Hàng loạt công ty lớn về công nghệ của Mỹ rót vốn vào Ấn Độ

Nhàđầutư
Theo trang CNBC của Mỹ, các giám đốc điều hành của một số công ty bán dẫn hàng đầu Mỹ đã dành nhiều lời khen ngợi cho lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ tại sự kiện công nghệ SemiconIndia diễn ra vào cuối tuần qua.
THIÊN KỲ
03, Tháng 08, 2023 | 13:10

Nhàđầutư
Theo trang CNBC của Mỹ, các giám đốc điều hành của một số công ty bán dẫn hàng đầu Mỹ đã dành nhiều lời khen ngợi cho lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ tại sự kiện công nghệ SemiconIndia diễn ra vào cuối tuần qua.

Empty

Ấn Độ đang là 1 trong 5 ông lớn của nền công nghệ thế giới. Ảnh: AFP

Không chỉ có tiềm năng từ thị trường 1,4 tỷ dân, Ấn Độ còn đang nổi lên nhờ việc đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao và nhờ đó trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp quốc tế.

Theo ông Ajit Manocha, Giám đốc điều hành của công ty công nghiệp SEMI có trụ sở tại Mỹ cho biết, Ấn Độ hiện hội tụ nhiều lợi thế từ địa chính trị, chính sách nhà nước và năng lực của khu vực tư nhân hướng tới trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Năm 2023 sẽ đánh dấu là một năm quan trọng khi mọi thứ bắt đầu hình thành và phát triển trong lĩnh vực công nghệ của quốc gia này. 

Với mục tiêu trở thành trung tâm trọng điểm về chất bán dẫn bên cạnh Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chiến lược phát triển chip bán dẫn của Ấn Độ tập trung vào hai mục tiêu chính: thứ nhất là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động và đầu tư tại nước này, thứ hai là hình thành liên minh với các quốc gia bán dẫn quan trọng khác như Mỹ.

Cũng theo thông tin từ CNBC, tại sự kiện SemiconIndia, các công ty chip của Mỹ đã tham dự và công bố những khoản đầu tư mới.

Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp có trụ sở tại Mỹ (AMD) cho biết có kế hoạch đầu tư khoảng 400 triệu USD vào Ấn Độ trong 5 năm tới, trong đó có dự án xây cơ sở mới ở Bangalore (Ấn Độ).

"Các công ty Ấn Độ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển công nghệ AI cũng như hỗ trợ phần cứng và phần mềm", đại diện AMD cho hay.

Bên cạnh đó, trong tháng 7, một số công ty của Mỹ cũng đã công bố kế hoạch thành lập cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn ở bang Gujarat ở Ấn Độ. Công ty Micron cũng đã công bố kế hoạch thành lập một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn ở đây. Khoản đầu tư của Micron sẽ có tổng trị giá lên tới 825 triệu USD.

Ông Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành của Micron nhấn mạnh rằng khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy các khoản đầu tư khác trong lĩnh vực công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất bản địa, khuyến khích đổi mới và hỗ trợ tạo việc làm rộng rãi hơn.

Theo ông Pranay Kotasthane, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Takshashila có trụ sở tại Ấn Độ, lĩnh vực mà Ấn Độ có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là đóng gói và thử nghiệm chất bán dẫn. Công việc này cũng chỉ yêu cầu lao động có kỹ năng tương đối thấp nhưng đầu tư vốn cao, điều mà Ấn Độ có thể có. Tuy nhiên, không có công ty lớn nào của Đài Loan (Trung Quốc) trong phân khúc thị trường này tiếp cận Ấn Độ.

Theo nhiều chuyên gia đầu ngành, thị trường nội địa khổng lồ của Ấn Độ và các yếu tố khác như nhiều ưu đãi là lý do lạc quan đối với thị trường chip của nước này có điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất là Mỹ.

Trước đó vào tháng 5, Amazon.com cũng thông báo sẽ nâng các khoản đầu tư vào Ấn Độ lên 26 tỷ USD vào năm 2030, bổ sung thêm 6,5 tỷ USD cho kế hoạch đầu tư mới được công bố sau khi Giám đốc điều hành Andy Jassy gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Mỹ. 

Mặc dù CEO Jassy không đưa ra thông tin cụ thể nào, nhưng thông báo này được tiết lộ sau khi đơn vị điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS) vào hồi tháng 5 cho biết họ sẽ đầu tư 1,06 nghìn tỷ rupee (12,9 tỷ USD) vào Ấn Độ tính đến cuối năm 2030.

Sau nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, hai nước cũng thúc đẩy quan hệ đối tác đổi mới về phát triển 5G và 6G, chuỗi cung ứng chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... Trong đó, chuỗi cung ứng chất bán dẫn là lĩnh vực mà Washington hết sức quan tâm tập hợp các đồng minh nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chẳng hạn, Tập đoàn Micron Technology (Mỹ) sẽ đầu tư 825 triệu USD để xây dựng cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn mới ở Ấn Độ. Về năng lượng, công ty mới, do hãng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Vikram Solar (Ấn Độ) hậu thuẫn, thông báo đầu tư 1,5 tỷ USD vào chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời tại Mỹ.

Từ giai đoạn 2021-2022, Mỹ đã là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, vượt qua tổng khối lượng thương mại của Ấn Độ với các đối tác thương mại truyền thống như Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), với kim ngạch hai chiều tăng từ 80,51 tỷ USD trong giai đoạn từ 2020-2021 lên 119,5 tỷ USD trong năm 2021-2022.

Hiện nay, thương mại song phương của Ấn Độ với Mỹ cũng ghi nhận mức tăng đáng kể 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các ước tính tạm thời từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho thấy giá trị thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ vẫn duy trì ổn định với mức tăng 7,65% lên 128,55 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2023.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ