Những cú sốc nguồn cung cùng giáng đòn lên chuỗi cung ứng thế giới
Xung đột, các đòn trừng phạt, hạn chế xuất khẩu và thiên tai cùng lúc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, cản trở kế hoạch kiểm soát lạm phát trên khắp thế giới.
Lạm phát là kết quả của việc cầu tăng nhanh hơn cung. Theo Wall Street Journal, các ngân hàng trung ương có khả năng giải quyết phía cầu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ trong những năm tới, một cú sốc nguồn cung nữa có thể xảy ra.
Trước đại dịch, nhu cầu thường ở mức yếu, nguồn cung vốn, lao động và nguyên vật liệu gần như vô hạn. Điều đó dẫn tới lạm phát và lãi suất liên tục được duy trì thấp.
Nhưng tình thế đã đảo lộn. Nhu cầu tăng mạnh, nhất là ở Mỹ, khi nền kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng bởi Covid-19. Thị trường lao động tại các nền kinh tế tiên tiến bị thu hẹp. Dịch bệnh tạo ra những nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiến lược chống dịch gắt gao của Trung Quốc khiến hệ thống vận tải trên thế giới chao đảo.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt. Ảnh: Reuters.
Áp lực lạm phát
Thêm vào đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên diện rộng, nhất là lương thực và năng lượng. Hôm 27/4, Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đẩy giá khí đốt của châu Âu lên cao.
Cùng ngày, Indonesia thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ thể để kiểm soát giá dầu ăn trong nước.
Indonesia chiếm gần 60% nguồn cung dầu cọ trên toàn cầu. Động thái của nước này có thể khiến các chính phủ khác trên thế giới đưa ra những lệnh cấm tương tự. Họ đều phải đảm bảo nguồn cung trong nước khi giá lương thực toàn cầu tăng cao.
Theo Wall Street Journal, đó có thể là một vấn đề kéo dài 1-2 năm, hoặc chỉ là khởi đầu cho thời đại của những căng thẳng địa chính trị, các chính sách bảo hộ và thiên tai, làm chao đảo mạng lưới cung ứng của thế giới.
Theo báo cáo mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 26/4, giá nhiên liệu và thực phẩm toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay bởi những cú sốc do xung đột Nga - Ukraine. Điều này có thể khiến gánh nặng lạm phát trên thế giới phình to.
WB dự báo giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới. Nguyên nhân là xung đột Nga - Ukraine làm thay đổi cách mua bán, sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới.

Tình trạng ùn tắc tại các cảng biển trên khắp thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Các ngân hàng trung ương từng đau đầu với tình trạng giảm phát trong những thập kỷ qua. Giờ, họ phải đối mặt với lạm phát tăng nóng.
Xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phía phương Tây khiến Nga phải chuyển hướng dòng chảy dầu từ châu Âu sang những khách hàng mới ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhưng theo ông Zoltan Pozsar - chiến lược gia tại Credit Suisse, quá trình này sẽ tốn thêm 4 tháng chờ đợi và cần 80 tàu chở dầu cỡ lớn.
"Những con tàu đắt tiền hơn, phí vận chuyển cao hơn, các tuyến đường dài hơn, rủi ro gặp cướp biển gia tăng, dẫn tới tiền bảo hiểm nhiều hơn, giá cả biến động hơn", ông Pozsar dẫn một số trở ngại khi Nga chuyển sang các thị trường châu Á.
Trên thực tế, khi các yếu tố cung - cầu đẩy giá lên cao, thị trường sẽ tìm cách khắc phục vấn đề. Chẳng hạn, theo WB, giá dầu tăng cao vào những năm 1970 đã tạo ra các nguồn cung mới từ Vịnh Prudhoe của Alaska và Biển Bắc.
Để đối phó với giá lương thực tăng cao, từ những quốc gia gần như không sản xuất đậu nành, Argentina và Brazil đã sản xuất lần lượt 17% và 50% sản lượng đậu nành trên thế giới.
Khó đảo ngược xu hướng
Nhưng WB cho rằng ngày nay, nhiều chính phủ đang làm theo cách ngược lại. Một số chính phủ đã cắt giảm thuế và hỗ trợ người tiêu dùng đối phó với giá cả tăng cao. Những chính sách này có thể hạ nhiệt thị trường trong ngắn hạn, nhưng lại duy trì nhu cầu, khiến giá tiếp tục tăng.
Trong một báo cáo được công bố vào năm 2019, WB lưu ý rằng các chính phủ cũng thường cấm nhập khẩu khi giá tăng cao và khuyến khích xuất khẩu nếu giá giảm. Điều này làm gia tăng sự biến động theo cả 2 hướng.
Theo ước tính, trong giai đoạn năm 2010-2011, các chính sách tương tự đã góp phần làm tăng giá lúa mì và ngô, khiến 8,3 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo.
Bắc Kinh giải quyết vấn đề của nước mình bằng cách chuyển chi phí sang cho những nơi khác
Các nhà phân tích Chad Bown và Yilin Wang thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson
Theo các nhà phân tích Chad Bown và Yilin Wang thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu phân bón và thép. Điều này làm tăng giá ở các nước khác.
"Rắc rối của Trung Quốc là nước này tiếp tục đưa ra những động thái như một nước nhỏ", các nhà phân tích chỉ trích. Họ cho rằng những chính sách của Bắc Kinh có thể làm tổn hại đến các nước khác.
"Bắc Kinh giải quyết vấn đề của nước mình bằng cách chuyển chi phí sang cho những nơi khác", các nhà phân tích nhận xét.
Theo giới quan sát, lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia đe dọa gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn diện.
"Chúng ta có thể chứng kiến một vài sản phẩm khác bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu. Điều này có thể khiến mối lo ngại phình to", ông Carlos Mera - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Hàng hóa Nông nghiệp tại Robobank - cảnh báo.
Ngay cả khi những gián đoạn này sớm được giải quyết, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều mối nguy. Đó là căng thẳng địa chính trị giữa Nga, Trung Quốc và phương Tây, các đòn thuế, lệnh trừng phạt và lệnh hạn chế xuất khẩu. Cùng với đó là những rủi ro liên quan tới thiên tai.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Vingroup “Tây tiến” mở màn chu kỳ bứt tốc của bất động sản Tây Bắc TP.HCM
Nhờ hạ tầng bứt phá, dòng tiền đổ về dồn dập và những cú hích từ các “ông lớn” bất động sản, Long An nhanh chóng vươn lên thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Đặc biệt, việc trở thành lựa chọn đầu tiên trong chiến lược “Tây tiến” của Vingroup đã khẳng định tiềm năng vượt trội của CBD mới phía Tây Bắc TP.HCM.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:15
Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú
Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:14
Techcombank giành giải vàng Stevie Awards Châu Á – Thái Bình Dương
Tại giải thưởng APAC Stevie Awards 2025, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục "Sáng tạo tiếp thị đa kênh" (Innovation in Cross-Media Marketing) cùng hai giải Bạc cho chiến dịch phát triển thương hiệu và đội ngũ marketing xuất sắc.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:14
Thương chiến Mỹ-Trung hạ nhiệt, chứng khoán toàn cầu xanh mướt
Tín hiệu tích cực cũng được ghi nhận ở các cổ phiếu công nghệ như của các công ty bán dẫn và sản xuất điện thoại thông minh.
Thị trường - 12/05/2025 16:57
Chứng khoán DNSE 'chơi lớn' khi trả hộ phí ký quỹ phái sinh cho khách hàng
DNSE, công ty chứng khoán Top 2 thị phần phái sinh "chơi lớn" khi miễn phí giao dịch nộp/rút ký quỹ phái sinh và phí dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 15:34
Ba lần từ chối cuộc gọi, khách đặt xe Xanh SM sốc vì… trúng luôn ô tô
Ba khách hàng và một tài xế sau những chuyến xe bình thường bỗng nhận niềm vui lớn khi trở thành chủ nhân của phần thưởng đặc biệt là xe điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng. Chương trình “Hào khí Việt Nam – Sức Xanh lan tỏa” của Xanh SM đã biến những hành trình đơn giản thành khoảnh khắc khó quên.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:55
Hai tháng đếm ngược và cuộc đại dịch chuyển về Đô thị đảo nghỉ dưỡng tại trung tâm Hải Phòng
Bến du thuyền Royal Marina chính thức khai trương trên đảo Vũ Yên (Hải Phòng). “Phát súng” đầu tiên này sẽ khởi động cho hàng loạt cột mốc về đích của quy hoạch, hạ tầng và tiện ích trong 2 tháng tới. Đây cũng là những cú hích “khủng” tạo nên một cuộc đại dịch chuyển cư dân chưa từng có trong khu vực, với đích đến là Vinhomes Royal Island - Đô thị đảo nghỉ dưỡng tại “trái tim” của Hải Phòng.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:55
V-GREEN triển khai 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
Công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN vừa ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với 4 đối tác chiến lược nhằm triển khai 63.000 cổng sạc dành riêng cho xe điện VinFast tại Indonesia trong năm 2025.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:54
Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý giảm thuế quan và tạm dừng áp thuế trong 90 ngày
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent cho biết đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tạm dừng áp thuế quan trong 90 ngày và giảm đáng kể mức thuế quan hiện hành.
Thị trường - 12/05/2025 14:41
Khi 'Trợ lý số' bước vào trạm xăng
Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một "trợ lý số" đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 09:21
Giá vàng thế giới giảm sâu
Cập nhật đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới đã mất 70 USD/ounce, tương đương mức giảm 2,09% trong vòng 1 ngày. Trong khi đó, giá vàng trong nước giảm 1 triệu đồng/lượng, giao dịch quanh mức 119 - 121 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 12/05/2025 09:12
Đàm phán thuế Hoa Kỳ- Trung Quốc 'có sự đồng thuận quan trọng'
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán thương mại với yếu tố tích cực vào hôm Chủ Nhật và dự kiến hai bên sẽ công bố tuyên bố chung vào hôm nay, 12/5.
Thị trường - 12/05/2025 07:50
VinFast VF 5 thay đổi định nghĩa về chiếc xe đầu tiên trong đời
VinFast VF 5 giúp hành trình “lên đời” ô tô của người Việt trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Dù có mức giá dễ tiếp cận, xe vẫn được trang bị nhiều tính năng tiện nghi và an toàn vượt trội.
Doanh nghiệp - 11/05/2025 15:21
Phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá, Quảng Nam là địa phương đi đầu trong thế mạnh về dược liệu, được mệnh danh là thủ phủ của sâm Ngọc Linh và có quy hoạch vùng trồng dược liệu quý.
Thị trường - 11/05/2025 05:49
EVN tăng giá điện, người dân sẽ phải trả thêm bao tiền?
Với đợt điều chỉnh này, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm bình quân 4.350-62.150 đồng/tháng.
Thị trường - 10/05/2025 09:09
Rời khỏi 'ngôi nhà' TTC Group, AgriS lập đại bản doanh mới?
TTC AgriS (AgriS, HOSE: SBT) vừa đưa vào vận hành AgriS Building - trụ sở 'xanh' đạt chuẩn LEED Gold, đánh dấu bước ngoặt rời khỏi 'ngôi nhà chung' TTC Group.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 16:25
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
3
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
4
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
-
5
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago