Giải ngân vốn FDI đạt 11,58 tỷ USD, sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp

Nhàđầutư
Tình hình giải ngân vốn FDI tháng 8 tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ, đây là tháng giảm thứ 2 liên tiếp của dòng vốn này.
MY ANH
26, Tháng 08, 2021 | 15:58

Nhàđầutư
Tình hình giải ngân vốn FDI tháng 8 tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ, đây là tháng giảm thứ 2 liên tiếp của dòng vốn này.

Empty

Một khó khăn lớn của nhiều doanh nghiệp FDI hiện nay là thiếu nhân công. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Luxshare. Ảnh: Đầu tư/Đức Thanh

Theo báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù tính cả 8 tháng đầu năm vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ, tuy nhiên vốn thực hiện trong tháng 8 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng trước. Đáng chú ý, giải ngân vốn FDI trong tháng 7 cũng đã giảm 14,3% so với tháng 7/2020 và giảm 39,7% so với tháng 6/2021. Nguyên nhân được Cục Đầu tư nước ngoài lý giải là do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất.

Quay lại với vốn đăng ký, cùng với vốn đăng ký mới tiếp tục duy trì tăng thì vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có GVMCP vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.

Cụ thể, có 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 36,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD (tăng 16,3% so với cùng kỳ).

Có 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 11% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5 tỷ USD (tăng 2,3% so với cùng kỳ).

Trong khi đó, chỉ có 2.720 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 43,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD (giảm 43,4% so với cùng kỳ).

Trong quý III tính đến nay chỉ có thêm một dự án lớn được cấp phép, đó là dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

Nhận xét về tình hình trên, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn đầu tư điều chỉnh đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 7 tháng (tăng 2,3%). Vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020 và đạt mức tăng mạnh hơn so với 7 tháng đầu năm (tăng 16,3%). Tuy số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ (tương ứng 36,8% và 11%) song mức độ giảm cũng đang được cải thiện dần. Việc suy giảm số dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn duy trì tăng mạnh trong 8 tháng năm 2021.  

"Đầu tư theo phương thức GVMCP trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn tiếp tục giảm cả về số lượt GVMCP lẫn giá trị vốn góp, song mức độ giảm cũng được cải thiện hơn", báo cáo nêu rõ.

Một số nguyên nhân làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và GVMCP, theo Cục Đầu tư nước ngoài là do dòng vốn ĐTNN toàn cầu suy giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam, sự cạnh tranh trong thu hút ĐTNN giữa các quốc gia ngày càng gia tăng và hoạt động M&A toàn cầu đang giảm sút.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân chủ quan như chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (giảm số lượng, tăng về chất lượng) đã loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng.

Việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày làm chững lại các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư. Ngoài ra, việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

"Một phần nữa là do việc đóng cửa nhà máy, thiếu hụt lao động để sản xuất nên nhiều đơn hàng phải chuyển sang các địa bàn khác trong chuỗi cung ứng. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì có khả năng nhà đầu tư sẽ chuyển sản xuất sang nước khác", Cục Đầu tư nước ngoài cảnh báo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ