Gói tín dụng 285.000 tỷ đối phó COVID-19 có dễ giải ngân?

Không chỉ chuyên gia mà những nhà quản lý cũng thừa nhận không đễ để thị trường hấp thụ gói tín dụng 285.000 tỷ lãi suất thấp với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
QUANG THẮNG
07, Tháng 03, 2020 | 13:14

Không chỉ chuyên gia mà những nhà quản lý cũng thừa nhận không đễ để thị trường hấp thụ gói tín dụng 285.000 tỷ lãi suất thấp với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trao đổi với Zing.vn trước đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các ngân hàng đã đăng ký gói tín dụng 285.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi virus COVID-19.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, gói tín dụng này là cần thiết trong điều kiện thị trường đang khó khăn, nhưng việc hấp thụ được lượng vốn hàng trăm nghìn tỷ này không dễ.

Khó hấp thụ gói tín dụng 285.000 tỷ

Bản thân vị lãnh đạo Vụ tín dụng cũng thừa nhận đây là con số đăng ký, còn thực tế nền kinh tế có hấp thụ được hay không cũng là vấn đề.

Dữ liệu của NHNN cho hay, trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 0,06%, giảm so với mức tăng 1% cùng kỳ năm trước.

Ông Hùng cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch bệnh.

TANG_TRUONG_TIN_DUNG_2_THANG_DAU_CAC_NAM_zing

 

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay hoạt động của nhiều doanh nghiệp đang bị ngừng trệ, thậm chí dừng hẳn, vì vậy nhu cầu vay vốn trên thị trường không nhiều.

“Khó khăn hiện tại không phải vấn để của thị trường tiền tệ mà là thị trường hàng hóa đang bị ngưng trệ. Thị trường tiền tệ chỉ đóng góp, hỗ trợ một phần để nền kinh tế vượt qua khó khăn chứ không thể giải quyết được vấn đề, vì tất cả chuỗi cung ứng toàn cầu đều đang chậm lại”, ông Hiếu nhận định.

Cùng quan điểm, TS Bùi Quang Tín cho rằng, thị trường khó có thể hấp thụ được lượng vốn hàng trăm nghìn tỷ này trong một sớm một chiều.

Nguyên nhân bởi nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh hiện rất ít, trừ một số ngành dịch vụ như chứng khoán, bất động sản… Còn lại các ngành sản xuất phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, xuất nhập khẩu, du lịch, giao thông vận tải… đều khó có nhu cầu vay mới.

“Chủ yếu các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cầm chừng để vượt qua dịch bệnh nên sẽ không vay thêm tiền từ tín dụng để phát sinh lãi suất”, ông Tín nói.

Khach_Han

Dịch bệnh đang nhiều doanh nghiệp ngành du lịch, khách sạn điêu đứng. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Theo vị chuyên gia, thời điểm này, bênh cạnh các gói tín dụng lãi suất thấp, ngân hàng cũng nên xem xét miễn giảm lãi vay với dư nợ hiện tại cho doanh nghiệp.

“Thị trường xuất nhập khẩu đang khó khăn, thị trường lớn Trung Quốc mới khai thông một chút. Hiện số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh không nhiều, nhưng nhu cầu khoanh nợ, giãn nợ và hỗ trợ lãi suất thì rất cần thiết”, ông nhấn mạnh.

Những nhà băng đầu tiên tung gói tín dụng lãi suất thấp

Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, gói tín dụng ưu đãi trên sẽ rất hợp lý nếu các ngân hàng có thể giảm mạnh lãi suất hơn nữa.

“Nhìn sang thị trường Mỹ cũng thấy FED giảm 0,5% lãi suất nhưng thị trường chứng khoán vẫn rớt điểm, vì nền kinh tế không thấy rằng các công cụ chính sách tiền tệ hiện tại là cần thiết. Có thể thị trường cần một mức giảm mạnh hơn nữa”, ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kỳ vọng nhân sự kiện này lãi suất trong nước năm nay sẽ có cơ hội để giảm sâu khi nhu cầu về tín dụng xuống thấp như hiện nay.

Thực tế, theo báo cáo của BVSC, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã giảm nhẹ trong tháng 2. Lãi của nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước giảm khoảng 0,1%, nhóm ngân hàng thương mại vốn trên 5.000 tỷ, giảm 0,07%, nhóm ngân hàng thương mại vốn dưới 5.000 tỷ, giảm 0,01%.

Hiện tại, một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai gói tín dụng ưu đãi lãi suất cũng như chính sách miễn, giảm lãi vay với các khoản dư nợ hiện tại của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

pho_bank_

Ngân hàng bắt đầu tung các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất để đối phó Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trang.

Đại diện Vietinbank cho biết, đánh giá bước đầu, tổng dư nợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 104.970 tỷ, chiếm 11,4% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Hiện Vietinbank đang xem xét cơ cấu lại gần 20.000 tỷ tiền nợ và miễn giảm hơn 26.800 tỷ lãi vay cho các khách hàng.

Ngân hàng này cũng dự tính dành 15.000 tỷ đồng và 150 triệu USD để cho vay ngắn hạn với lãi suất 5% bằng VNĐ và 2,8% bằng USD.

Ngoài ra, đến hết 30/6, tùy theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giảm trừ lãi suất 1,25-3%/năm so với sàn lãi cho vay thông thường (trong thời gian tối đa 6 tháng).

Đại diện BIDV cũng cho biết, ngân hàng đã triển khai gói tín dụng ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, quy mô 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD.

Với gói cho vay này, BIDV sẽ giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm bằng VNĐ và 0,5%/năm bằng USD so với lãi cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng. Trước đó, ngân hàng này cũng đã tung gói tín dụng 5.000 tỷ dành riêng cho các khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đại diện Sacombank cũng cho biết, ngân hàng đã áp dụng gói tín dụng 10.000 tỷ với lãi suất giảm 2%/năm.

Tuỳ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, lãi tối thiểu cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp nhà băng này áp dụng sẽ là 6,5%/năm và 8,5%/năm với cá nhân.

Tuy vậy, các ngân hàng đều cho biết các gói tín dụng này chỉ áp dụng đến hết tháng 6 năm nay hoặc tới khi hết dư nợ trong gói.

(Theo Zing)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ