[Gặp gỡ thứ Tư] GS-TS. Hoàng Văn Cường: Nhiều doanh nghiệp ngại định giá để cổ phần hóa vì sợ sai
"Nhiều doanh nghiệp ngại cổ phần hóa vì chưa định giá được tài sản, ngại định giá vì sợ sai, thiếu hoặc thấp. Người đứng đầu doanh nghiệp e ngại đến lúc nào đó sẽ bị quy trách nhiệm trong quá trình định giá vì làm thất thoát tài sản, đặc biệt trong vấn đề đất đai", GS-TS. Hoàng Văn Cường nhận định.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều phương án để "thúc" các đơn vị nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Để làm rõ hơn nguyên do, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS-TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, về xử lý trách nhiệm trong việc chậm thực hiện cổ phần hóa (CPH) thời gian qua.
"Nhiều doanh nghiệp ngại định giá để cổ phần hóa vì sợ sai"
Thưa ông, thời gian qua, công tác cố phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện như thế nào?
GS-TS. Hoàng Văn Cường: Quá trình cổ phần hóa đã đạt được một số kết quả tích cực, song so với yêu cầu kế hoạch đặt ra thì tiến độ còn chậm. Đến nay, còn 91 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa theo danh mục phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với 91 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch, trước hết chúng ta phải xem xét lại một vấn đề khách quan là kế hoạch phê duyệt đã phù hợp hay chưa. Nguyên nhân khiến việc cổ phần hóa không đạt tiến độ thì Bộ Tài chính đã nhiều lần đề cập.
Tôi cho rằng với 91 doanh nghiệp nói trên, cần có sự xem xét tổng thể để xử lý dứt điểm, phân loại doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ, không thể giữ mãi tình trạng "vô can" dù chậm tiến độ như hiện nay, phải quy được trách nhiệm.
Vậy cần phải phân loại nhóm 91 doanh nghiệp chậm cổ phần hóa này ra sao?
GS-TS. Hoàng Văn Cường: Theo tôi cần phân ra 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những doanh nghiệp có vấn đề nội tại phức tạp, khó giải quyết như tình trạng thua lỗ, công nợ, tình hình tài chính phức tạp, hồ sơ không đầy đủ để định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp.

GS-TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Quang Phúc.
Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp không vướng mắc ở nội tại, mà gặp vấn đề về việc định giá tài sản như thế nào, định giá giá trị doanh nghiệp ra sao cho đúng quy định và các vướng mắc khác về thủ tục, quy trình.
Nhiều doanh nghiệp ngại cổ phần hóa vì chưa định giá được tài sản, ngại định giá vì sợ sai, thiếu hoặc thấp. Người đứng đầu doanh nghiệp e ngại đến lúc nào đó sẽ bị quy trách nhiệm trong quá trình định giá vì làm thất thoát tài sản, đặc biệt trong vấn đề đất đai.
Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, không ai mong muốn làm nhanh cổ phần hóa nhanh, bởi nền kinh tế chưa phục hồi tốt do dịch COVID-19, xác định giá trị doanh nghiệp còn khó khăn.
Nếu làm không cẩn trọng có thể mắc sai lầm. Nếu có ý đồ không trong sáng thì rất dễ bị truy cứu trách nhiệm. Thà rằng cứ để như vậy thì họ vẫn là người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, được hưởng các lợi ích nên không mặn mà việc cổ phần hóa.
Quy trách nhiệm người đứng đầu
Để đẩy nhanh tiến độ, mỗi nhóm doanh nghiệp nói trên cần các phương án xử lý khác nhau?
GS-TS. Hoàng Văn Cường: Nhóm doanh nghiệp thứ nhất thì phải quy trách nhiệm, xử lý ngay những người đứng đầu. Nếu chưa xử lý được về mặt hành chính hoặc hình sự thì trước mắt cần thay thế ngay nhân sự. Tôi cho rằng việc cần thiết là phải xử lý dứt điểm vì càng để lâu càng làm mất mát tài sản, thiệt hại cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm thứ hai thì doanh nghiệp nói vướng thì phải chỉ được vướng ở đâu, nơi nào xử lý, từ đó có kiến nghị để được giải quyết. Ví dụ, nếu vướng về đất đai thì phải chỉ rõ là vướng về xác định giá trị, về quy hoạch hay về nguồn gốc đất đai để tìm đúng cơ quan giải quyết. Trong trường hợp nếu vướng về đất đai, cần đề nghị cơ quan tài nguyên - môi trường giải quyết. Nếu không giải quyết thì khi đó họ phải chịu trách nhiệm.
Về vấn sắp xếp, xử lý đất đai, cần hết sức lưu ý để không xảy ra tình trạng nhà đầu tư tham gia cổ phần hóa chỉ nhằm thâu tóm đất "vàng". Theo tôi, cần có điều kiện đi kèm khi phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa, không thể nói chung là doanh nghiệp này thuộc diện cổ phần hóa mà phải phê duyệt rõ, sau khi cổ phần hóa xong thì đất đai, tài sản doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi mục đích sử dụng ra sao.
Khi bị truy vấn trách nhiệm chậm cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp lý giải do vướng cơ chế. Giải thích này có hợp lý hay không và cần xử lý trách nhiệm như thế nào?
GS-TS. Hoàng Văn Cường: Không thể nói chung chung là vướng cơ chế, vậy cơ chế là ai, không có người chịu trách nhiệm giải quyết hay sao? Một việc không hoàn thành, vướng mắc thì ắt phải có cơ quan nào đó chịu trách nhiệm, không thể nói là do vướng cơ chế được.
Chúng ta phải phân định rõ vướng mắc là do nội tại doanh nghiệp, do cơ quan chủ quản, bộ - ngành hay địa phương nào, từ đó chỉ rõ địa chỉ chịu trách nhiệm.
Kế hoạch, danh mục doanh nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt, các doanh nghiệp phải thực hiện và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Vậy, khi doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm thì người đứng đầu doanh nghiệp phải bị xử lý trách nhiệm, thậm chí là thay thế ngay.
Còn chế tài không phải không có bởi Luật Cán bộ, công chức đã quy định nếu 2 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ thì cho thôi việc. Chỉ có điều khi người đứng đầu không thực hiện đúng tiến độ cổ phần hóa thì phải coi đó là không hoàn thành nhiệm vụ. Cần quy trách nhiệm rõ ràng, không có chuyện vướng rồi đẩy lên trên để thoái thác.
Cũng có nhiều ý kiến về sự thiếu minh bạch trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời qua. Ông đánh giá gì về vấn đề này?
GS-TS. Hoàng Văn Cường: Tôi cho rằng cho rằng cổ phần hóa là quá trình chuyển tài sản từ công sang tư, muốn công sang tư không bị thất thoát thì phải thực hiện cơ chế thị trường. Muốn có cơ chế thị trường thì phải công khai minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, được cung cấp thông tin đầy đủ.
Nếu làm đủ như vậy, để cho tất cả lực lượng trên thị trường tham gia vào, cạnh tranh với nhau, có đầy đủ thông tin để tìm hiểu về doanh nghiệp thì sẽ không còn chuyện tài sản bị thất thoát, không còn tình trạng vướng mắc thủ tục. Do đó, cần coi trọng hơn yếu tố sử dụng các công cụ thị trường vào cổ phần hóa trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Chuyển giao nhiệm kỳ Chính phủ không ảnh hưởng lớn đến tiến độ cổ phần hóa
Về việc trong năm 2021, việc chuyển giao nhiệm kỳ của Chính phủ có ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa, GS-TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, sẽ có sự chậm trễ nhất định không phải là vấn đề lớn. Bởi người phụ trách về cổ phần hóa ở nhiệm kỳ trước phải kiểm điểm trách nhiệm đến cuối nhiệm kỳ, còn người mới tiếp nhận nhiệm vụ cũng phải thực hiện ngay để kịp tiến độ.
Khoảng trống giữa 2 nhiệm kỳ không phải vấn đề quá lớn, cồ phần hóa là quá trình liên tục, không phải tính thời điểm, nên việc chuyển giao nhiệm kỳ có thể sẽ làm gián đoạn việc cổ phần hóa trong khoảng thời gian rất ngắn.
- Cùng chuyên mục
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago