Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp
Lý giải vì sao hợp đồng BT tại Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi có khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các Nghị quyết thí điểm.
Chiều nay, 6/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Trước đó, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật PPP sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội đặt vấn đề nội dung quy định về loại hợp đồng BT tại dự thảo Luật đang có sự khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các nghị quyết thí điểm.
Trong báo cáo giải trình gửi đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ: “Quy định của dự thảo Luật được xây dựng nhằm áp dụng chung trên cả nước và cũng có tính đến các yêu cầu, điều kiện đặc thù tại các địa phương”.
Hiện nay, Quốc hội đã cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm TP.HCM, Hà Nội và Nghệ An. Cách thức triển khai hợp đồng BT tại 3 địa phương này không giống nhau.
TP.HCM được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách Thành phố), không hạn chế lĩnh vực áp dụng.
Nghệ An được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tiền thu từ đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất) đối với một số lĩnh vực (giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường).
Hà Nội được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng ngân sách thành phố (áp dụng đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, sạch) hoặc thanh toán bằng quỹ đất.
Rõ ràng, Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù được xây dựng để đáp ứng yêu cầu, điều kiện đặc thù, phù hợp với bối cảnh cụ thể của từng địa phương.
Dự thảo Luật đang quy định tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất, bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán để áp dụng đối với các công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công do nhà đầu tư tự đề xuất đầu tư xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng.
Để bảo đảm đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa các bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng BT trong giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đề xuất hoàn thiện quy định về loại hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách nhà nước và bằng quỹ đất theo 5 nguyên tắc.
Một là, tổng mức đầu tư công trình BT phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình;
Hai là, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, không áp dụng chỉ định thầu;
Ba là, cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư (bằng đất, bằng tiền) phải được xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án;
Bốn là, cơ chế quản lý hợp đồng phải bảo đảm chặt chẽ, tránh phát sinh lãi trả chậm dẫn đến tăng tổng mức đầu tư;
Năm là, có cơ chế giám sát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng công trình khi chuyển giao cho nhà nước.
Đối với các địa phương thực hiện theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù, dự thảo Luật đã quy định xử lý chuyển tiếp, cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thành phố được xem xét, lựa chọn việc áp dụng quy định đặc thù hoặc quy định của Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tránh xáo trộn việc triển khai dự án của các địa phương.
Đặc biệt, Bộ cũng giải trình rõ, quy định về loại hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất đã được hoàn thiện nhằm khắc phục tối đa các bất cập của giai đoạn trước theo các nguyên tắc. Gồm, tổng mức đầu tư công trình BT phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, không áp dụng chỉ định thầu; vị trí, diện tích, giá trị dự kiến của quỹ đất thanh toán phải được xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án; cơ chế quản lý hợp đồng phải bảo đảm chặt chẽ, tránh phát sinh lãi trả chậm dẫn đến tăng tổng mức đầu tư; có cơ chế giám sát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng công trình khi chuyển giao cho nhà nước.
Về ý kiến đề nghị thực hiện rà soát, xử lý vướng mắc đối với các dự án BT chuyển tiếp và tổng kết mô hình BT được áp dụng thí điểm ở một số địa phương trước khi cho phép tiếp tục áp dụng loại hợp đồng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu chờ kết quả xử lý và tổng kết mô hình BT đang áp dụng thí điểm ở một số địa phương có thể sẽ lỡ mất cơ hội phát triển, tận dụng nguồn lực tư nhân ở các địa phương chưa được áp dụng cơ chế đặc thù.
Trước đó, Tờ trình số 675/TTr-CP ngày 18/10/2024, Chính phủ đã báo cáo về quá trình thực hiện, kết quả đạt được và tồn tại, bất cập của loại hợp đồng BT.
Chính phủ đánh giá mặc dù còn tồn tại một số bất cập nhưng các dự án BT được thực hiện trong giai đoạn trước vẫn có các đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các địa phương, các dự án đối ứng cũng góp phần cái thiện cơ sở hạ tầng về nhà ở, dịch vụ. Do vậy, nếu mô hình này được đổi mới toàn diện theo hướng quản lý chặt chẽ thì sẽ khắc phục được tối đa các bất cập.
Đối với các dự án BT chuyển tiếp, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, tháo gỡ vướng mắc của theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Từ năm 1997 đến nay, quy định của pháp luật về loại hợp đồng BT có nhiều thay đổi, đặc biệt là về hình thức thanh toán.
Cụ thể, trước năm 2014, áp dụng cả hai hình thức thanh toán bằng tiền và bằng quỹ đất theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP.
Kể từ năm 2014, dừng thực hiện hình thức thanh toán bằng tiền theo Nghị quyết 01 của Chính phủ và Nghị định 15/2015/NĐ-CP;
Kể từ năm 2018, hình thức thanh toán bằng quỹ đất theo cơ chế ngang giá được luật hoá tại Luật Quản lý và sử dụng tài sản công;
Kể từ năm 2021, hợp đồng BT không áp dụng đối với dự án đầu tư mới.
Việc dừng thực hiện dự án BT theo Luật PPP xuất phát từ những bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng này, như: một số dự án không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác, đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…
Mặc dù còn tồn tại một số bất cập nhưng theo đánh giá của nhiều Bộ, ngành, địa phương, các dự án BT được thực hiện trong thời gian trước khi Luật PPP có hiệu lực thi hành vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa phương, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân, giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, các dự án đối ứng được thanh toán đầu tư cũng góp phần đáng kể cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng về nhà ở, dịch vụ, hình thành các đô thị mới, khu dân cư mới…
Do vậy, trong tờ trình gửi tới Quốc hội về dự thảo Luật này, Chính phủ đã nhấn mạnh, nếu mô hình này được nghiên cứu kỹ lưỡng để đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa những bất cập của giai đoạn trước thì vẫn có thể phát huy được hiệu quả.
Liên quan đến quy định về loại hợp đồng BT, Ủy ban Kinh tế và một số đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ quy định tại Luật này những nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT và giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cơ chế thanh toán.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp thu ý kiến này và đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định cơ chế thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT (bằng ngân sách nhà nước và bằng quỹ đất) để bảo đảm Chính phủ có đủ cơ sở pháp lý quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện dự án BT.
(Theo Báo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Bình Định sắp xếp, xử lý 406 cơ sở nhà, đất công sản
Các cơ sở nhà, đất công sản trên địa bàn tỉnh Bình Định được sắp xếp và xử lý theo các phương án: giữ lại tiếp tục sử dụng, điều chuyển giao cho địa phương quản lý, thu hồi và đấu giá theo quy định...
Đầu tư - 03/12/2024 18:41
Chủ tịch SSI hiến kế phát triển tài sản số của Việt Nam
Việc thiếu khung pháp lý cho tài sản số khiến Việt Nam mất dần cơ hội thu hút đầu tư. Những nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn công nghệ lớn có xu hướng chọn quốc gia khác có môi trường pháp lý thuận lợi hơn.
Đầu tư - 03/12/2024 15:47
Sau rót vốn gần 4 tỷ USD, Tập đoàn Keppel vẫn muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Đại diện Tập đoàn Keppel cho biết, Việt Nam là một trong số những quốc gia được tập đoàn này dành nhiều nguồn lực đầu tư.
Đầu tư - 03/12/2024 14:51
Đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để xây dựng sân bay Măng Đen
Cảng hàng không Măng Đen dự kiến được xây dựng với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu gần 5.000 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Đầu tư - 03/12/2024 11:57
Tập đoàn CNT chuyển giao dự án tại Bình Định cho công ty con
CTCP Tập đoàn CNT đã chuyển giao dự án Khu chung cư thương mại dọc đường Huỳnh Tấn Phát (tại TP. Quy Nhơn, Bình Định) cho Công ty TNHH Blue Bay Quy Nhơn thực hiện.
Đầu tư - 03/12/2024 11:38
Quảng Trị đóng dự án hơn 440 tỷ đồng từ vốn vay WB
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo gửi các bộ, tỉnh Quảng Trị về phương án đóng Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.
Đầu tư - 03/12/2024 09:26
UOB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2025
Theo Ngân hàng UOB, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam đang đi đúng hướng và dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức 6,4%. Năm 2025, với nhiều yếu tố rủi ro xuất hiện do tình hình chính trị thay đổi, UOB dự đoán Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với tốc độ 6,6%.
Đầu tư - 03/12/2024 08:22
Hơn 300 tỷ đầu tư mua sắm thiết bị cho Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua nghị quyết về việc đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho Dự án mua sắm thiết bị y tế chuyên dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Dự án này nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phát triển kỹ thuật y tế chuyên sâu tại địa phương.
Đầu tư - 02/12/2024 19:27
Hà Tĩnh sắp có khu công nghiệp rộng 100ha ở Can Lộc
Khu công nghiệp Hạ Vàng có diện tích khoảng 100ha, thuộc địa phận các xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc.
Đầu tư - 02/12/2024 17:01
Sembcorp sẽ đầu tư thêm vào các KCN VSIP tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp cam kết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào VSIP cũng như các dự án tại các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam.
Đầu tư - 02/12/2024 16:15
VARS: Nhiều khách hàng tranh nhau mua bất động sản hạng sang
Theo VARS, bất động sản hạng sang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới trung lưu, thượng lưu Việt Nam và nước ngoài. Đây không chỉ là phân khúc đáp ứng nhu cầu về nơi ở đẳng cấp, mà còn có khả năng mang lại lợi nhuận kép cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 02/12/2024 15:58
Dự án gần 1.500 tỷ của Nghi Sơn Việt Nam ở Thanh Hóa tiếp tục được điều chỉnh lần 5
Sau hơn 7 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Shiki Hải Lĩnh Park tại phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa thể triển khai hoàn thành và tiếp tục được điều chỉnh.
Đầu tư - 02/12/2024 15:57
Thực hư nhà chung cư 'hạ nhiệt'
Thực tế, giá căn hộ chung cư vẫn trong xu hướng tăng nhưng ổn định hơn, tình trạng “ngáo giá” theo kiểu “nước lên, thuyền lên” đã giảm bớt.
Đầu tư - 02/12/2024 10:11
Nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để vận hành đường sắt tốc độ cao
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để cung cấp điện nền cho vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự án được tính toán kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia và cải tạo đường sắt hiện hữu. Bộ cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghiệp đường sắt trong nước.
Đầu tư - 02/12/2024 09:43
Việt Nam lọt Top 10 khu vực nổi bật về bất động sản hàng hiệu
Ngoài những cái tên quen thuộc về bất động sản hàng hiệu như Dubai (UAE), Nam Florida, New York (Mỹ), Phuket (Thái Lan), London (Anh), São Paulo (Brazil)... Việt Nam có sự hiện diện của Đà Nẵng và Hội An (tỉnh Quảng Nam) trong Top 10 khu vực nổi bật về bất động sản hàng hiệu.
Đầu tư - 02/12/2024 06:30
Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ thương mại điện tử
Theo các chuyên gia, nhu cầu kho bãi và logistics từ thương mại điện tử và trung tâm dữ liệu, bán dẫn khiến thị trường bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh.
Đầu tư - 01/12/2024 17:25
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
-
3
Đứng Top thế giới về tài sản số nhưng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
-
4
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
5
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 4 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago