Hàng loạt công trình trọng điểm ở TP.HCM bị 'điểm mặt'
HƯƠNG TRANG
14:57 23/05/2020
Sở GTVT TP.HCM đã nhắc nhở chủ đầu tư và các đơn vị liên quan về những dự án bị chậm tiến độ.
Mới đây, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT, đã chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.
Sau khi nghe đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (BQLDA) báo cáo tình hình thực hiện, các khó khăn, Giám đốc Sở GTVT đã đưa ra nhiều ý kiến.
Đẩy nhanh dự án giải quyết ùn tắc khu vực sân bay
Giám đốc Sở GTVT nhận định dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng Doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa và cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, quận Tân Bình là các dự án trọng điểm của TP.
Mục tiêu của các dự án này là nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sở GTVT đưa ra nhiều phương án giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Trường Giang
Tuy nhiên, tiến độ triển khai dự án đến nay rất chậm. Ông Lâm nhận định cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, kế hoạch giải ngân dự án theo chỉ đạo của UBND TP.
Sở GTVT đề nghị UBND quận Tân Bình quan tâm, chủ động phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng trống trong thời gian sớm nhất.
Sở GTVT đề nghị BQLDA phối hợp UBND quận Tân Bình và các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng chi tiết tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân dự án, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Trên cơ sở đó, báo cáo UBND TP trong trường hợp không đáp ứng kế hoạch giải ngân theo chỉ đạo, cũng như đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2020. Mục đích đảm bảo tiến độ chi trả bồi thường và triển khai thi công theo quy định.
Lãnh đạo Sở GTVT đề nghị BQLDA phối hợp UBND quận Tân Bình và các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân và các đơn vị quản lý đất quốc phòng bị ảnh hưởng bởi dự án bàn giao mặt bằng trước để triển khai thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
Nâng cấp gấp rút “rốn ngập”
Ông Trần Quang Lâm nhận định đường Nguyễn Hữu Cảnh là một trong các trục đường cửa ngõ ra vào của TP, có lưu lượng giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ngập nước vào mùa mưa.
Do đó, dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh rất được TP quan tâm, chỉ đạo. Vì vậy, việc triển khai thi công trên tuyến đường này cần tích cực, khẩn trương hơn, thi công cuốn chiếu đảm bảo giao thông và tiến độ.
Sở GTVT đề nghị BQLDA rà soát, điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công chi tiết của công trình trên từng phân đoạn cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Sở GTVT đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: ĐÀO TRANG
Riêng hệ thống thoát nước, đoạn tuyến Nguyễn Hữu Cảnh (từ đường Tôn Đức Thắng đến hầm chui trên đường Nguyễn Hữu Cảnh) phải hoàn thành nâng cấp trước 3/9/2020; hệ thống thoát nuớc trên đoạn tuyến đường Điện Biên Phủ, từ đường Phú Mỹ hẻm 23 hoàn thành trong tháng 10/2020.
BQLDA rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan có báo cáo đối với vướng mắc việc bàn giao mặt bằng dọc hành lang an toàn bảo vệ cầu Văn Thánh 2 (phường 22, quận Bình Thạnh). Đồng thời, tập trung đẩy nhanh thi công gói thầu xây lắp 4 - cầu vượt ống cấp nước D2000 thuộc dự án Xây dựng bãi trung chuyển xe buýt tại khu B, số 183 Điện Biên Phủ. Từ đó có cơ sở xây dựng phương án tổ chức thi công phù hợp cho hai dự án, đảm bảo tránh gây ùn tắc giao thông cho khu vực.
Nhiều dự án bị nhắc nhở
Ngoài ra, Sở GTVT còn nhắc nhở dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Sở GTVT đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, ưu tiên tập trung tuyến đường R12 nhằm đảm bảo hoàn thành, kết nối đồng bộ với công trình cầu Thủ Thiêm 2.
Sở GTVT yêu cầu dự án hầm chui An Sương đảm bảo tiến độ. Ảnh: ĐÀO TRANG
Đối với cầu tạm thép An Phú Đông, Sở đánh giá dự án này đang bị chậm tiến độ 2 tháng mặc dù không bị vướng mặt bằng. Sở đề nghị BQLDA khẩn trương chấn chỉnh lại công tác tổ chức điều hành, rà soát năng lực của đơn vị thi công… đưa dự án hoàn thành trước 23/9/2020.
Đối với dự án hầm chui An Sương, Sở đề nghị BQLDA tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát chất lượng và tiến độ thi công. Đưa dự án thông xe vào 15/7.
Dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, BQLDA phải đẩy nhanh các thủ tục để ký kết hợp đồng với Ban Bồi thường quận 9; khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại chi phí bồi thường của dự án.
Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.
CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.
Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.