‘Đừng quan ngại việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng’

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho rằng đừng quá quan ngại về việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Bởi vì họ cũng chỉ là một tiêu chí, và trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuy nhiên tiền vẫn để trên tài khoản, chờ đợi cơ hội hấp dẫn để giải ngân.
KHÁNH AN
01, Tháng 04, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho rằng đừng quá quan ngại về việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Bởi vì họ cũng chỉ là một tiêu chí, và trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuy nhiên tiền vẫn để trên tài khoản, chờ đợi cơ hội hấp dẫn để giải ngân.

screen-shot-2021-03-31-at-112454-am-1125

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Trả lời cho câu hỏi “Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong một năm qua, song vốn ngoại lại rút ròng, đặc biệt từ đầu năm 2021?” tại Tọa đàm trực tuyến: "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức sáng 31/3, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đánh giá danh mục của các quỹ ngoại có tối thiểu từ 10 – 20 mã cổ phiếu.

Theo ông Sơn, thời điểm họ đầu tư cách đây từ nửa năm đến 1 năm, lúc chỉ số khoảng 600 – 700 điểm và hiện tại TTCK Việt Nam gần 1.200 điểm, PE 18 lần, việc họ rút ra để cơ cấu danh mục, đảo danh mục là chuyện dễ hiểu khi tỷ suất sinh lời đã quá lớn.

Trước đây nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) sở hữu khoảng 21% - 22% vốn các mã niêm yết. Dữ liệu gần đây cho thấy, họ đã rút ra còn 18%, tức chỉ rút khoảng 3%, không phải là quá nhiều. Và cần lưu ý, họ bán ra cổ phiếu, nhưng không rút hoàn toàn tiền mặt mà đang chờ cơ hội mới. Cũng có thể hiểu, NĐTNN đang tiên lượng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khó đạt vùng 1.400 điểm.

“Tôi cho rằng chúng ta đừng quan ngại vấn đề nhà đầu tư nước ngoài, họ cũng chỉ là một tiêu chí. Nên nhớ, không phải quỹ nào cũng thành công tại Việt Nam, có những quỹ thoát hàng giá thấp, thậm chí lỗ, như HSBC thoái khỏi Techcombank, DC rút khỏi Hải Phát Land hay các quỹ ngoại đầu tư vào ROS từ lúc hàng trăm nghìn, nay chỉ còn vài nghìn.

Ngoài ra, thanh khoản chúng ta đang rất tốt, khoảng 13.000 – 14.000 tỷ/phiên. Thị trường có những phiên giảm, nhưng thanh khoản vẫn rất tốt. Các cổ phiếu mới khi gia nhập thị trường sẽ là cơ hội cho đợt tăng mới của TTCK”, Chủ tịch VSD nói.

screen-shot-2021-03-31-at-100928-am-1037

TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch UBCKNN

Liên quan đến vấn đề này, TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch UBCKNN cũng cho rằng việc vốn ngoại rút ròng không quá đáng ngại.

TS. Vũ Bằng lý giải, theo dõi các số liệu hiện nay có thể thấy, trên thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài rút ra cổ phiếu nhưng lại vào trái phiếu. Nên đâu đó nhà đầu tư nước ngoài chỉ rút ra 6.000 tỷ là không quá lớn. Trong khi đó, khối ngoại vẫn giữ tiền trên tài khoản, cho thấy họ vẫn ngắm nghía, chờ đợi cơ hội.

Nói thêm về vấn đề vốn ngoại 'miệt mài' rút khỏi Việt Nam, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB chia sẻ thêm, năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ra hơn 100 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi. Đại dịch COVID-19 khiến dòng vốn thay đổi, xảy ra xu hướng bán ròng lớn nhất trong 10 năm qua tại Việt Nam. Xu hướng này tiếp tục vào đầu năm 2021, được thúc đẩy bởi lợi suất TPCP Mỹ tăng nhanh.

screen-shot-2021-03-31-at-105914-am-1100

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB

Bên cạnh đó, theo ông Trần Hoàng Sơn, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng khiến tỷ giá ở các thị trường mới nổi mất giá nhanh, giá USD tăng cao trở lại. Rủi ro tỷ giá, khiến tỷ giá USD ở một số nước chạy từ 5-7%, khiến nhà đầu tư ngoại nhanh chóng rút vốn ra để bảo toàn vốn. Ở Hàn Quốc USD tăng giá gần 4% nên quỹ đầu tư lớn của Hàn Quốc đã rút tới hơn 60 triệu USD khỏi thị trường Việt Nam. Lợi suất trái phiếu tăng do kỳ vọng lạm phát, giá hàng hoá cơ bản tăng. Đức đưa ra số liệu lạm phát cao nhất trong nhiều 5 năm trở lại đây. Yếu tố này tác động tới tỷ giá khiến nhà đầu tư bán ròng.

Một lý do nữa là dòng tiền đang quyết định. Chính phủ các nước tung các gói hỗ trợ chưa từng có, Mỹ đã bơm 300 tỷ USD ra nền kinh tế, khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh. Còn Việt Nam lãi suất thấp nhất trong chu kỳ 10 năm nhưng chính sách tài khoá hỗ trợ chưa thấy rõ. Bên cạnh đó có thể thấy rằng một quốc gia lớn là Trung Quốc cũng đang hạ đòn bẩy, cung tiền của Trung Quốc đang suy giảm nhanh, dẫn tới vỡ nợ trái phiếu chính quyền địa phương và Trung ương, khi hơn 10 tỷ USD đã vỡ nợ – không quá lớn nhưng cũng thể hiện một xu hướng.

“Chỉ số trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh cũng khiến xu hướng dòng vốn ngoại tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng”, ông Trần Hoàng Sơn nhận định.

Giám đốc chiến lược MBS cho rằng, để hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian tới, yếu tố níu chân chính là chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp. Các công ty được định giá đánh giá cao hơn sẽ đẩy thị trường qua mốc kháng cự khi lợi nhuận, chất lượng doanh nghiệp cải thiện tốt.

“Ngoài ra, hàng hoá ở thị trường Việt Nam hiện còn ít, những công ty niêm yết trong rổ VN30 đều là những công ty gọi mặt chỉ tên ai cũng biết. Trong 3-5 năm nay chưa có công ty nào đủ lớn để cho nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tiềm năng, chưa có lớp cổ phiếu lớn kế cận có lượng tiền lớn để nhà đầu tư tham gia được. Để hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế cần thanh khoản lớn để mua bán dễ dàng”, ông Trần Hoàng Sơn nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ