Doanh nghiệp hành động thế nào trước áp lực phát triển bền vững?

Nhàđầutư
Với cam kết "net zero 2050", chỉ còn 27 năm để thực hiện tham vọng của mình, nếu không hành động ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ sẽ bị đuối sức trong cuộc chơi toàn cầu. 
MY ANH
17, Tháng 11, 2023 | 07:17

Nhàđầutư
Với cam kết "net zero 2050", chỉ còn 27 năm để thực hiện tham vọng của mình, nếu không hành động ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ sẽ bị đuối sức trong cuộc chơi toàn cầu. 

Phát triển bền vững ngày càng trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Phát biểu tại Hội thảo "Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta" do báo Đầu tư tổ chức, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương đánh giá, kinh tế thế giới trong giai đoạn tới dự kiến sẽ có sự thay đổi nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả do dịch Covid-19 để lại, bao gồm sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, bất ổn về chính trị, lạm phát và giá cả hàng hóa tăng cao sau những nỗ lực kích cầu tại nhiều quốc gia.

Bên cạnh đó, xu hướng khu vực hóa, phong trào dân tộc cực đoan, xung đột địa - chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tạo ra các thách thức to lớn đối tiến trình phát triển bền vững của toàn cầu. 

Empty

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương.

"Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển, đặc biệt là cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, trình độ phát triển KH&CN còn thấp… sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, những phương thức và mô hình phát triển mới như: tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… cùng với tiến bộ KH&CN đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vững", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Cùng quan điểm trên, Tổng biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh nhận định, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà bất kỳ các quốc gia nào đều phải thực hiện để giải quyết các vấn đề về khí hậu, môi trường, đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với cam kết "net zero 2050", chỉ còn 27 năm để thực hiện tham vọng của mình, nếu không hành động ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ sẽ bị đuối sức trong cuộc chơi toàn cầu. 

"Là một nước đang phát triển, còn rất nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu như các nước phát triển, do đó, Việt Nam cần bước đi, lộ trình phù hợp và cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước phát triển, các đối tác về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, xây dựng thể chế, công nghệ, quản trị. Đồng thời, chúng ta cũng cần có một cộng đồng doanh nghiệp có nhận thức cao về trách nhiệm và tích cực hành động, cho dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn về tài lực, nhân lực", ông Lê Trọng Minh phát biểu.

Empty

Tổng biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư - với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, chuyển đổi việc thực hiện các mục tiêu phát trển vững trong thời gian tới. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách thông qua cải cách hành chính công và tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng yếu thế trong quá trình ra quyết định.

Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại để nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngoài ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi sau COVID-19; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững.

"Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững", đại diện Bộ KHĐT cho biết.

Bà Đinh Nguyễn Thị Hường, Giám đốc Ban Truyền thông doanh nghiệp, SABECO 

Với tầm nhìn sứ mệnh là Phát triển Sabeco trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành tại Việt Nam và khẳng định vị thế của mình ở khu vực và thế giới, SABECO cam kết thực hiện những nguyên tắc và cam kết hướng đến phát triển bền vững dựa trên ba lĩnh vực của ESG (Environment - Society - Governance). 

Trong nhiều năm, cam kết của chúng tôi là đem lại những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam thông qua những hành động cụ thể nhất, thiết thực nhất và đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.

TS. Lê Thị Hồng Na, Cố vấn Phát triển bền vững, PHUC KHANG CORPORATION

Tại COP26, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050. Đây là một thách thức cũng như là cơ hội để tất cả doanh nghiệp tại Việt Nam có chiến lược đúng đắn để đạt được mục tiêu này. ESG là một trong những xu hướng tất yếu mà chúng ta phải đối diện. 

Phuc Khang Corporation là nhà tiên phong phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam. Trong suốt 14 năm hình thành và phát triển, chúng tôi nhận lấy sứ mệnh là "Tiên phong và thúc đẩy việc kiến tạo phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu." 

Phúc Khang tập trung vào chiến lược phát triển các công trình xanh cao tầng tại trung tâm TP.HCM và những khu đô thị xanh ở khu vực lân cận. Chúng tôi luôn hướng đến để càng ngày càng đưa ra những sản phẩm tốt hơn, nghiên cứu để cải tiến nâng cao chất lượng cuộc sống cho công đồng cư dân và hướng đến bảo vệ môi trường toàn cầu.

Ông Nguyễn Duy Thuận, CEO Tập đoàn Lộc Trời

Năm 2030, Việt Nam dự báo tạo ra 120 triệu tấn khí thải carbon, trong đó trồng lúa chiếm một nửa lượng khí thải. Vai trò của Lộc Trời cũng như người nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long là hành động vì biết rằng chúng tôi sẽ góp rất nhiều vào phát thải nhà kính của Việt Nam.

Lộc Trời hiện đang triển khai trồng lúa trên 2 triệu hecta với gần 1 triệu hộ nông dân đang làm việc trong hệ thống quản lý nông nghiệp của Lộc Trời. Để có thể giảm phát thải khí nhà kính, chúng tôi cải tiến các sản phẩm sinh học, áp dụng kinh tế tuần hoàn và phát triển xanh. Mục tiêu của Lộc Trời là tạo ra 10 triệu chứng chỉ carbon ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân

Chúng tôi là doanh nghiệp có 36 năm trong ngành nhựa và có thực hiện hoạt động tái chế nhựa. Hiện chúng tôi đã đầu tư nhà máy công nghệ cao, mỗi chai thu về, quay lại vòng tuần hoàn, thay vì “xuống cấp" như trước đây. Nếu như trước đây sản phẩm chai nhựa chỉ có 1 vòng đời thì hiện tại đã tăng lên gấp 50 lần.

Trong khi nhiều người đang nghĩ tái chế là trách nhiệm thì thực tế đó là cơ hội, một thị trường. Trên thế giới, hiện rác thải đã trở thành tài nguyên, tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên này như thế nào còn phụ thuộc vào chúng ta? Tại Việt Nam đã có các hiệp hội quy tụ các đơn vị tái chế trong nước như tái chế bao bì, kim loại, nhựa… tạo nên sự thay đổi mới mẻ của ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam, điều này mang tới kỳ vọng về một môi trường xanh sạch hơn. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Giám đốc Nhân sự, Truyền thông và Đối ngoại, AEON Việt Nam

Để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh, AEON Việt Nam đang chung tay với các nhà cung cấp hướng đến sản phẩm xanh. Với các sản phẩm riêng của công ty, AEON Việt Nam đang đồng hành cùng nhà sản xuất nhỏ lẻ để có hoạt động xanh, hướng họ cùng đi chung con đường, tư đó nhà sản xuất nhỏ có cơ hội thực hành các hành vi vì môi trường xanh hơn. 

Điều quan trọng khác AEON Việt Nam đang tập trung thực hiện là quản trị nhân lực để hỗ trợ các hoạt động về môi trường, tăng cường nhận thức, cam kết của nhân viên về các vấn đề. Như việc nhân viên thu ngân và nhân viên bán hàng cần thuyết phục khách hàng thuê túi, cần biến lời nhắc nhờ và truyền đạt thông điệp kêu gọi thay vì bắt buộc cũng như đào tạo họ để hiểu đây là hành động nhằm đồng hành cũng xã hội để tạo ra môi trường xanh cho chính nơi mình ở.

Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam

Ngay khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công bố tại COP26 về việc Việt Nam sẽ thực hiện phát thải ròng bằng "0" năm 2050 thì các ngân hàng tại Việt Nam cũng như cơ quan chính phủ, khách hàng cảm thấy rất là phấn khởi. HSBC đưa ra tham vọng sẽ thu xếp 12 tỷ đô la Mỹ trực tiếp và gián tiếp cho thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Sau 2 năm, HSBC đã thu xếp được 2 tỷ đô la Mỹ.

Trong quá trình thảo luận với các cơ quan chính phủ, khách hàng, ngân hàng, chúng tôi nhận thấy sự quyết tâm cũng như xu hướng rất lớn từ bản thân các ngân hàng, các nhà đầu tư trong việc dành những nguồn vốn tín dụng xanh, tín dụng phát triển bền vững để có thể đưa đến những dự án thực sự bền vững của các doanh nghiệp. Khối lượng vốn đầu tư của ngân hàng cũng như các nhà đầu tư có tham vọng cung cấp cho thị trường rất là lớn. Tuy nhiên, để có thể đạt được tiêu chuẩn tham gia hoặc giải ngân những khoản này, bản thân doanh nghiệp có những tiêu chuẩn nhất định. HSBC có những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, nội bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đồng hành với tiêu chuẩn của ngân hàng. Nếu đạt được những tiêu chuẩn này, ngân hàng sẽ xem xét việc cam kết về lâu dài, cẩn trọng và tham vọng của khách hàng trong việc phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ xem xét để thu xếp và giải ngân những khoản vốn xanh, bền vững.

Ông Wong Wai Foo, Giám đốc, Bộ phận tái tạo đô thị bền vững, Tập đoàn Keppel tại Việt Nam

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, Keppel cam kết góp phần giảm phát thải carbon trong môi trường xây dựng. Chúng tôi mong muốn góp phần xây dựng một môi trường xanh hơn bằng cách đem lại các giải pháp liên quan đến phát triển bền vững để giúp khách hàng và cộng đồng giảm lượng khí thải carbon của họ. Như đã đề cập, chúng tôi đang triển khai mô hình SUR dựa trên việc cải tiến, trang bị thêm và kéo dài tuổi thọ của các tòa nhà thương mại hiện hữu,để đem đến một giải pháp thay thế xanh hơn, ít tốn kém hơn và nhanh chóng hơn khi chúng ta thực hiện xây dựng các công trình mới, đồng thời có thể góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Vấn đề đầu tiên khi đầu tư cho phát triển bền vững chính là tài chính. 20 năm về trước, những hành động mà Vinamilk làm tại thời điểm đó chỉ mang tính chất tuân thủ về mặt pháp luật, ví dụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống khử mùi.

Tại thời điểm đó, Vinamilk chưa nghĩ những hoạt động đó là ESG. Để làm được những việc như vậy, chúng tôi cần đầu tư một khoản kinh phí rất lớn cho hoạt động. Những năm gần đây với sự chung tay và định hướng của Chính phủ, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và tất cả các người dân cũng như các đối tác thì vấn đề ESG đã trở nên phổ biến hơn. Như vậy, các doanh nghiệp cũng cần dành một khoản kinh phí lớn để đầu tư cho phát triển bền vững hay Net Zero.

Ban lãnh đạo Vinamilk xác định phát triển bền vững hay hướng đến Net Zero là con đường dài, phải có lộ trình cụ thể. Khi có một lộ trình cụ thể, chúng ta mới xây dựng được nguồn lực và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư. Chắc chắn những năm đầu tiên thay đổi thì sẽ tốn nhiều kinh phí hơn. Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái tại trang trại và nhà máy sản xuất, chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Hệ thống xe tải và xe nâng cũng được thay thế dần sang xe điện, hoạt động này cũng ngốn khá nhiều chi phí đầu tư . Tuy nhiên, một điều may mắn là các khoản đầu tư này vẫn trong tầm kiểm soát của Vinamilk. Vấn đề không phải tốn kinh phí của 1 năm, 2 năm mà đó là định hướng, trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp. Nếu không đầu tư bây giờ thì có thể 5-7 năm sau thì khi nói đến Vinamilk sẽ là hình ảnh khác. 

Bà Lê Thị Hoài Thương - Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững là chặng đường dài không thể đi 1 mình, tất cả các bên phải đi cùng nhau, kể cả nhà sản xuất, phân phối, nhà quản lý.., nhất là người tiêu dùng đồng hành cùng các nhà sản xuất có trách nhiệm.

Nestle có cam kết đến năm 2050 đạt được mục tiêu net zero, mục tiêu này được đặt ra dựa trên các tính toán khoa học, phạm vi nào đang phát thải nhiều nhất và giải pháp đưa ra là gì. 

Theo đó, nguồn cung ứng chiếm hơn 70% lượng phát thải của Tập đoàn trên toàn cầu. Đây là lý do chúng tôi tập trung vào phạm vi này. Ví dụ, là nhà thu mua cà phê lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi đã kết hợp với nhà quản lý, các trung tâm khuyến nông và người nông dân để thực hiện chương trình nông nghiệp với người nông dân là trọng tâm. Chúng tôi đã kết nối với 21 ngàn hộ nông dân, để họ có thể tái canh cây cà phê, đã hỗ trợ tái canh hơn 63 triệu cây cà phê tại Tây Nguyên, thử nghiệm đo đếm kiểm đếm để canh tác với phát thải thấp… Chúng tôi ứng dụng công nghệ số để tính toán được nguồn đầu vào - đầu ra hiệu quả, giúp người nông dân thấy được hiệu quả khi thay đổi tập quán canh tác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ