Giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than trong quy hoạch điện mới nhất

Bộ Công Thương dự kiến trình Chính phủ Quy hoạch điện VIII trong quí 4-2020, với phương châm đa dạng hóa nguồn điện, thay vì quá chú trọng vào nhiệt điện than hay thủy điện như trước.
LAN NHI
16, Tháng 06, 2020 | 05:44

Bộ Công Thương dự kiến trình Chính phủ Quy hoạch điện VIII trong quí 4-2020, với phương châm đa dạng hóa nguồn điện, thay vì quá chú trọng vào nhiệt điện than hay thủy điện như trước.

f7b2c_dien_mat_troi_1

25MW điện mặt trời đang được trình trong Quy hoạch điện VII và điện VIII. Ảnh: EVN

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong phiên báo cáo trước Quốc hội hôm 15-6, dự kiến Quy hoạch điện VIII sẽ ưu tiên nguồn phát điện theo hướng đa dạng hơn để đảm bảo an ninh cung cấp điện, cơ cấu và phân bổ hợp lý hơn trong từng khu vực, vùng/miền và trên toàn quốc. Trong đó, nhiệt điện than được khai thác một cách hợp lý, tỷ trọng nguồn giảm dần. Nguồn thủy điện được huy động tối đa. Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG. Phát triển nguồn thủy điện tích năng và các nguồn trữ năng lượng để điều tiết hệ thống và tăng khả năng hấp thụ nguồn năng lượng tái tạo

Quy hoạch lưới điện cũng sẽ phải đảm bảo với sự phát triển của tình hình mới, định hướng phát triển lưới điện thông minh, lưới điện truyền tải siêu cao áp trên 500kV, truyền tải một chiều. Hệ thống truyền tải có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo, khả năng truyền tải các nguồn điện gió xa bờ...

Bộ Công Thương sẽ đề xuất chính sách, giải pháp để huy động vốn đầu tư, chú trọng đến cơ chế xã hội hóa đầu tư phát triển điện lực. Cơ chế đấu thầu, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư,đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo. Đồng thời có cơ chế để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án điện ra trong quy hoạch VI trước đó.

Trước mắt, trong ngắn hạn, mục tiêu cung cấp điện đang đặt ra nhiều thách thức. Các nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu. Thủy điện lớn đã khai thác gần hết, nguồn khí suy giảm dần, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch. “Quy hoạch điện VII cho thấy việc thiếu hụt công suất nguồn điện liên tục tăng và nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2021-2024 là hiện hữu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng cho hay, cơ quan này thường xuyên rà soát tiến độ các dự án điện, tính toán nhu cầu phụ tải và cân đối cung - cầu điện trong các năm đến 2025 và giai đoạn 2026-2030. Từ kết quả đánh giá, bộ thường xuyên báo cáo Chính phủ về kế hoạch vận hành hệ thống trong giai đoạn ngắn, giải pháp đảm bảo cung cầu điện cho từng giai đoạn.

Đề cập đến điện mặt trời, đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã được quy hoạch khoảng 10.300 MW, trong đó đã vào vận hành trên 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Đối với điện gió, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW điện gió, nâng tổng quy mô công suất điện gió được quy hoạch lên 11.630 MW. Đây là giải pháp khả thi, hiệu quả để bổ sung kịp thời nguồn điện cho hệ thống; phù hợp với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo hiện hành của Chính phủ.

Tuy nhiên, số lượng và công suất các dự án điện mặt trời, điện gió được các địa phương đề nghị bổ sung quy hoạch trong thời gian qua là rất lớn (hơn 25.000MW điện mặt trời và 45.000MW điện gió). Các đề xuất này tiếp tục được nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII, chứ không vội đưa vào quy hoạch.

(Theo TBKTSG)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ