Doanh nghiệp vận tải, cảng biển thắng lớn

KHÁNH AN
08:01 04/08/2021

Thị trường phục hồi, giá cước tăng cao giúp các đơn vị cảng và doanh nghiệp vận tải biển báo lãi lớn, cùng với đó, cổ phiếu nhóm ngành này cũng đang dậy sóng trên thị trường chứng khoán.

cang_tan_vu_hai_phong_17062021

Ảnh: Internet

Dù đang chịu tác động mạnh của dịch COVID-19, song hàng container qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2021. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đạt gần 320 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ. Lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cũng tăng mạnh, sản lượng container tăng 24%.

Hưởng lợi từ sự khởi sắc của hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên sàn chứng khoán đều báo lãi tăng ấn tượng.

Theo đó, CTCP Cảng Sài Gòn (mã CK: SGP) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với tổng doanh thu đạt gần 694 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế gần 281 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 237 tỷ đồng, tăng 154%.

Năm 2021, SGP đề ra mục tiêu mang về 1.200 tỷ đồng doanh thu và 270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau nửa đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành 58% chỉ tiêu doanh thu và vượt 4% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Đơn hàng container tăng cao cũng giúp CTCP Cảng Đồng Nai (mã CK: PDN) có doanh thu và lợi nhuận bán niên tăng lần lượt 38% và 35%.

Cụ thể, trong quý 2/2021, doanh thu thuần của PDN đạt 252 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế 53,4 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần công ty đạt 468 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế gần 92 tỷ đồng, tăng 35,3%.

Giải trình đà tăng này, Cảng Đồng Nai cho biết dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên diện rộng, trong đó có các trường hợp xảy ra tại các cảng Cát Lái, Sawatco, SPICT nên một số khách hàng đồng loạt chuyển sang hạ container hàng tại cảng Đồng Nai làm cho sản lượng ngành hàng container tăng gần 77%.

Năm 2021, công ty kỳ vọng doanh thu đạt 820 tỷ đồng, tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ, lãi ròng dự kiến 145,6 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, PDN đã hoàn thành được 57% mục tiêu về doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận.

Screenshot (961)

Với CTCP Gemadept (mã CK: GMD), đơn vị này đạt doanh thu 1.439,1 tỷ đồng và lợi nhuận 350,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 19% và 39,5% so với 6 tháng đầu năm 2020. Đà tăng chủ yếu nhờ doanh thu khai thác cảng tăng 22,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 226,2 tỷ đồng lên 1.235,8 tỷ đồng và chiếm 86% tổng doanh thu.

Trong năm 2021, Gemadept đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên 2 kịch bản. Trong đó, kịch bản lạc quan, doanh thu hợp nhất là 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng, lần lượt bằng 107% và 137% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 350,1 tỷ đồng, Gemadept đã hoàn thành 55,4% kế hoạch lạc quan.

Đối với CTCP Cảng Cam Ranh (CCR), doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2021 lần lượt đạt 57,4 tỷ đồng và gần 14 tỷ đồng, tăng tương ứng 118% và 250% so với quý II/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Cảng Cam Ranh lãi ròng 23,8 tỷ đồng, gấp 2,2 lần con số thực hiện 6 tháng đầu năm 2020.

Nhờ lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng tăng 15,6% so với nửa đầu năm 2020, CTCP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (mã DVP) ghi nhận 166,3 tỷ đồng doanh thu trong quý II/2021, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do không còn khoản doanh thu tài chính đột biến nên lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn 81,2 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DVP lần lượt đạt 298,5 tỷ đồng và gần 133 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác cũng thể hiện kết quả kinh doanh khởi sắc như CTCP Cảng Đà Nẵng (mã CDN) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 122,6 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, hay CTCP Cảng Hải Phòng (mã PHP) cũng lãi ròng hơn 375 tỷ đồng nửa đầu năm nay.

Screenshot (959)

Không chỉ các cảng biển lãi đậm, khối vận tải biển sau một thời gian dài thua lỗ cũng đã bắt đầu có lợi nhuận khi nhiều tàu đã ký được hợp đồng cho thuê với giá tốt so với năm trước.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (mã CK: MVN) thu về hơn 6.200 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải trong quý 2 đảo chiều từ lỗ 362 tỷ đồng sang lãi gộp 240,6 tỷ đồng, LNST đạt 1.066 tỷ đồng, cao gấp 8 lần nửa đầu năm ngoái, LNST thuộc về công ty mẹ là 685,5 tỷ đồng.

Tại CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã CK: VOS), bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi khả quan khi đội tàu đã hoạt động ổn định và hiệu quả thì việc ghi nhận nguồn thu tài chính và lãi từ thanh lý tài sản đã giúp công ty lãi 242 tỷ đồng trong quý 2/2021, trong khi cùng kỳ năm trước mức âm 32 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, công ty này có lợi nhuận sau thuế 220 tỷ đồng, so với khoản lỗ gần 120 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận bán niên cao nhất tính từ năm 2009 đến nay. Năm 2021, Vosco đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã vượt 640% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Hay như CTCP Vận tải Biển Vinaship (mã CK: VNA) cũng đã đạt mức lãi kỷ lục trong quý 2/2021 với gần 66 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần quý 2/2020.

Vinaship cho biết trong quý 2/2021, thị trường tàu hàng khô quốc tế mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng khối lượng vận chuyển tăng trưởng đột biến nhờ nhu cầu mạnh mẽ về than, quặng của Châu Á – đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, VNA đạt 387 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 56,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 69,2 tỷ đồng, cao gấp 30 lần nửa đầu năm ngoái. Năm 2021, VNA đặt mục tiêu doanh thu 550,46 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng, như vậy, nửa đầu năm VNA đã hoàn thành được 70% mục tiêu về doanh thu và 460% mục tiêu về lợi nhuận.

Trong khi đó, dù gặp nhiều khó khăn song CTCP Âu Lạc nhờ khoản thanh lý tàu hơn 70 tỷ đồng trong quý I, công ty vẫn lãi trước thuế 47,3 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2021, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 61,4% kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên đề ra.

Về phần mình, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã CK: HAH) trong nửa đầu năm đạt 808 tỷ đồng doanh thu, tăng 49% và lợi nhuận sau thuế 183 tỷ đồng, tăng 161% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, công ty đặt kế hoạch 1.661 tỷ doanh thu và 158 tỷ lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã lần lượt thực hiện được 49% chỉ tiêu doanh thu và vượt 16% kế hoạch lợi nhuận.

Đối với CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (mã CK: VST), mặc dù nửa đầu năm nay công ty vẫn báo lỗ 99,7 tỷ đồng, song con số này đã giảm đi đáng kể so với số lỗ hơn 166 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước.

Screenshot (976)

Cổ phiếu vận tải, cảng biển dậy sóng

Kể từ đầu tháng 7, thị trường chứng khoán trong nước rơi vào nhịp điều chỉnh sâu, với chỉ số chính VN-Index có lúc mất tới 200 điểm, nhiều mã giảm từ 20-30%.

Tuy nhiên, bất chấp những biến động mạnh, cổ phiếu cảng biển, vận tải biển lại là nhóm thu hút dòng tiền và đi ngược thị trường thời gian qua.

Đơn cử như HAH với mức tăng trưởng lên đến 46% chỉ trong một tháng, từ mức 33.500 đồng/CP (phiên 2/7) lên 49.000 đồng/CP (phiên 3/8). Nếu tính từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu này đã tăng gấp 2,6 lần

Không chỉ HAH, phần lớn cổ phiếu cảng biển, vận tải biển đều dậy sóng nửa năm qua, như SGP (tăng 158%), VSC (tăng 22%), DVP (tăng 20%), GMD (tăng 44%)...

Một số cổ phiếu penny còn tăng bằng lần như VOS từ mức 4.000 đồng/CP phiên đầu năm lên 8.890 đồng/CP (phiên 3/8), đặc biệt là chuỗi12 phiên liên tiếp tăng trần liên tiếp (14-25/6). Tương tự, VNA cũng là mã có sự bứt phá mạnh mẽ với đà tăng trưởng lên đến 518% tính từ đầu năm và 40% nếu tính từ tháng 7. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch ở mức giá 24.700 đồng/CP.

Trong khi đó, từ đầu tháng 7 đến nay, một số cổ phiếu trong nhóm này lại suy giảm là MVN và CCR với tỷ lệ giảm lần lượt 16% và 4%. Riêng MVN có thanh khoản rất thấp khi vốn Nhà nước chiếm đến 99,5% cổ phần.

Đà tăng của cổ phiếu vận tải, cảng biển được dự báo sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian tới. Ở một báo cáo mới đây, SSI Research đánh giá sản lượng vận tải biển dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm 2021 nhờ mở rộng đội tàu. Với giả định đợt bùng phát dịch gần đây nhất sẽ đạt đỉnh vào quý 3 và hoạt động sản xuất sẽ trở lại bình thường trong quý 4, SSI cho rằng mức tăng trưởng sản lượng của mảng vận tải biển là 30% trong năm 2021.

Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng dự báo sản lượng hàng hóa thông qua các cảng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 20% trong năm 2021 do hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu được hỗ trợ bởi các FTA mới có hiệu lực; gia tăng các dự án FDI khi chuỗi sản xuất trên toàn cầu ngày càng đa dạng hóa và việc tiêm phòng vaccine đang được triển khai nhanh chóng.

  • Cùng chuyên mục
Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.

Tài chính - 17/11/2024 14:15

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.

Tài chính - 16/11/2024 17:09

Nhựa Đà Nẵng lãi trở lại trong quý III/2024

Nhựa Đà Nẵng lãi trở lại trong quý III/2024

Sau thời gian thua lỗ, tình hình kinh doanh của CTCP Nhựa Đà Nẵng đã tích cực hơn trong quý III/2024 khi lợi nhuận sau thuế đạt 460,9 triệu đồng.

Tài chính - 16/11/2024 14:42

Chứng khoán liệu có tiếp tục giảm sâu?

Chứng khoán liệu có tiếp tục giảm sâu?

Chuyên gia chứng khoán cho rằng xác suất thị trường chứng khoán giảm sâu trong các phiên tới khá thấp trừ khi xuất hiện các thông tin biến động bất ngờ về căng thẳng địa chính trị.

Tài chính - 16/11/2024 14:09

Lãnh đạo Bamboo Capital: Mảng năng lượng có nhiều tiến triển về chính sách

Lãnh đạo Bamboo Capital: Mảng năng lượng có nhiều tiến triển về chính sách

Lãnh đạo Bamboo Capital cho biết trong quý II và III mảng năng lượng tái tạo có chính sách như Nghị định 80 và Nghị định 135 mở ra nhiều cơ hội, song bất động sản còn chậm.

Tài chính - 16/11/2024 08:55

Ngân hàng nào đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng cao nhất hệ thống?

Ngân hàng nào đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng cao nhất hệ thống?

Tháng 11, Ngân hàng Bắc Á xếp vị trí đứng đầu trong việc huy động lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng này cũng đang là nơi áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cao nhất trong hệ thống.

Tài chính - 16/11/2024 08:53

Cơ hội cho doanh nghiệp niêm yết mới

Cơ hội cho doanh nghiệp niêm yết mới

Sau một năm im ắng thương vụ IPO cũng như niêm yết mới, doanh nghiệp và các bên tư vấn đều kỳ vọng sẽ có những chuyển động tích cực trong năm 2025.

Tài chính - 16/11/2024 08:52

VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng

VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng

Thị trường chứng khoán trong nước kết phiên tuần tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư yếu và khối ngoại gia tăng cường độ bán ròng.

Tài chính - 15/11/2024 15:53

VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp

VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo VCCI việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tài chính - 15/11/2024 15:28

DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200

DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200

Tỷ giá tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, VN-Index mất hơn 27 điểm trong vòng 2 phiên và về gần mốc 1.200 điểm.

Tài chính - 15/11/2024 15:16

DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?

DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?

DRH Holdings đăng ký bán tiếp 2 triệu cổ phiếu KSB sau khi bán xong 3 triệu vào tháng 6. Cổ phiếu KSB hiện giảm về vùng 17.500 đồng/cp, thấp hơn giá mua bình quân của DRH Holdings.

Tài chính - 15/11/2024 13:52

Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam

Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam

Việc ông Donald Trump tái đắc cử và áp dụng các chính sách kinh tế bảo hộ đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tài chính - 15/11/2024 10:20