Doanh nghiệp cần gì từ Chính phủ?

Nhàđầutư
Nhiều giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19 đã được chính các doanh nghiệp, hiệp hội phản ánh, đề xuất tại diễn đàn "Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi" diễn ra mới đây.
N.THOAN
09, Tháng 07, 2021 | 17:04

Nhàđầutư
Nhiều giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19 đã được chính các doanh nghiệp, hiệp hội phản ánh, đề xuất tại diễn đàn "Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi" diễn ra mới đây.

toancanh3

Diễn đàn "Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi". Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Ngày 9/7, tại diễn đàn "Hợp tác doanh nghiệp và báo chí trong môi trường biến đổi", nhiều đại diện doanh nghiệp, hiệp hội đã lên tiếng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ theo phương thức khác nhau.

Theo đó, bà Lê Võ Phương Nga, Giám đốc tài chính của AVSE chia sẻ: "Qua nhiều chương trình hành động của doanh nghiệp và theo dõi các chính sách hỗ trợ từ chính phủ các nước có thể thấy, COVID-19 là cuộc khủng hoảng cả cung lẫn cầu vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các nước trên thế giới. Đáng chú ý là nợ công tăng cao, phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt và an sinh xã hội suy giảm".

Bài học rút ra là cần có những phản ứng chính sách nhanh, kịp thời với các gói hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ USD, cùng với đó là cách thức hỗ trợ đa dạng với người dân, doanh nghiệp.

Với các giải pháp của Chính phủ Việt Nam, bà Nga nhận định, Chính phủ đã đưa ra các gói hỗ trợ nhưng tác dụng của các gói hỗ trợ chưa phát huy được như một số nước. Điều cần thiết lúc này là Chính phủ phải có những giải pháp ngay và luôn cho doanh nghiệp.

Các giải pháp như khoanh nợ, cắt giảm lãi suất đã được áp dụng. Tuy nhiên theo bà Nga, Chính phủ có thể dùng thêm biện pháp bảo lãnh nhà nước cho doanh nghiệp. Cùng với đó, các gói hỗ trợ cần nhắm vào định hướng thay đổi phương án kinh doanh, để có mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện mới và có giải pháp để mở cửa thị trường.

"Xu hướng của các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay là địa phương hoá sản phẩm thay vì toàn cầu hoá. Thế giới đang chuyển động, bản thân doanh nghiệp và Chính phủ cũng không thể đứng chờ", bà Nga nói.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ Tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết, theo khảo sát của hiệp hội trên hơn 1.000 doanh nghiệp, kết quả hiện có khoảng 57% doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, 2,6% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Vì thế, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Trước tiên là mong muốn Chính phủ tiếp tục rà soát, nhanh chóng đánh giá về tác động của dịch bệnh COVID-19 lên các DNNVV để có giải pháp hỗ trợ nhanh và tốt hơn.

Hiệp hội DNNVV kiến nghị, Chính phủ đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine, sớm tạo miễn dịch cộng đồng, là tiền đề quan trọng để mở cửa trở lại nền kinh tế. Đề nghị các tỉnh, thành phố trực tiếp tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư và tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc mà doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV đang gặp phải. 

Chính phủ cũng cần tiếp tục loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với những cơ hội mới; Đề nghị NHNN sớm có chỉ đạo để các ngân hàng rà soát các khoản nợ tới kỳ hạn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của COVID-19, với doanh nghiệp có lịch sử nợ tốt cần được tái cơ cấu khoản nợ, tiếp tục được vay để khôi phục sản xuất. Chính phủ nên kéo dài thời gian hỗ trợ doanh nghiệp, không chuyển nhóm nợ của doanh nghiệp đến năm 2022.

Ngoài ra, Hiệp hội DNNVV đề nghị, Chính phủ mở rộng đối tượng được hỗ trợ lãi suất ngân hàng sang các ngành như du lịch, khách sạn, vận tải - là nhưng ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng lại không trong nhóm được hỗ trợ; Chính phủ nên mở rộng đối tượng tham gia dịch vụ mua sắm công để DNNVV có thể tham gia, tạo thêm công ăn việc làm cho nhóm doanh nghiệp này.

Ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không cho biết, hàng không và du lịch là 2 ngành chịu tác động lớn từ dịch bệnh COVID-19.

"Ngành hàng không Việt Nam cũng như thế giới chưa bao giờ suy giảm nghiêm trọng như hiện nay. Theo dự báo, doanh thu của ngành hàng không thế giới sẽ giảm 40-50% so với năm 2019. Chính phủ các nước đã đưa gói cứu trợ lên tới 300.000 tỷ USD cho năm 2021. Theo dự báo, phải đến năm 2024 ngành hàng không thế giới mới thể hồi phục như năm 2019", ông Bùi Doãn Nề nói.

Ngành hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế trên nhưng có phần lạc quan hơn, được nhận định có thể hồi phục như năm 2019 vào năm 2022 và nằm trong Top 5 thị trường có khả năng hồi phục nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không cho biết, sau lần bùng phát dịch COVID-19 thứ 3 và thứ 4, ảnh hưởng nặng nề tới du lịch, hiện có tới 80-90% số máy bay không thể cất cánh. Tuy nhiên, để đảo bảo sẵn sàng trở lại, các hãng hàng không vẫn phải chi khoảng 100 tỷ/ngày để duy trì hoạt động. 

Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không, ông Bùi Doãn Nề cho biết, điều doanh nghiệp mong muốn nhất là thị trường sớm được khôi phục và cần được khôi phục một cách chủ động. "Muốn khôi phục được, quan trọng nhất là nhanh chóng có vaccine diện rộng; Chính phủ sớm hoàn thành các thủ tục để thừa nhận lẫn nhau về hộ chiếu vaccine, không để chậm chân so với các hãng hàng không khác và chậm hơn so với các nước trong khu vực", ông Bùi Doãn Nề nói.

Ngoài ra, ông Nề cho rằng, Chính phủ nên ban hành gói hỗ trợ lãi suất cho vay 25.000 tỷ đồng với các doanh nghiệp hàng không và kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ cho các doanh nghiệp tới năm 2022 để doanh nghiệp có định hướng dài hơn trong sản xuất, khắc phục khó khăn. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ