Hai phương án xử lý hàng nghìn container phế liệu: Đã khả thi?

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 15.2, có hơn 23.000 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Để giải quyết việc này, phía Bộ đã đề xuất 2 phương án xử lý. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cả hai phương án này khó khả thi.
CAO NGUYÊN
15, Tháng 04, 2019 | 12:23

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 15.2, có hơn 23.000 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Để giải quyết việc này, phía Bộ đã đề xuất 2 phương án xử lý. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cả hai phương án này khó khả thi.

4-2_Opt-5

Ngăn chất thải, phế liệu không đáp ứng điều kiện vào Việt Nam. Ảnh: CAO NGUYÊN

Bán đấu giá toàn bộ: Lo doanh nghiệp không mặn mà?

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, có 23.453 container phế liệu đang lưu giữ tại các cảng biển, trong đó 9.825 container lưu trữ trên 90 ngày, chưa làm thủ tục hải quan. Lượng hàng phế liệu tồn nhiều nhất tại Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu với 9.468 container, tiếp theo là Hải Phòng và TPHCM lần lượt 6.082 và 4.689 container.

Trong số đã lưu trên 90 ngày, 8.870 container (chiếm 90,3%) chưa làm thủ tục thông quan mà không có người tới nhận. Các hãng tàu cũng chậm trễ trong vận chuyển lô hàng tồn đọng ra khỏi Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý hàng tồn đọng. Sau kiểm kê, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Với phương án 1, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Đối với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, yêu cầu hãng tàu có trách nhiệm vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hãng tàu không thực hiện, Hải quan lập danh sách kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu biện pháp cưỡng chế, xử lý hoặc dừng việc cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

Với phương án 2, sẽ bán đấu giá toàn bộ các lô hàng tồn đọng, bao gồm cả hàng phế liệu đạt và không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Doanh nghiệp trúng đấu giá có trách nhiệm tiêu hủy với các lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tuy nhiên, với phương án này, điều lo lắng là chi phí tiêu hủy rất lớn, doanh nghiệp sẽ không đăng ký tham gia đấu giá để thu mua các loại hàng hóa này. Từ đó, Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn phương án 1.

Liệu có khả thi?

Theo PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, hai phương án nói trên chưa thật sự khả thi.

Về phương án 1, PGS Phùng Chí Sỹ nói: “Việc bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn sẽ có nhiều người tham gia, chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, vướng mắc chính nằm ở việc xử lý đối với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Yêu cầu tái xuất chất thải độc hại là bất khả thi. Đã là chất thải nguy hại và đã được đưa ra khỏi lãnh thổ nước bạn thì gần như không bao giờ họ nhập lại nữa”, PGS Sỹ cho biết.

Từ thực tế trên, vị chuyên gia cho rằng, chỉ có thể xử lý theo hình thức: Một, xác định rõ những lô hàng không đạt yêu cầu nhưng đã xác định được chủ hàng, phải yêu cầu chủ hàng thực hiện tiêu hủy ngay. Hai, nếu không xác định được chủ hàng thì lấy tiền từ các lô hàng bán đấu giá được để xử lý.

Đối với phương án 2, PGS Phùng Chí Sỹ cho rằng, những lô hàng phế liệu đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp sẽ thích mua. Còn đối với những lô hàng không đạt, có thể đấu giá thấp hơn dựa trên tỉ lệ phân loại phế liệu. Trong trường hợp tỉ lệ phế liệu có để doanh nghiệp lọc phần phế liệu có thể sử dụng, tái chế lại cao, phần phế liệu không sử dụng được thấp hơn thì có thể bán với giá cao hơn và ngược lại. Như vậy, khi đấu giá theo tỉ lệ phế liệu, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm tiêu hủy đối với những lô phế liệu không sử dụng được.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhập khẩu nhựa phế liệu

Thống kê mới đây của Bộ Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu khoảng 525.000 tấn phế liệu sắt thép, trị giá khoảng 149 triệu USD. Tổng cục Hải quan kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với Cục Điều tra chống buôn lậu, ngoài việc tập trung xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm, hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đơn vị đang tập trung xây dựng quy chế phối hợp liên ngành về quản lý NK phế liệu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. C.NGUYÊN

(Theo Lao Động)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ