẹ Việt Nam của mình là để giúp 'dạy' AI học được cách mà nhiều người ở đây, từ tài xế xe buýt đến các giám đốc điều hành, nói tiếng Anh theo kiểu của người địa phương, chứ không theo ngữ điệu của người bản ngữ.

Bước ngặt đã thực sự đến sau đó vài tháng, khi ELSA giành chiến thắng trong cuộc thi khởi nghiệp năm 2016 do South by Southwest tổ chức, khiến ứng dụng trở nên lan truyền trên khắp thế giới. Ứng dụng thu hút sự chú ý 30.000 người dùng trong vòng chỉ 24 giờ sau đó và được cấp quyền truy cập vào dữ liệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới .

Vũ cho biết: “Mục tiêu lúc đầu là thu thập dữ liệu, vì vậy nếu càng nhiều người dùng tiếp cận với ứng dụng thì chúng tôi càng có thể đào tạo AI của mình nhanh hơn".

Giành được sự ủng hộ của Google

Nhờ có được một bộ dữ liệu quốc tế với một loạt các giọng nói tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, từ Ấn Độ đến Tây Ban Nha, các bánh xe trong bộ máy đã được thiết lập để chuyển động.

Ngay sau đó, nhờ vào số tiền tiết kiệm của mình trong khoảng sáu tháng, Vũ và Anguera đã đảm bảo một khoản đầu tư ban đầu để phát triển công việc kinh doanh. Đến đầu năm 2018, với đội ngũ đang phát triển và vài triệu người dùng trên 100 quốc gia, ELSA đã 'kiếm' được 3,2 triệu USD tiền tài trợ, trong đó có cả tiền đầu tư đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên biệt cho kh vực Đông Nam Á Monk’s Hill Ventures.

“ELSA là một trong những khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi tại Việt Nam, nơi chúng tôi lấy cảm hứng từ niềm tin của Vũ và Xavier trong việc giải quyết một vấn đề thực tế cho hơn 1,5 tỷ người học tiếng Anh,” nhà đồng sáng lập và quản lý đối tác của Monk's Hill Ventures, ông Peng T. Ong nói với CNBC Make It qua email.

Tín nhiệm đối với ứng dụng được gia tăng vào năm 2019, khi, Gradient Ventures quỹ đầu tư chuyên biệt cho AI của Google bắt đầu hỗ trợ với tổng số tiền tài trợ lên hơn 12 triệu USD, đồng thời cấp quyền truy cập cho ELSA vào nhóm các nhân viên kỹ thuật của Google để giúp xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ của Google.

Vươn lên từ đại dịch

Sự bùng nổ của ELSA diễn ra chỉ vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, làm đảo lộn nền giáo dục truyền thống và thúc đẩy sự phát triển của các công cụ trực tuyến.

elsa0

ELSA hiện được sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới. Ảnh LinkedIn

ELSA, công ty vận hành một mô hình freemium cho phép người dùng toàn quyền truy cập vào hơn 1.000 khóa học với chi phí chỉ khoảng từ 3 - 6 USD mỗi tháng, tùy thuộc vào gói học mà họ lựa chọn, kể từ đó đã chứng kiến số lượng người dùng tăng “ba đến bốn lần” hàng tháng, Vũ cho biết.

Sự tăng trưởng đó không chỉ đến từ những người dùng điển hình của ELSA mà còn từ các trường học và doanh nghiệp thích ứng với các cách giảng dạy mới. Công ty hiện đã hợp tác với hàng chục trường học và doanh nghiệp trên khắp Việt Nam và Ấn Độ, cũng như với các nước khác như Brazil và Ukraine, khi mở rộng sang thị trường doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

Vũ nói: “Covid thực sự đã mở ra một phân khúc mới cho chúng tôi. Có một sự thay đổi mô hình học tập trong tư duy của các bậc cha mẹ. Thay vì luôn phải gửi con đến trung tâm học ngoại ngữ hoặc trường học, họ có thể dựa vào công nghệ. Chúng tôi đã tạo ra lợi ích cho lối học tập mới đó".

Xây dựng cho tương lai

Khi đại dịch bùng phát, nhu cầu đó có thể sẽ tiếp tục. Ong cho biết: "Trong thế giới ngày nay, tiếng Anh thông thạo được coi là một tài sản mang lại cơ hội kinh tế lớn hơn và chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​sự phát triển không ngừng của giáo dục dựa trên công nghệ (edutech) - một phần do đại dịch - ở Đông Nam Á với nhiều doanh nhân mang đến sự đổi mới giáo dục thông qua công nghệ".

Vũ cho biết điều đó có nghĩa là việc huy động vốn tiếp theo sẽ sớm được "triển khai", khi công ty tìm cách củng cố các đội hiện có của mình ở San Francisco, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản, đồng thời đặt mục tiêu vào các thị trường mới như Brazil và Hàn Quốc.

Bà mẹ trẻ cũng cho biết ELSA đang khám phá nhiều cải tiến sản phẩm hơn, chẳng hạn như giám sát liên tục, cho phép ứng dụng đưa ra báo cáo phản hồi dựa trên các cuộc trò chuyện trong suốt cả ngày. Cô lưu ý, những bổ sung như vậy, sẽ cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc bảo mật dữ liệu.

“Năm 2020 là một năm điên rồ, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm tốt và chúng tôi rất hào hứng với những gì có sẵn cho năm 2021”, cô nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ