Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Giai đoạn 2024-2025, Việt Nam sẽ thiếu điện

Nhàđầutư
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, quy hoạch điện VII điều chỉnh đã bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được điều chỉnh và thay đổi để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho giai đoạn phát triển sắp tới.
NHẬT HUỲNH
15, Tháng 06, 2020 | 14:31

Nhàđầutư
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, quy hoạch điện VII điều chỉnh đã bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được điều chỉnh và thay đổi để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho giai đoạn phát triển sắp tới.

Sáng nay (15/6), tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã có giải trình về một số vấn đề liên quan tới việc triển khai các dự án điện và bảo đảm an ninh năng lượng.

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thời gian qua, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng cải thiện. 

Tuy nhiên, quy hoạch tổng điện VII điều chỉnh đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được điều chỉnh và thay đổi.

“Đặc biệt là sau khi điều chỉnh một loạt những dự án lớn như điện hạt nhân hoặc các dự án điện than, nhiệt điện không được tiếp tục thực hiện nữa và phải điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho giai đoạn phát triển sắp tới, đặc biệt giai đoạn 2024 và 2025 là giai đoạn chúng ta sẽ thiếu điện”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.

tran-tuan-anh

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: PV.

Trên tinh thần đó hàng loạt các chính sách và những cơ chế mới của Chính phủ để đảm bảo khuyến khích và thu hút các đầu tư phát triển trong các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là của khu vực tư nhân và đầu tư của xã hội, trong đó có đầu tư của nước ngoài thì đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.  

Ông Trần Tuấn Anh dẫn chứng quyết định số 11 về giá điện mặt trời (giá Fit) hay cơ chế 39 quyết định giá Fit cho giá điện gió, ... đã tạo nên những động lực để thu hút những đầu tư mới trong các phát triển năng lượng.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Công Thương nhận định để thực hiện việc bổ sung những dự án này thì phải đảm bảo những nguyên tắc trong quy định của pháp lý về bổ sung quy hoạch cũng như đảm bảo được nhu cầu và yêu cầu trong điều hành về phát triển điện.

“Đến nay dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã bổ sung vào trong điện mặt trời trên 10.300 MW và tiến hành vận hành cho 90 dự án điện mặt trời với công suất 5.000MW. Trên thực tế, đây chính là nguồn năng lượng rất quý báu giúp chúng ta để bù cho phần thiếu hụt điện năng trong thời gian vừa qua”, Bộ trưởng nói.

Về điện gió, Bộ trưởng Công Thương cho biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho bổ sung vào quy hoạch là 11.630MW. Việc lựa chọn các nhà đầu tư và tổ chức thực thi, đấy là phân cấp trách nhiệm và quyền hạn cho các chính quyền của các địa phương.

Để bảo đảm triển khai quy hoạch tổng thể chung cho thời gian tới, Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch điện VIII để trình Chính phủ ngay trong quý IV năm 2020. Trong đó, bám sát nội dung Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bàn luận thêm về vấn đề này, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường - PGS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII) cho rằng quan điểm mà Bộ trưởng Công thương đưa ra hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

"Về vấn đề làm thế nào để có thể vừa đảm bảo an ninh năng lượng mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, thì đấy chính là vấn đề môi trường. Chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, tôi nghĩ điều này thể hiện đúng sự phát triển bền vững của đất nước, nghĩa là phải lưu tâm đến vấn đề năng lượng vì nó có thể sẽ gây ô nhiễm rất lớn", bà Bùi Thị An nói.

Trên cơ sở đó, nữ PGS đưa ra đề xuất, để đảm bảo môi trường, chúng ta cần phải có giải pháp phù hợp nhằm tăng truyền tải để năng lượng khi được sản xuất ra sẽ được đón đầu và mua luôn. Bên cạnh đó, bà An cũng kiến nghị "nên sử dụng những công nghệ tốt nhất, để tránh phát sinh những hệ lụy năng lượng, đặc biệt là do nhiệt điện gây ra".

Về những bất cập liên quan việc các dự án năng lượng trong việc không hòa được vào lưới điện quốc gia, sản lượng thì quá nhiều trong khi đó chúng ta vẫn đang thiếu điện, bà An cho rằng điều này thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà cụ thể hơn là tư lệnh ngành phải dự báo được những gì phát sinh trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ