Gián đoạn chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp Việt 'ngồi trên lửa'

Nhàđầutư
Trong lúc xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết, việc Trung Quốc thắt chặt các hoạt động sản xuất, thương mại đã tạo ra một “cú đấm liên hoàn” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và chệch hướng đà phục hồi kinh tế vốn đang gặp hàng loạt trở ngại.
CHANG ANH
22, Tháng 05, 2022 | 07:19

Nhàđầutư
Trong lúc xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết, việc Trung Quốc thắt chặt các hoạt động sản xuất, thương mại đã tạo ra một “cú đấm liên hoàn” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và chệch hướng đà phục hồi kinh tế vốn đang gặp hàng loạt trở ngại.

2.3-min

 

Doanh nghiệp Việt “ngồi trên lửa”, nhân công thiếu việc làm

Gần 3 tháng nay, việc kiên trì theo đuổi chính sách “zero Covid-19” của Trung Quốc làm tình trạng “ùn tắc” cảng ở nước này càng lúc càng trầm trọng khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics và cả doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử, nhựa,… vốn phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu Trung Quốc phải chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí đối diện nguy cơ buộc phải hủy đơn hàng dù đang trong giai đoạn cao điểm phục hồi.

Không chỉ tình trạng kẹt đường biển mà cả đường bộ vẫn còn nhiều trở ngại, những công ty chuyên về logistics chuyển hàng từ Trung Quốc - Việt Nam cũng chưa xác định ngày kết nối trở lại. Trên các diễn đàn về logistics, nhiều doanh nghiệp liên tục than phiền, như “ngồi trên đống lửa”, việc thiếu linh phụ kiện, thiết bị bảo trì bảo dưỡng,... không chỉ khiến sản phẩm bị hư hại do để lâu ngày, mà còn khiến doanh nghiệp “mất điểm”, bị phạt hợp đồng.

Trông ngóng hãng tàu chuyển lô hàng nguyên phụ liệu da giày về suốt 2 tháng qua nhưng chưa thấy, anh Long - Giám đốc Điều hành của một doanh nghiệp chuyên sản xuất giày thời trang cho các thương hiệu lớn ở Bình Dương thừa nhận “Những đơn hàng cần hoàn thành cho quý 2, đến giờ cũng chỉ mới nhận được khoảng 60%-70% nguyên phụ liệu. Chúng tôi buộc phải đàm phán lại thời gian giao hàng nhưng cũng không thể hoãn lại lâu quá, nếu không kịp sản xuất khách hàng có thể hủy hợp đồng”.

Đối với ngành da giày thời trang, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 70% mà doanh nghiệp sản xuất hiện tại vẫn chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu phục vụ cho chính mình trong hàng thập niên qua nên việc gián đoạn chuỗi cung ứng đẩy doanh nghiệp vào thế “lực bất tòng tâm”.

“Chưa kể việc hàng về nhỏ giọt khiến doanh nghiệp buộc phải xé lẻ, rải đơn cho các tổ sản xuất để đảm bảo việc làm cho công nhân khiến năng suất không cao.” – anh Long giãi bày.

Tương tự, ngành hàng điện máy, công nghệ cũng bị ảnh hưởng nặng từ chuỗi cung ứng linh kiện bị đứt gãy. Theo thông tin từ các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP. HCM, sản phẩm mới lên kệ giảm đáng kể, tivi, máy giặt, tủ lạnh tăng giá khoảng 3%-5%. Có thể nói việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng hóa Trung Quốc ra thế giới đã tác động hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Việt Nam.

2.2

Các đơn hàng vẫn chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam “đóng băng” nhiều tháng

“Đau đầu” tìm đến các giải pháp tốn kém hơn

Để tìm giải pháp giải quyết việc “nghẽn” nguồn nguyên liệu sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách xoay xở, bổ sung nguồn cung nguyên phụ liệu tạm thời. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, chuyển hướng nhập khẩu nguồn cung và các phụ liệu liên quan từ Hàn Quốc, Thái Lan hay Ấn Độ cũng đang được rốt ráo tính toán, dù vậy đây không phải là chuyện dễ làm.

Theo anh Long, cố gắng tìm nguồn cung mới không thể trong một sớm một chiều khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới, cung ứng nhiều nguyên phụ liệu với giá thành phù hợp. Hơn nữa, phần lớn nguồn nguyên liệu mà công ty anh nhập khẩu đều do đối tác chỉ định. Nếu tìm được nguồn hàng mua khác thì đơn giá đầu vào cũng cao hơn nhiều nên lợi thu về không bù với công sức bỏ ra.

Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn vừa phải cầm cự sản xuất, giữ khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng. Một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu.

Chuyển đổi số - Đòn bẩy cho ngành logistics

Empty

Chuyển đổi số được xem là đòn bẩy quan trọng phát triển ngành logistics

Được xác định là một ngành quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, song ngành logistics ở nước ta còn phát triển nhỏ lẻ, phân tán dù có lợi thế nằm trong khu vực phát triển năng động của thể giới – nơi tập trung giao lưu các luồng hàng.

Trong nhiều giải pháp tận dụng lợi thế, phát triển logistics thành ngành kinh tế lớn mạnh, chuyển đổi số được xem là đòn bẩy quan trọng để nâng tính cạnh tranh, tạo bước phát triển đột phá cho ngành logistics. Số hóa không chỉ làm cho các hoạt động quản lý tại văn phòng trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp có những phản ứng linh hoạt về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay mới có khoảng 40% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ. Để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chi phí từ 200 triệu tới hàng chục tỷ đồng. Đây rõ ràng là khó khăn lớn với các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ. Cùng với đó là thói quen ngại thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên. Muốn chuyển đổi số hiệu quả, trước hết cần giải quyết nhận thức của doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp logistics lớn để từng bước thay đổi, có bước đi vững chắc, theo lộ trình phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc chuyển đổi số, có chính sách hỗ trợ cụ thể, dễ tiếp cận cho các doanh nghiệp logistics, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ