ESG Lending - Chiến lược thực thi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, phát triển bền vững và thực hành ESG (E - Environmental: Môi trường; S - Social: Xã hội và G - Governance: Quản trị) đang là một trong những trọng tâm, trụ cột ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển trung, dài hạn của các quốc gia nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trên thế giới.
PGS.TS. NGUYỄN THUỲ DƯƠNG VÀ CỘNG SỰ (*)
22, Tháng 03, 2024 | 07:00

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, phát triển bền vững và thực hành ESG (E - Environmental: Môi trường; S - Social: Xã hội và G - Governance: Quản trị) đang là một trong những trọng tâm, trụ cột ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển trung, dài hạn của các quốc gia nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trên thế giới.

tapchinganhang.gov.vn-pic-news

Ngân hàng cần điều chỉnh chính sách cho vay, quy trình tín dụng và các sản phẩm để phù hợp với mục tiêu ESG. Nguồn ảnh: Tạp chí ngân hàng.

Trong xu hướng chung phát triển bền vững và thực thi ESG, nhu cầu phát triển xanh, bền vững và thực hành ESG đã được ngân hàng thương mại (NHTM) nhận thức và từng bước triển khai trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Bài viết nhằm bàn luận về ESG trong hoạt động cho vay (ESG lending) và chiến lược thực thi ESG lending tại các NHTM Việt Nam.

ESG trong hoạt động cho vay

Sau cuộc khủng hoảng tài chính và sức khỏe do đại dịch COVID-19 gây ra, các ngân hàng phải đối mặt với lời kêu gọi khẩn cấp để đóng góp vai trò của mình trong việc giải quyết các mối lo ngại về môi trường và xã hội ngày nay. Để giúp hình thành một thế giới công bằng hơn, xanh hơn và linh hoạt hơn, các ngân hàng cần khẳng định mình là đối tác đáng tin cậy trong việc xây dựng nền kinh tế bền vững thông qua các hoạt động của mình, trong đó bao gồm hoạt động cho vay bền vững.

Trên thực tế, khi đẩy mạnh các khoản vay bền vững, các ngân hàng cũng sẽ thu lại được rất nhiều lợi ích, bao gồm: mở rộng danh mục tài sản, khối lượng cho vay cao hơn (cho vay ESG có thể chiếm tới 30% tổng danh mục cho vay của họ); giảm thiểu rủi ro; tạo doanh thu mới liên quan đến các khoản vay (ví dụ: dịch vụ ESG phi tài chính); cùng với sự khác biệt hóa thương hiệu. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn thông qua việc phân bổ nguồn vốn đầu tư của chính phủ cho các khoản vay liên kết bền vững (ví dụ: kế hoạch phục hồi NextGeneration EU trị giá 806,9 tỷ euro được phân bổ tới 37% cho các chương trình liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu (báo cáo KPMG, 2023).

Theo Kim, S. và cộng sự (2022), cho vay ESG bao gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính được thiết kế để thúc đẩy các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Những loại này thường khác nhau về cấu trúc, mục đích và tiêu chí ESG cụ thể mà chúng hướng tới. Một số loại hình cho vay ESG phổ biến: (i) Khoản vay xanh, (ii) Các khoản cho vay xã hội, (iii) Các khoản cho vay liên kết bền vững (SLL), (iv) Trái phiếu bền vững, (v) Các khoản cho vay chuyển đổi, (vi) Các khoản cho vay tài chính vi mô.

Chiến lược thực thi hoạt động cho vay ESG tại các NHTM Việt Nam:

Các NHTM Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều biện pháp để chuẩn bị việc phát triển các hoạt động cho vay bền vững bằng cách điều chỉnh một cách toàn diện quy trình cho vay: đào tạo, nâng cao kỹ năng cho cán bộ tín dụng, chuyển đổi chuỗi giá trị cho vay cũng như xây dựng nền tảng dữ liệu cần thiết để thu thập và phân tích dữ liệu ESG.

Screenshot (1984)

Yếu tố thúc đẩy hoạt động cho vay ESG. Nguồn: Báo cáo KPMG, 2023

Chuyển đổi quy trình cho vay: Việc chuyển hướng sang cho vay bền vững đã làm thay đổi toàn bộ nguyên tắc kinh doanh cũng như quy trình tín dụng của các ngân hàng, buộc ngân hàng phải kết hợp các tiêu chí ESG vào tất cả các bước trong quy trình cho vay.

klk

Nội dung chuyển đổi trong quy trình cho vay. Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Ngân hàng cần điều chỉnh chính sách cho vay, quy trình tín dụng và các sản phẩm để phù hợp với mục tiêu ESG. Các đặc điểm của khoản vay, hồ sơ, tài sản thế chấp và các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cần phản ánh được các nguyên tắc ESG. Để phê duyệt khoản vay phức tạp hơn, hội đồng tín dụng của ngân hàng sẽ yêu cầu thêm các thông tin và hồ sơ ESG của phương án/dự án vay vốn để làm cơ sở ra quyết định tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cần có những báo cáo phân tích cụ thể với những ngành ESG để có thể đưa ra các quyết định cho vay dựa trên cả các tiêu chí ESG, tiêu chí tài chính và triển vọng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, ngân hàng cần số hóa quy trình. Để việc chuyển sang cho vay bền vững, các ngân hàng nên đảm bảo rằng họ đưa các tiêu chuẩn công nghệ phù hợp, tích cực tự động hóa và đẩy nhanh quy trình xử lý tín dụng.

mklj

Tích hợp đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong quy trình cho vay. Nguồn: Báo cáo KPMG, 2023

Thiết lập cơ sở dữ liệu ESG: Nhằm tạo cơ sở cho việc ra quyết định các khoản vay ESG, các ngân hàng cần xây dựng nền tảng dữ liệu ESG đồng thời có thể khai thác cơ sở dữ liệu của bên thứ ba có uy tín, bao gồm dữ liệu mới như: vệ tinh về nguồn nước sẵn có, sức khỏe cây trồng và mô hình hoặc tình trạng ô nhiễm từ các nhà cung cấp như VanderSat hoặc dữ liệu cảm tính có sẵn trên các nền tảng xã hội như Yelp và Google.

Nâng cao kỹ năng cán bộ cho vay: Các ngân hàng hàng đầu trong thực thi ESG tại Việt Nam đang áp dụng cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa, liên tục và theo module để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ của họ về cho vay bền vững. Ngân hàng có thể có những khóa đào tạo cơ bản cho tất cả các nhân viên về cho vay ESG và sau đó có những khóa đào tạo chuyên sâu liên quan đến từng nhóm ngành cụ thể. Ví dụ, những cán bộ quản lý khoản vay của các công ty năng lượng cần hiểu rõ ý nghĩa của tính bền vững đối với ngành năng lượng, trong khi những người làm việc với các công ty bán lẻ sẽ cần có cái nhìn sâu sắc về ESG trong lĩnh vực bán lẻ.

Tài liệu tham khảo:

Báo cáo ngân hàng xanh/bền vững của KPMG (2023)

Kim, S., Kumar, N., Lee, J., & Oh, J. (2022). ESG lending. In Proceedings of Paris December 2021 Finance Meeting EUROFIDAI-ESSEC, European Corporate Governance Institute–Finance Working Paper (No. 817).

Văn bản số 9050/NHNN-TD ngày 03/11/2017 của NHNN về Báo cáo cấp tín dụng đối với lĩnh vực xanh và đánh giá rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

(*) PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương, TS. Đỗ Thị Thu Hà, TS. Tạ Thanh Huyền - Học viện Ngân hàng

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ