Hà Tĩnh: 'Bến đỗ' lý tưởng cho các nhà đầu tư

Nhàđầutư
Hà Tĩnh luôn xác định doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế, bởi vậy mục tiêu của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới là tiếp tục trở thành "bến đỗ" lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
VĂN TUÂN
22, Tháng 06, 2020 | 06:14

Nhàđầutư
Hà Tĩnh luôn xác định doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế, bởi vậy mục tiêu của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới là tiếp tục trở thành "bến đỗ" lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hà Tĩnh - điểm hội tụ những tiềm năng

Nằm trên các trục giao thông quan trọng mang tính chiến lược và liên kết vùng, Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế Khu kinh tế (KKT): Vũng Áng và Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo); có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương với 59 cầu cảng thiết kế cho tàu 20 - 30 vạn tấn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là một trong ba đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam. Đây là điều kiện lý tưởng để các nhà đầu tư phát triển các dự án công nghiệp phụ trợ.

Trên tuyến du lịch xuyên Việt, Hà Tĩnh là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung”; là một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch hành lang Đông - Tây qua hệ thống quốc lộ 8A, 12A sang nước Lào và Thái Lan. Với lợi thế về du lịch biển, danh thắng và truyền thống lịch sử, văn hóa Hà Tĩnh đầy tiềm năng trong đầu tư, hợp tác phát triển du lịch.

Hà Tĩnh còn được biết đến là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản, tiềm năng phát triển rừng đồi rất lớn… Đây là những tiềm năng, lợi thế cho đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến gỗ, kinh tế trang trại, sản xuất nước khoáng, phát triển các điểm nghỉ dưỡng kết hợp du lịch sinh thái và du lịch thể thao.

Với những tiềm năng, lợi thế hiện có, cùng với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, Hà Tĩnh thực sự là điểm đến hấp dẫn và an toàn đối với các nhà đầu tư.

Chính quyền đồng hành, người dân ủng hộ

Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cùng với hoạch định chính sách, cách tiếp cận, hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp, trong những năm qua, KT-XH Hà Tĩnh tiếp tục phát triển toàn diện. Phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” đã tạo nên hiệu quả rõ nét, từ một tỉnh nghèo sau khi tách tỉnh năm 1991, Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn ở trong nước và quốc tế.

Đến nay, Hà Tĩnh có gần 1.400 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tham gia đầu tư với 1.378 dự án, tổng số vốn đăng ký 430.518 tỷ đồng. Trong đó, có 1.305 dự án trong nước, tổng nguồn vốn 113.049 tỷ đồng; 73 dự án FDI, vốn đăng ký 13,7 tỷ USD (tương đương 317.469 tỷ đồng).

Với quan điểm, thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao; sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường… Hà Tĩnh đã lọt top 9 địa phương thành công nhất về công tác mời gọi đầu tư. Trong thời gian qua, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh kế hoạch xúc tiến đầu tư, tập trung kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn FLC, Tập đoàn TH; Tập đoàn Intersack - Hàn Quốc…; kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị của thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh.

formosa

Hà Tĩnh đang nỗ lực thu hút đầu tư trong mọi lĩnh vực để tiếp tục là "bến đỗ" lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo kế hoạch, năm 2020, Hà Tĩnh phấn đấu thu hút khoảng 180 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD, trong đó vốn FDI khoảng 2,25 tỷ USD; những dự án có khả năng quyết định chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư gồm: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II; Tổ hợp Sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm, Dự án khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2; dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ của Tập đoàn T&T; Khu đô thị Hàm Nghi, Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City…

Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cụ thể. Về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển Ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sau thép theo chiều sâu, sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ phát huy lợi thế trong phát triển du lịch đặc sắc và nổi tiếng của tỉnh như: khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, Khu du lịch biển Thiên Cầm... để phát triển du lịch, văn hóa.

Năm 2020, mục tiêu Chương trình Xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh tập trung hướng tới là nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư; Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư; Hợp tác về xúc tiến đầu tư.

Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh

Song song với việc tập trung kêu gọi đầu tư, Hà Tĩnh đã thành lập Trung tâm hành chính công và Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tỉnh là một đột phá trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn Hà Tĩnh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; nhằm bao quát toàn diện, bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, khắc phục những hạn chế, tồn tại; đồng thời tạo cơ chế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

Theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 với 65,46 điểm, Hà Tĩnh đã tạo bứt phá “vọt” lên vị trí 23, vào nhóm khá của cả nước, tăng 10 bậc so với năm 2017 (vị trí thứ 33) và đứng thứ 12 cả nước về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) (với tổng điểm 83.25)

Kết quả PCI năm 2019 tiếp tục khẳng định việc cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật đã được Hà Tĩnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Các ngành, địa phương đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian và chi phí hành chính cho doanh nghiệp. Sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong những năm qua đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh thu hút nguồn vốn FDI lớn.

Ông Nguyễn Phùng Quang, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh chia sẻ: “Bằng tư duy nhạy bén, các quyết sách táo bạo của lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, trong những năm qua, Hà Tĩnh như thỏi nam châm thu hút một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2020, tuy còn có những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song trong quý I, Hà Tĩnh vẫn “hút” 3 dự án với tổng vốn đăng ký 536 tỷ đồng”.

Hiện, Hà Tĩnh cũng đang triển khai rà soát điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, tập trung thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án có sản phẩm chứa hàm lượng giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; đa dạng hóa huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng KKT Vũng Áng sớm trở thành KKT động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Đến nay, Hà Tĩnh đang hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ. Với các tiềm năng, lợi thế cùng các chính sách mở cửa, hội nhập, Hà Tĩnh tiếp tục là “bến đỗ” hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ