Gần 12 năm “đắp chiếu” siêu dự án Saigon Sunbay - Cần Giờ ‘lấn biển, lấn cả thời gian’

Nhàđầutư
Là một trong những dự án được đầu tư ‘khủng’ và kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt huyện Cần Giờ, cũng như nền kinh tế du lịch biển của TP.HCM. Tuy nhiên, dự án Saigon Sunbay đã làm vỡ mộng toàn bộ người dân nơi đây, khi sau gần 12 năm dự án vẫn chỉ là một bãi đất hoang tàn.
CHU KÝ
07, Tháng 04, 2019 | 08:06

Nhàđầutư
Là một trong những dự án được đầu tư ‘khủng’ và kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt huyện Cần Giờ, cũng như nền kinh tế du lịch biển của TP.HCM. Tuy nhiên, dự án Saigon Sunbay đã làm vỡ mộng toàn bộ người dân nơi đây, khi sau gần 12 năm dự án vẫn chỉ là một bãi đất hoang tàn.

20190405_114447

Dự án Sunbay Saigon được rào chắn ngay hướng nhìn ra biển 30/4, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Ảnh: Chu Ký

12 năm “ì ạch” chỉ có bức tường và bãi đất hoang tàn

Dự án Sunbay Saigon tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP.HCM hơn 50 km, là một trong những dự án lấn biển lớn nhất Việt Nam, do CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC Corp) làm chủ đầu tư.

Theo quy hoạch ban đầu, dự án có tổng diện tích 600 ha, trong đó 400 ha là đất xây dựng công trình du lịch và khu dân cư cao cấp; 200 ha là bãi biển nội bộ, với tổng mức đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD.

Dự án Saigon Sunbay được xác định là một trong những dự án trọng điểm của Thành phố, với kỳ vọng sẽ làm cho nền kinh tế tại Cần Giờ được “lột xác”, cũng như góp phần làm ngành kinh tế du lịch biển tại TP.HCM chuyển sang một trang mới.

Theo đó, đến đầu năm 2007, dự án đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho CTC Corp làm chủ đầu tư, đến ngày 13/12/2007 dự án đã được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, sau lễ khởi công hoành tráng, với bao nhiêu viễn cảnh trong tương lai được vẽ ra thì dự án lại rơi vào tình trạng “ngủ mê”.

Đến năm 2012, sau gần 5 năm “án binh bất đông”, dự án bất ngờ được tái khởi động trong sự đón chờ của người dân nơi đây, khi chủ đầu tư cho triển khai thi công san lấp phần 1 dự án (giai đoạn 1 với diện tích 15,5ha).

Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì đã bị dập tắt, khi việc xúc tiến đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy chạy dọc bãi biển 30/4 là bức tường bê tông cao 2m, khiến người dân càng thêm bức xúc vì bức tường đã bịt hết tầm mắt hướng ra biển của người dân cũng như khách du lịch khi đến đây, mặt khác, cũng chính bức tường đã khiến các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch xung quanh khu vực này bị ảnh hưởng, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì vắng khách.

20190405_114302

Bức tường bê tông cao 2 m chắn ngang biển 30/4 - Cần Giờ, được xây dựng vào năm 2012, gây ảnh hưởng  nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực. Ảnh: Chu Ký

Đến đầu năm 2014, UBND TP.HCM đã nhắc nhở chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ dự án, nếu trong 2014 không thực hiện đúng tiến độ giai đoạn 1 đã đề ra thì thành phố sẽ chuyển đổi nhà đầu tư vì chậm tiến độ hơn 5 năm.

Tuy nhiên, dự án lại tiếp tục kéo dài đến năm 2015, đáng lý ra thời điểm này dự án đã được hoàn thành nhưng hiện nó vẫn chỉ nằm trên giấy, để gở khó cho dự án Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có kiến nghị lên UBND TP.HCM và đã được chấp thuận thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2.000 cho toàn khu đô thị du lịch biển Cần Giờ với tổng diện tích 1.080 ha (bao gồm khu 600 ha cũ và 480 ha mới).  

Tháng 11/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Trịnh Đình Dũng đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì thẩm tra đề nghị của UBND TP.HCM về việc chấp thuận chủ trương về phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đối với toàn bộ khu vực ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh với quy mô nghiên cứu là 2.870 ha (bao gồm Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của CTC Crop).

Đến giữa tháng 4/2017, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM tiếp thu ý kiến của các Bộ và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt bảo đảm các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường… cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2030, trình duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Tuy nhiên, thời gian ì ạch của dự án cứ tăng dần theo năm tháng, cùng với đó là liên tục thay đổi quy hoạch phân khu, nhưng đến nay dự án vẫn ằm im không chút động tỉnh và không hề có dấu hiệu nào cho thấy dự án sẽ được tái khởi động trở lại.

Tiếp tục mở rộng dự án, hứa hẹn thêm 11 năm

Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi công văn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, tăng từ 600 ha lên 2.870 ha.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2018, UBND TP.HCM đã có quyết định quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ  với quy mô 2.870 ha tại xã Long Hoa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ).

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, CTC Crop đã hoàn thiện và nộp hồ sơ đề nghị mở rộng dự án từ quy mô 600 ha (diện tích quy hoạch được giao trước đó, năm 2007) lên 2.870 ha. Hiện nay, trong 2.270 ha quy hoạch mở rộng theo đề xuất, có hơn 1.208 ha đang được các hộ dân sản xuất nghêu và khai thác hải sản tự nhiên.

20190405_114124

Hiện vẫn còn một số hộ dân đang sinh sống cạnh dự án, bám trụ với nghề sản xuất nghêu và đánh bắt hải sản. Ảnh: Chu Ký

Địa điểm thực hiện dự án được đề xuất thêm là một phần địa giới hành chính xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Dự án gồm 2 hạng mục lớn. Thứ nhất là các khu chức năng với các nhóm nhà ở, công trình dịch vụ đô thị, cây xanh sử dụng công cộng, đất giao thông có tổng diện tích hơn 750ha. Thứ hai là các khu chức năng ngoài đơn vị ở gồm các công trình dịch vụ cấp đô thị, cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị, giao thông cấp đô thị, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp đô thị và đất an ninh quốc phòng với tổng diện tích gần 2.120ha.

Tổng vốn đầu tư dự án hơn 217.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ đầu tư là hơn 32.588 tỷ đồng (tương đương 15%). Tiến độ thực hiện dự án dự kiến giai đoạn 1 từ năm 2019-2022, giai đoạn 2 từ năm 2022-2027 và giai đoạn 3 từ năm 2027-2030 (tổng cộng thời gian hoàn thành khoảng 11 năm).

Ngoài ra, theo báo cáo của  CTC Crop thì khu vực lấn biển Cần Giờ 2.870ha như đề xuất không có cư dân sinh sống, chỉ có các cơ sở kinh tế của người dân. Dự kiến có 767 hộ (1.696 nhân khẩu) đang nuôi nghêu, đánh bắt trên địa bàn xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh; 232 phương tiện (856 nhân khẩu) khai thác đánh bắt hải sản ven bờ bị ảnh hưởng trực tiếp. Đối với phần diện tích mở rộng, công ty này đã đàm phán, thỏa thuận về việc hỗ trợ với các hộ dân bị mất diện tích canh tác gồm 79 tổ nuôi nghêu với 1.567,5ha.

Cũng theo báo cáo, đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ cho các tổ hợp tác nuôi nghêu bị ảnh hưởng này là khoảng 123,5 tỷ đồng. CTC Crop đã hoàn thành giai đoạn 1 việc chi trả kinh phí và có được với diện tích trên 908ha. Giai đoạn 2 đang thực hiện với tổng diện tích được hỗ trợ dự kiến trên 1.577ha (đã thỏa thuận xong với hộ dân và bàn giao mặt bằng được khoảng 1.497ha).

Theo UBND TP.HCM dự án lấn biển trên phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố 5 năm (2016-2020). Phó Chủ tịch UBND TPHCM ông Trần Vĩnh Tuyến, cam kết, khi được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận quyết định chủ trương đầu tư, UBND TP.HCM sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ triển khai việc hỗ trợ, giải tỏa cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định.

Qua đó, CTC Crop  cũng cam kết dự án sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho học nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân nhằm giải quyết tình trạng việc làm cũng như đảm bảo quyền lợi cho cư dân địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ