Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM trị giá 524 triệu USD trễ hẹn do đâu?

Nhàđầutư
Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2019. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng và một số thủ tục hồ sơ đã khiến cho một số gói thầu xây lắp của dự án bị ngưng trệ, chậm tiến độ.
LÝ TUẤN
01, Tháng 02, 2021 | 06:24

Nhàđầutư
Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2019. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng và một số thủ tục hồ sơ đã khiến cho một số gói thầu xây lắp của dự án bị ngưng trệ, chậm tiến độ.

Tiến độ các gói thầu xây lắp

Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2019. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 524 triệu USD, trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 450 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.

Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý nước thải chuẩn loại A trước khi đổ ra sông Sài Gòn với công suất ban đầu 480.000 m3/ngày đêm, và có khả năng nâng lên tối đa 850.000 m3/ngày đêm trong tương lai.

Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM có tất cả 27 gói thầu, trong đó, có 8 gói thầu xây lắp, 16 gói thầu tư vấn và 3 gói thầu mua sắm.

74395004_2480985005290612_247186839742447616_n

 Rạch Xuyên Tâm chảy ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh minh họa

Đối với 8 thầu gói thầu xây lắp, trong đó, có gói thầu XL-01 thi công tuyến cống bao thu gom nước thải là hạng mục đầu tiên của dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM được khởi công xây dựng, có nhà thầu là Công ty ITD của Thái Lan, giá trị gói thầu vào khoảng 85 triệu USD, thời gian thi công 36 tháng. Hiện gói thầu đã đạt gần 84% khối lượng công việc, đơn vị đã thi công 20/20 giếng.

Riêng gói thầu XL-02 xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 2) có giá trị 307 triệu USD, đây là gói thầu quan trọng nhất được chủ đầu tư ký hợp đồng với liên danh Acciona - Vinci từ tháng 3/2019. Công trình hiện đang trong quá trình triển khai phát quang, chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trong đó, có bốn trường hợp chưa bàn giao mặt bằng.

Gói thầu XL-03 xây dựng hệ thống thoát nước chung cấp 2, cấp 3 thuộc lưu vực 6 (đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định, quận 2) với hợp đồng 194,3 tỷ đồng do Công ty CP Lạc An trúng thầu hiện mới đạt 52% dù thời gian thi công đã hết từ tháng 12/2019.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, trong thời gian qua, tiến độ thực hiện của nhà thầu chưa chuyển biến rõ nét. Đơn vị đã nhiều lần đốc thúc, yêu cầu nhà thầu tập trung máy móc, thiết bị và nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công của gói thầu, thậm chí đưa vào diện chấm dứt hợp đồng nếu nhà thầu không cải thiện được công việc còn lại.

Gói thầu XL-04 xây dựng hệ thống thoát nước chung cấp 2 thuộc lưu vực 6 đã đạt gần 80% khối lượng công việc. Gói thầu XL-05 xây dựng hệ thống thoát nước chung cấp 2, cấp 3 thuộc lưu vực 1 đã đạt 87,5%. Riêng gói XL-08 đấu nối hộ gia đình thời gian thực hiện hợp đồng 780 ngày từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng nên vẫn chưa thi công.

Dự án trễ hẹn do đâu?

Thông tin về những vướng mắc của dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến dự án bị ngưng trệ, chậm tiến độ là do vướng mặt bằng và một số thủ tục hồ sơ.

Đặc biệt là gói thầu XL-02 xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đây là gói thầu xảy ra nhiều chuyện “lình xình” nhất liên quan đến khiếu nại kết quả trúng thầu, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của dự án.

Cụ thể, trong thông báo số 150/TB-KTNN, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số vi phạm trong hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án này.

Theo đó, quá trình xây dựng kế hoạch vốn đầu tư Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM không lường trước được việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu XL-02 phức tạp, kép dài nên không thể giải ngân kịp thời nguồn vốn IBRD của WB về Tái Thiết và Phát triển (IBRD - thuộc WB) trong năm 2018, nhưng vẫn phải trả khoản chi phí cam kết rút vốn và lãi vay phát sinh…

Do đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở TN&MT sớm xem xét, tham mưu giao đất xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Đối với gói thầu XL-02, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Xây dựng sớm thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật các hạng mục phụ trợ của nhà máy xử lý nước thải song song với thẩm định thiết kế cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu nhà máy xử lý nước thải.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết, tình hình cấp phép của dự án còn khó khăn, gói thầu thi công cống (khu vực TP. Thủ Đức) do đơn vị xin cấp phép phải lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan, thủ tục xin cấp phép chậm.

“Bên cạnh đó, thời gian cấp phép thi công ngắn (22h đến 5h), trong khi không cho tồn tại rào chắn để tập kết thiết bị. Do đó, UBND TP.HCM cần chỉ đạo Sở GTVT có cơ chế đặc thù để cấp phép cho các dự án ODA”, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM kiến nghị.

Ngoài ra, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cũng kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở GTVT xem xét, cấp phép nhiều mũi thi công. Đồng thời, tùy vào tình hình thực tế các tuyến đường để cho phép tồn tại rào chắn tập kết thiết bị nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn trả mặt đường.

Trước đó, vào tháng 2/2020, UBND TP.HCM cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 từ năm 2014 đến năm 2029.

Cụ thể, dự án hoàn tất thi công và vận hành thử nhà máy từ năm 2019 đến năm 2024 và vận hành Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ năm 2024 đến năm 2029.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ