Doanh nghiệp ở Miền Tây sản xuất thế nào khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp?

Nhàđầutư
“Làn sóng” dịch COVID-19 lần thứ tư, 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đã phát hiện nhiều ca lây nhiễm, trong đó có 3 địa phương là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang đã có đến hàng ngàn ca dương tính với Sars-CoV-2.
AN HÒA
23, Tháng 07, 2021 | 06:24

Nhàđầutư
“Làn sóng” dịch COVID-19 lần thứ tư, 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đã phát hiện nhiều ca lây nhiễm, trong đó có 3 địa phương là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang đã có đến hàng ngàn ca dương tính với Sars-CoV-2.

Một cung đường hai điểm đến

3 tại chỗ: làm việc, ăn, nghĩ tại chỗ là phương án phòng chống dịch hiệu quả mà các doanh nghiệp đã ý thức tự giác thực hiện.

Ông Trương Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết, đã hơn 2 tuần nay toàn bộ hơn 1.500 người là lãnh đạo và CBCNV của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Sao Mai đang hoạt động trong Cụm công nghiệp Sao Mai - Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã phải ăn nghỉ trong khuôn viên cụm công nghiệp, nội bất xuất, ngoại bất nhập để phòng chống COVID-19. Tất cả CBCNV trước khi vào ở nội trú để làm việc đều được test Sars-CoV-2 âm tính. Thời điểm, công ty thực hiện vừa cách ly vừa sản xuất, địa phương chưa có quy định này nhưng doanh nghiệp vẫn quyết định áp dụng phương án này để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

“Việc phải sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho hàng ngàn CBCNV tuy là không dễ nhưng đối với Miền Tây mình đất đai, nhà xưởng rộng rãi nên có khả năng thực hiện được”, ông Thành cho biết.

Tại Cần Thơ, Chủ tịch UBND, Trưởng ban phòng chống dịch COVID-19 TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cũng đã ký ban hành công văn quy định kể từ 0 giờ hôm nay 22/7 doanh nghiệp nào không áp dụng phương án vừa cách ly vừa sản xuất thì phải ngưng sản xuất.

Công ty TNHH Kwong Lung Meko (doanh nghiệp FDI Đài Loan), tại KCN Trà Nóc II có gần 2.000 công nhân.

Công ty TNHH Kwong Lung Meko  bo tri cho nghi cho cong nhan

Công ty TNHH Kwong Lung Meko – KCN Trà Nóc II (Cần Thơ) bố trí nơi nghỉ cho công nhân ngay tại nhà xưởng sản xuất. Ảnh: An Hòa

Lúc đầu, công ty chỉ dự định bố trí 200 công nhân nhà xa ở trọ gần công ty và thực hiện “một cung đường hai điểm đến”( đi từ nhà trọ đến công ty), đối với công nhân có nhà riêng gần công ty thì được về nhà sau giờ làm với cam kết chỉ di chuyển từ nhà đến công ty. Nhưng ngay sau đó, doanh nghiệp này đã bố trí cho trên 600 công nhân theo phương án 3 tại chỗ để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch.

Tại một doanh nghiệp FDI đến từ Hong Kong (Trung Quốc) bà Nguyễn Thị Kim Anh, Đại diện truyền thông của Công ty TNHH Giấy Lee&Man tại Cụm Công nghiệp tập trung Phú Hữu A, tỉnh Hậu Giang cho biết, ngay từ đầu tháng 7, khi dịch bệnh bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, thực hiện nghiêm yêu cầu của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, công ty đã đẩy mạnh thực hiện một số việc hoạt động cấp thiết nhằm mục tiêu cao nhất đảm bảo an toàn sức khỏe nhân viên công ty, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, cụ thể như: Tăng tần suất test nhanh kháng nguyên virus Sars-CoV-2 từ 1 lần test/nhân viên/tuần lên 2 lần test/nhân viên/tuần;

lee&man bo tri cho an nghi cho cong nhan

Công ty TNHH Giấy Lee&Man bố trí cho nhân viên vào ở Khu ký túc xá của công ty và lo ăn, nghỉ, phát phiếu mua hàng miễn phí tại siêu thị Minni tại ký túc xá. Ảnh: KA

Vận động công nhân viên công ty sống ngoài tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ vào sinh sống trong Khu nhà ở dành cho chuyên gia và công nhân viên công ty (gọi tắt là Khu ký túc xá) để hạn chế việc phải di chuyển qua các khu vực bị ảnh hưởng của dịch bệnh trong quá trình đến nhà máy làm việc.

Kể từ ngày 19/7, công ty đã thực hiện phương châm "3 tại chỗ"-các nhân viên sẽ được công ty bố trí chỗ ở miễn phí đầy đủ tiện nghi tại Khu ký túc xá của công ty; mỗi nhân viên được phát 6 phiếu mua hàng miễn phí sử dụng để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết tại siêu thị mini trong Khu ký túc xá,; nhân viên sử dụng xe gắn máy có thể đến trạm xăng trong công ty để đổ xăng miễn phí; công ty đảm bảo cung cấp miễn phí 3 bữa ăn/ngày để đảm bảo nhân viên có môi trường sống thoải mái, thuận tiện nhất trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Đối với các nhân viên không có điều kiện vào sinh sống tại Khu ký túc xá sẽ, nếu điều kiện công việc có thể đảm bảo làm việc online, công ty sẽ giải quyết thực hiện làm việc tại nhà vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo tiến độ công việc.

test covid cho nhan vien  lee&man

Công ty TNHH Giấy Lee&Man tăng tần suất test Sars-CoV 2 cho nhân viên lên 2 lần/tuần. Ảnh: KA

Doanh nghiệp mong sớm tiếp cận vaccine

Theo ông Trương Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, việc áp dụng phương án vừa cách ly, vừa sản xuất là giải pháp tình thế. Về lâu dài doanh nghiệp cũng kiến nghị đến cơ quan chức năng để được sớm triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn thể CBCNV của doanh nghiệp.

Theo phân tích của TS. Hồ Quốc Lực là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN), thực hành 3 tại chỗ gần như là tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng gói gọn hơn, vì đa phần doanh nghiệp khi xây dựng nhà xưởng sẽ không có khu lưu trú trong khuôn viên. Chỗ ngủ, nghỉ khi thực thi 3 tại chỗ là tận dụng khoảng trống trong nhà xưởng, nhà kho, văn phòng… nên đâu thể có nhiều chỗ và đâu thể lâu dài.

Cac doanh nghiep vua san xuat vua cach ly

Các doanh nghiệp chủ động thực hiện vừa cách ly vừa sản xuất. Ảnh: TL

Thực thi 3 tại chỗ, doanh nghiệp phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất phù hợp hoàn cảnh mới, gói gọn, cũng phát sinh công việc phải chuẩn bị không ít. Khi chi phí tăng không nhỏ, làm sao tổ chức 3 tại chỗ có lợi nhuận tốt? Chỉ còn cách hạ thấp một chi phí nào đó có thể, nhất là khâu nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Ở đây, cụ thể đối với ngành chế biến tôm là hạ thấp giá mua tôm nguyên liệu trong giai đoạn 3 tại chỗ. Do đó, giải pháp căng cơ lâu dài vẫn là 5K cộng vaccine.

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp tiếp cận được vaccine rất khiêm tốn, như FIMEX VN chỉ mới số rất ít nhân viên tuyến đầu như lái xe, bán hàng, thu mua nguyên liệu của công ty được tiêm mũi 1 vaccine.

Trao đổi với Nhadautu.vn xung quanh vấn đề này, “Vua tôm” Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, tập đoàn có hơn 15.000 CBCNV nhưng cho đến nay vẫn chưa có người nào được tiêm vaccine mặc dù tập đoàn đã gởi danh sách cho cơ quan chức năng từ lâu rồi. Về chi phí test Sars-CoV-2 cho CBCNV với giá mỗi bộ kit dao động từ 160.000-238.000 đồng: mỗi đợt test chi phí lên đến hàng tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Quang cũng cho biết thực hiện 3 tại chỗ, doanh nghiệp chỉ có thể bố trí được cho khoảng 50% lao động làm việc, nguyên liệu thu mua vận chuyển về nhà máy cũng bị hạn chế.

Để có thể huy động đạt từ 80% công suất sản xuất, ông Quang kiến nghị cần linh hoạt trong thực hiện “một cung đường, hai điểm đến”, nếu như theo quy định thì công nhân chỉ từ nơi ở tại nhà máy, nhà trọ tập trung đi đến khu sản xuất thì cũng có thể đi từ nhà đến nơi sản xuất trên 1 cung đường không ghé bất cứ đâu, về nhà cách ly trong nhà.

“Hiện nay một số doanh nghiệp ở Cà Mau đang thực hiện khá tốt mô hình này, vừa đảm bảo được mục tiêu phòng chống dịch và góp phần giảm tải cho doanh nghiệp trong lo nơi ăn, nơi ở cho hàng chục ngàn công nhân”, ông Quang nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ