Dù khó khăn do COVID-19, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp vẫn rất khả quan

Nhàđầutư
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tại Hội nghị trực tuyến “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”, do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì diễn ra sáng nay.
AN HÒA
20, Tháng 09, 2021 | 14:12

Nhàđầutư
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tại Hội nghị trực tuyến “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”, do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì diễn ra sáng nay.

Thu hút, giải ngân vốn đầu tư tăng

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, tính đến cuối tháng 8 năm 2021, trên phạm vi cả nước có 563 khu công nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 210,9 nghìn ha trong đó 397 khu công nghiệp đã được thành lập (trong đó có 4 khu chế xuất) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 122,9 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng 82,6 nghìn ha (chiếm 67,2% diện tích đất tự nhiên); 291 khu công nghiệp với diện tích 87,1 nghìn ha đã đi vào hoạt động và 106 khu công nghiệp với diện tích 35,7 nghìn ha đang trong quá trình xây dựng cơ bản.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã thành lập trên cả nước đạt khoảng 52,5%; nếu tính riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 71%.

KCN tra vinh -an hoa

Cản nước có 397 khu công nghiệp được thành lập. Ảnh An hòa

Về khu kinh tế ven biển, có 19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch với tổng diện tích khoảng 871,5 nghìn ha, trong đó 18 khu kinh tế đã được thành lập với tổng diện tích 857,6 nghìn ha; 1 khu kinh tế chưa được thành lập là khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định với diện tích quy hoạch là 13.950 ha.

Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong khu kinh tế ven biển đạt trên 44,1 nghìn ha, chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong khu kinh tế ven biển.

Về khu kinh tế cửa khẩu, 26 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới đất liền, với tổng diện tích 766 nghìn ha.

Trên cả nước có 3 khu công nghệ cao được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với tổng diện tích khoảng 3.000 ha.

Về cụm công nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cả nước có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha trong đó có 968 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 30.900 ha đã được thành lập.

Trong số 968 cụm công nghiệp đã được thành lập, có 730 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 22.300 ha hoạt động (chiếm 74,5%); thu hút khoảng 13.500 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; tỷ lệ lấp đầy bình quân 63%; tạo việc làm cho trên 580.500 lao động; 141 cụm công nghiệp có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động (chiếm 19,3% số cụm hoạt động).

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), trong 8 tháng qua, các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển trên cả nước đã thu hút được khoảng 428 dự án đầu tư mới và 517 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,1 tỷ USD (tăng 7,3% về số vốn đăng ký mới và tăng thêm so với cùng kỳ năm 2020). Lũy kế đến cuối tháng 8 năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút được gần 11.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 230 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 68,9%.

Về thu hút đầu tư trong nước, trong 8 tháng đầu năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển trên cả nước đã thu hút được khoảng 432 dự án đầu tư mới và 153 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 154,1 nghìn tỷ đồng (tăng 7,2% về số vốn đăng ký mới và tăng thêm so với cùng kỳ năm 2020). Lũy kế đến cuối tháng 8/2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước có khoảng 10.195 dự án sản xuất kinh doanh còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2,54 triệu tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 45,4%.

Vẫn giữ được đà tăng trưởng dương đến hết tháng 8

Cũng theo Bộ KH&ĐT, trong 8 tháng đầu năm 2021, sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đạt tổng doanh thu khoảng 140 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 47,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước khoảng 96,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020. Các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn cả nước cũng đã tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động trực tiếp (bao gồm 456 nghìn lao động nước ngoài), tăng khoảng 90 nghìn lao động so với cuối năm 2020.

cum cong nghiep-An Hoa

Cả nước đã có 730 cụm công nghiệp đi vào hoạt động. Ảnh: An Hòa

Tính đến cuối tháng 8/2021, có 262/291 KCN đang hoạt động (đạt tỷ lệ 90%) có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường với tổng công suất tối đa đạt khoảng 1,24 triệu m3 nước thải/ngày đêm.

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, để có được thành quả trên là nhờ các cơ quan quản lý có phương án kịp thời, hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất tại các khu khu, cụm chấp hành rất tốt các uy định phòng, chống dịch, khắc phục khó khăn đề duy trì sản xuất, kinh doanh đáp ứng thời hạn các đơn hàng; chủ động tìm nguồn cung nguyên vật liệu, cắt giảm chi phí hoạt động…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, tình hình dịch COVD-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường trên thế giới và Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.

“Hội nghị trực tuyến với một số địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp, do Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố tổ chức vào sáng nay sẽ ghi nhận ý kiến đánh giá, nhận định và hiến kế của các bộ, ngành, địa phương để kiến nghị tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế chính sách phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới”, Thứ  trưởng Ngọc cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ