Giải ngân hơn 10 tỷ USD vốn FDI sau 7 tháng

Nhàđầutư
Vốn FDI thực hiện trong tháng 7 giảm 14,3% so với tháng 7/2020 và giảm 39,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính cả 7 tháng đầu năm vốn thực hiện vẫn đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
MY ANH
27, Tháng 07, 2021 | 16:36

Nhàđầutư
Vốn FDI thực hiện trong tháng 7 giảm 14,3% so với tháng 7/2020 và giảm 39,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính cả 7 tháng đầu năm vốn thực hiện vẫn đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

fdi-1459-2334

Thu hút FDI giảm tới hơn 10% so với cùng kỳ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong tháng dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 7 giảm mạnh so với tháng trước. Tuy nhiên, tính cả 7 tháng đầu năm vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

Cũng theo báo cáo của Cục, tính đến 20/7/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 16,7 tỷ USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới tăng so với cùng kỳ thì cả vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đều giảm.

Theo đó, Có 1.006 dự án mới được cấp GCNĐKĐT, giảm 37,9%, tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Về vốn điều chỉnh, có 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ.

Chỉ có 2.403 lượt GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài, giảm tới 46,1%, tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,05 tỷ USD, giảm 55,8% so với cùng kỳ.

Mặc dù chưa đến mức phải lo ngại do nguyên nhân phần lớn vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên cũng phải nhận thấy sự hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài đang bị suy giảm. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã thẳng thắn nhìn nhận điều này trong phát biểu của mình mới đây trước Quốc hội.

Quay lại với tình hình đầu tư nước ngoài 7 tháng năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhà đầu tư khi dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,49 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt 1,16 tỷ USD và gần 631 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Cũng đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore tạm dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,92 tỷ USD, chiếm gần 35,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 7,8% so với cùng kỳ 2020; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,54 tỷ USD, chiếm gần 15,2% tổng vốn đầu tư, tăng 58,2% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 81% và 68,3% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này. 

Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, giảm 22,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ