'Gạo cội' ngân hàng một thuở: Ngậm ngùi kẻ ở, người đi, kẻ vướng vòng lao lý

Nhàđầutư
Thế hệ ông chủ "đời đầu" từng gây dựng và kiến thiết nên một giai đoạn rực rỡ cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Nhưng nay kẻ ở, người đi, kẻ vướng vòng lao lý hoặc lâm trọng bệnh.
HỒ MAI
01, Tháng 05, 2018 | 17:24

Nhàđầutư
Thế hệ ông chủ "đời đầu" từng gây dựng và kiến thiết nên một giai đoạn rực rỡ cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Nhưng nay kẻ ở, người đi, kẻ vướng vòng lao lý hoặc lâm trọng bệnh.

Kẻ ở, người đi

Mới đây, ông Hồ Hùng Anh - Phó Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã: MSN) đã nộp đơn xin từ nhiệm vị trí này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định mới của pháp luật áp dụng đối với các tổ chức tín dụng. Ông Hồ Hùng Anh đang đương nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Quyết định của ông Hồ Hùng Anh cũng giống như quyết định của nhiều doanh nhân đang giữ vị trí lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng và doanh nghiệp khác như bà Thái Hương - đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch của Tập đoàn TH, chọn ở lại làm Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á (BacABank). Ông Dương Công Minh chọn vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank thay vì Chủ tịch của Him Lam - doanh nghiệp khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám từ sân golf tới nhà ở… và là nơi ông đang sở hữu tới 99% vốn điều lệ.

ong chu ngan hang fff

 Ông Đỗ Quang Hiển (SHB), ông Đỗ Minh Phú (TPBank), ông Hồ Hùng Anh (Techcombank), ông Dương Công Minh (Sacombank), bà Thái Hương (BacABank) chọn làm lãnh đạo ngân hàng. 

Ông Đỗ Minh Phú, người có 1/4 thế kỷ gắn với thương hiệu Doji cũng quyết định rời tâp đoàn vàng bạc đá quý nổi tiếng này để ở lại làm Chủ tịch ngân hàng Ngân hàng TPBank, nơi mà ông vừa mới gia nhập vừa tròn 5 năm.

Ông Đỗ Quang Hiển (“bầu” Hiển) cũng đã phải chấp nhận rời bỏ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bất động sản T&T để ở lại với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Lý do, đại gia này cho biết dù đã nhiều năm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc các công ty nhưng ông lại phải dành tới 80-90% thời gian để quản trị hệ thống ngân hàng

Trong khi nhiều "gạo cội" ngân hàng quyết định buông bỏ "con cưng" doanh nghiệp để giữ ghế chủ tịch ngân hàng thì hiếm hoi trong số đó, cho tới thời điểm này, có quyết định ngược lại.

Ngày 25/4/2018, ông Vũ Văn Tiền đã quyết định rời vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng An Bình (ABBank), thông qua đại hội cổ đông thường niên năm 2018 sau 10 năm đảm nhiệm. 

Những năm qua, cùng với ABBank, ông Vũ Văn Tiền còn là người đồng thời chèo lái Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco).

vu van tien - vo quoc thang.jpg

 

Trước ông Tiền, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank) cũng cho biết không chọn làm chủ tịch ngân hàng mà làm chủ tịch doanh nghiệp.

dang van thanh

Ông Đặng Văn Thành  

Có người cũng rời vị trí nhưng không phải do lựa chọn mà buộc phải chấp nhận vì cuộc tranh đoạt. Như ông Đặng Văn Thành, một đời gây dựng Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Samcombank) rồi phải ngậm ngùi ra đi. 

Người vướng vòng lao lý

Nhưng mất ngân hàng như ông Thành cũng có thể coi là còn may nếu so sánh với những người đồng cấp "vang bóng một thời". Nhắc tới những ông chủ nhà băng "đời đầu" không thể không nhắc tới những cái tên từng một thời lừng lẫy như Nguyễn Đức Kiên (Ngân hàng Á châu - ACB), Trầm Bê (Ngân hàng Phương Nam  - PNB), Tạ Bá Long, Đoàn Văn An (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GPBank), Trần Phương Bình (Ngân hàng Đông Á - DongABank), Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại dương - OCB)...

Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), người từng được mệnh danh là “ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam, đang thụ án 30 năm tù giam với 4 tội danh: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái. Ngoài mức án 30 năm tù, ông Kiên còn phải nộp phạt hơn 75 tỷ đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng 5 năm.

Hai ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank và ông Đoàn Văn An - nguyên Phó chủ tịch GPBank cũng bị kết án lần lượt 5 năm tù và 13 năm tù trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại GPBank.

cac ong chu ngan hang vuong vong lao ly

 Các ông chủ ngân hàng một thời đang vướng vòng lao lý.

Từng được xem là "ông trùm" trong 2 lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân tại bản án sơ thẩm vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng OceanBank. Trước khi vướng vòng lao lý, ông Hà Văn Thắm được đánh giá là nhân vật giàu số 2 trên sàn chứng khoán, đang đầy triển vọng soán ngôi vị số 1. Thời điểm đó, không ít đồn đoán cho rằng ông Thắm là tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam.

Từ một đại gia lừng lẫy trên thương trường, làm gì "trúng" đó, nhưng bất ngờ Trầm Bê bị bắt và bị đề nghị mức án 6 năm tù vì đồng phạm với Phạm Công Danh trong vụ án gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Ông Trần Phương Bình, "cha đẻ" Ngân hàng Đông Á hiện cũng đang vướng vòng lao lý khi bị điều tra trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Đông Á. Ông vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố.

Người lâm trọng bệnh

Nổi bật và có thể nói quyền lực nhất trong dàn "sao" gạo cội của các nhà băng là ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư - BIDV. 

Đầu năm nay, khi xét xử đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã triệu tập ông Trần Bắc Hà ra tòa với tư cách người làm chứng và người liên quan trong vụ án.

Tuy nhiên, trong phiên tòa chiều 13/1/2018, ông Hà đã thông qua người đại diện của mình nộp hồ sơ bệnh án, xin HĐXX vắng mặt và đề nghị tòa sử dụng lời khai của ông tại cơ quan điều tra trước đó.

Người đại diện theo uỷ quyền của ông Trần Bắc Hà cho biết ông Hà đã nhập viện để điều trị ung thư gan tại Singapore. Từ đó đến nay, hầu như không có dữ liệu về tung tích của doanh nhân này. Ông Hà bây giờ ở đâu ít ai rõ. 

tran_bac_ha-1545

Ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV. 

Ông Trần Bắc Hà là lãnh đạo nhà băng nhiều lần dính tin đồn bị bắt. Ngày 9/8/2017, dư luận xôn xao trước tin đồn ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch BIDV, bị bắt. Tin đồn này đã khiến cổ phiếu của BIDV cũng như hàng loạt các cổ phiếu lớn giảm điểm. Theo ước tính thị trường chứng khoán đã mất 2 tỷ USD trong ngày 9/8 vì tin đồn thất thiệt này.

Trước đó, đầu năm 2013, ông Trần Bắc Hà cũng đã một lần bị đồn bị bắt. Thị trường chứng khoán cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.

Ông Trần Bắc Hà đã chính thức rời ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV từ ngày 1/9/2016 sau gần 9 năm giữ chức. Trải qua qua 19 tháng và 2 kỳ đại hội đồng cổ đông, chiếc ghế Chủ tịch HĐQT mà ông Trần Bắc Hà bỏ lại vẫn chưa có người thế chỗ.

Xin mượn câu nói của một lãnh đạo nhà băng kỳ cựu khác là ông Nguyễn Đức Hưởng để khép lại bài viết này. Ông Hưởng là "cặp bài trùng" với ông Dương Công Minh tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Sau khi ông Minh sang Sacombank, ông Hưởng giữ ghế chủ tịch Liên Việt và ấp ủ nhiều hoài bão. Thế nhưng, cận Tết Nguyên đán 2018, ông Nguyễn Đức Hưởng đã đưa ra quyết định về điểm dừng của mình: chuyển giao vị trí Chủ tịch LienVietPostBank để tập trung cho sức khỏe. Với quyết định rời nhiệm sở, ông nói: "Biết đủ, biết dừng. Tất cả là tạm thời, tình người là vĩnh cửu".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ